Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thái Nguyên: Những con đường mở lối thoát nghèo cho đồng bào vùng sâu Phú Lương

Trí Phương - 21:00, 13/11/2023

“Sống ở địa bàn miền núi có kể thì cũng không kể hết được khó khăn đâu. Nhưng từ khi Nhà nước làm cho bà con con đường để ra trung xã thuận lợi, thì cuộc sống đã khác rồi. Bà con có thể mang nông sản ra xã, ra huyện bán được giá cao hơn, cũng không phải lo có nhà nào trong xóm bị ngã tai nạn vì đường khó đi như trước kia nữa...", đó là chia sẻ rất mộc mạc của chị Vi Thị Tuyến, dân tộc Tày, một người dân tại xóm Bắc Bé, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) khi nói về hiệu quả của chương trình xây dựng NTM.

Cầu Đồng Cháy, xóm Đồng Cháy, xã Phủ Lý được xây dựng đã giúp việc đi lại, giao thương hàng hoá thuận tiện hơn
Cầu Đồng Cháy, xóm Đồng Cháy, xã Phủ Lý được xây dựng đã giúp việc đi lại, giao thương hàng hoá thuận tiện hơn

Mở rộng những cung đường

 Phú Lương là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên, toàn huyện có 15/15 xã đều thuộc vùng DTTS và miền núi. Toàn huyện có khoảng 51 nghìn người là DTTS, chiếm gần 51% tổng dân số toàn huyện. Trong đó, các xã như: Yên Trạch, Yên Ninh, Yên Đổ, Động Đạt, Yên Lạc, Phú Đô là những xã vùng sâu, vùng xa, có tỷ lệ đồng bào DTTS sinh sống cao.

 Những năm qua, nhờ sử dụng lồng ghép hiệu quả nhiều nguồn vốn, nhất là từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hàng trăm km đường giao thông nông thôn của huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã được xây dựng. Các công trình giao thông hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp người dân đi lại, sản xuất, buôn bán thuận lợi, góp phần giảm nghèo tại các xã miền núi còn nhiều khó khăn.

Chia sẻ về những tháng ngày khó khăn đã qua, chị Vi Thị Tuyến, dân tộc Tày, một người dân tại xóm Bắc Bé, xã Yên Ninh trải lòng: Khi chưa thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hạ tầng giao thông nông thôn của huyện Phú Lương rất khó khăn, nhiều tuyến đường liên xã, xóm, ngõ xóm vẫn là đường đất nhỏ, hẹp. Như ở xã Yên Ninh của chúng tôi, trước kia đường nhỏ, xấu lắm. Người dân đi lại, đem bán hàng hóa làm ra đi bán cũng rất khó khăn. 

"Nhưng từ khi Nhà nước làm cho bà con con đường để ra trung xã thuận lợi, thì cuộc sống đã khác rồi. Bà còn có thể mang nông sản ra xã, ra huyện bán được giá cao hơn, cũng không phải lo có nhà nào trong xóm bị ngã tai nạn vì đường khó đi như trước kia nữa", chị Tuyến chia sẻ thêm.

Giao thông khó khăn là tình trạng chung của không ít địa phương trên địa bàn huyện Phú Lương. Xóm Bản Héo (xã Yên Trạch), từng là một trong những xóm đặc biệt khó khăn; có 152 hộ dân với 645 nhân khẩu, trong đó trên 90% là người DTTS. Trước đây, đi từ trung tâm xã vào xóm vô cùng gian nan, bởi đường trục xóm, đường nhánh chưa được cứng hóa. Vào ngày mưa, đường lầy lội, trơn trượt, người dân đi lại càng vất vả bội phần, đời sống khó khăn.

Ông Vũ Đức Cảnh, Bí thư Chi bộ xóm Bản Héo, chia sẻ: Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, năm 2013, xóm được Nhà nước hỗ trợ xi măng để làm đường giao thông, bà con rất phấn khởi nên sẵn sàng hiến đất, góp tiền. Với sự đồng lòng của bà con, đoạn đường trục xóm đầu tiên đã được cứng hóa với chiều dài trên 660m. Trong những năm tiếp theo, nhiều đoạn đường trong xóm sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng. Hiện, toàn xóm có 2,4km đường được đổ bê tông phẳng phiu, rộng rãi.

Tương tự như thế, tại xóm người Dao Ba Họ, xã Yên Ninh, từ Quốc lộ 3 đến trung tâm xóm phải đi qua nhiều dốc cao và gập gềnh đá tảng. Đã bao năm qua, bà con nơi đây luôn phải chật vật, khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Giờ đây, người dân vô cùng phấn khởi khi sắp có đường bê tông đến trung tâm xóm.

Ông Hoàng Xuân Thăng, Trưởng xóm Ba Họ, cho biết: “Bao nhiêu năm nay, chúng tôi luôn mong mỏi có 1 con đường bê tông. Và đến nay, mong muốn đó sắp trở thành hiện thực, vì mới đây huyện đã phân bổ gần 15 tỷ đồng để cứng hóa 5,2km đường. Dự kiến công trình hoàn thành vào đầu năm sau”.

Hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, những năm qua, huyện Phú Lương đã triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, phân bổ lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn. Qua hơn 10 năm thực hiện, đến nay, gần 1.200km (hơn 70%) các tuyến đường liên xã, xóm, ngõ xóm trên địa bàn huyện Phú Lương đã được đổ bê tông.

Lãnh đạo huyện Phú Lương kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường lên xóm Ba Họ, xã Yên Ninh
Lãnh đạo huyện Phú Lương kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường lên xóm Ba Họ, xã Yên Ninh

Để làm được điều này, ngoài việc hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lương đã huy động gần 300 tỷ đồng từ các nguồn lực, người dân hiến gần 60.000m2 đất và hàng nghìn ngày công lao động để làm đường. Trong đó, từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện đã triển khai được 11 công trình giao thông, với tổng mức đầu tư trên 33,5 tỷ đồng. Toàn huyện cũng đã huy động Nhân dân đóng góp được 20,24 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, diện mạo vùng DTTS và miền núi, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Đến nay, trên 91% đường liên xã, trục xã; trên 75% đường trục xóm, liên xóm, ngõ xóm được cứng hóa; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm còn 5,62% trong tổng số hộ DTTS, giảm 1,88% so với năm 2021.

Bà Nguyễn Thúy Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương, chia sẻ: Khi thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM, huyện đã huy động nhiều nguồn lực khác nhau. Đến nay, 100% tuyến đường kết nối với đường tỉnh, quốc lộ được đổ bê tông, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và thông thương hàng hóa của người dân. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn để phát triển, hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 21:40, 13/05/2024
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 21:34, 13/05/2024
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 18:48, 13/05/2024
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 18:38, 13/05/2024
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 18:37, 13/05/2024
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 18:26, 13/05/2024
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 18:21, 13/05/2024
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.