Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thái Nguyên: Cải thiện tầm vóc trẻ từ mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng

Trang Diệp - 12:59, 20/10/2022

Những năm gần đây, tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được cải thiện; tuy nhiên ở một số địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, tỷ lệ SDD ở trẻ em vẫn còn cao. Với việc triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình “Không còn nạn đói đến năm 2025”, tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực nâng cao tầm vóc của trẻ, nhất là trẻ em người DTTS.

Năm 2021, mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tỉnh Thái Nguyên đã được triển khai tại xã Linh Thông, huyện Định Hóa.
Ngày 10/10/2022, dự án Xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp 3.000 con gà giống cho 30 hộ nghèo ở 7 xóm thuộc xã Liên Minh, huyện Võ Nhai 

Nhân rộng mô hình

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể cân nặng/tuổi chiếm 9,1%, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể chiều cao/tuổi là 12,7%, giảm 0,6% so với cùng kỳ...

Tuy nhiên, hiện nay, đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS của tỉnh còn không ít khó khăn nên vấn đề dinh dưỡng cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Trước thực trạng đó, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng tại một số địa phương có tỷ lệ trẻ SDD cao.

Năm 2021, Dự án Xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tỉnh Thái Nguyên đã được triển khai tại xã Linh Thông, huyện Định Hóa. Đối tượng thụ hưởng là 25 hộ đáp ứng các điều kiện: Có trẻ em dưới 5 tuổi; hộ có bà mẹ mang thai; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thiếu lương thực thực phẩm nhưng có điều kiện sản xuất. Dự án hỗ trợ cho 25 hộ nuôi gà mái giống ri lai L1HB/hộ tổng số là 3.000 con. Kinh phí thực hiện mô hình là 455 triệu đồng; trong đó Nhà nước hỗ trợ 350 triệu đồng, Nhân dân đóng góp công, chuồng trại, máng ăn với tổng trị giá 105 triệu đồng.

Trước khi triển khai, Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã Linh Thông đã tiến hành khảo sát lựa chọn từng hộ gia đình, tập huấn kỹ thuật, tổ chức cho đại diện các hộ tham gia chương trình tham quan học tập phát triển mô hình bền vững.

Đồng thời, cung ứng giống gà, thức ăn hỗn hợp giai đoạn 1, hỗ trợ sát khuẩn chuồng trại, tiêm phòng vắc xin theo đúng định mức kỹ thuật. Huyện Định Hóa cũng cử cán bộ thú y thường xuyên theo dõi và hướng dẫn các hộ tham gia mô hình chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Đàn gà của các hộ tham gia mô hình đạt tỷ lệ sống cao đạt trên 96%; sinh trưởng và phát triển tốt, được các hộ dân phấn khởi ghi nhận.

Các hộ tham gia dự án được hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất, tập huấn cho người dân về sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng hợp lý về sử dụng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng … qua đó, các hộ tham gia bước đầu đã có những thay đổi về nhận thức, biết cách sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ… Người dân đều có mong muốn được nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương khác.

Năm 2021, mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tỉnh Thái Nguyên đã được triển khai tại xã Linh Thông, huyện Định Hóa (Trong ảnh: Cung cấp thức ăn nuôi gà cho các hộ dân tham gia Dự án).
Năm 2021, mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tỉnh Thái Nguyên đã được triển khai tại xã Linh Thông, huyện Định Hóa (Trong ảnh: Cung cấp thức ăn nuôi gà cho các hộ dân tham gia Dự án).

Từ kết quả năm 2021, năm 2022, Dự án “Mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại tỉnh Thái Nguyên” tiếp tục được triển khai. Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã cấp 3.000 con gà giống cho 30 hộ nghèo thuộc 7 xóm trên địa bàn xã Liên Minh. Theo đó, mỗi hộ được nhận 100 con gà giống đã qua 14 ngày tuổi, đây là giống gà ri Hòa Bình. Ngoài cấp gà giống, các hộ còn được cấp 100% thức ăn công nghiệp, vật tư và thuốc thú y trong thời gian 3 tháng.

Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Dự án “Mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại tỉnh Thái Nguyên” nhằm tạo việc làm, đa dạng hóa sinh kế, góp phần đảm bảo lương thực, thực phẩm đủ dinh dưỡng, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là các hộ nghèo để từng bước giảm nghèo bền vững, hạn chế tình trạng tái nghèo; góp phần cùng xã Liên Minh phấn đầu hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2022 này.

Lan tỏa kiến thức về dinh dưỡng

Quan trọng hơn, thông qua mô hình, người dân tiếp cận được tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nuôi gà thịt nói riêng, chăn nuôi gia cầm nói chung; đồng thời kiến thức về bảo đảm dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày sẽ được nâng lên, góp phần kéo giảm tình trạng SDD ở trẻ. Thành công của mô hình triển khai ở Liên Minh là cơ sở để nhân rộng ở các xã khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Được biết, Liên Minh là xã vùng cao thuộc huyện Võ Nhai, với 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, trong đó đồng bào DTTS chiếm 58%. Những năm gần đây, với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã Liên Minh đã có nhiều chuyển biến trong phát triển kinh tế - xã hội; tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, nhiều gia đình cần được hỗ trợ để vươn lên trong cuộc sống.

Theo bà Vũ Thị Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Minh, trên địa bàn xã hiện vẫn còn 308 hộ nghèo và 75 hộ cận nghèo. Từ đầu năm đến nay, Ủy ban MTTQ huyện đã hỗ trợ 3 hộ nghèo của xã sửa chữa, xây mới nhà ở. Cùng với đó, UBND xã đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 300 lượt người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, qua đó trên 100 lao động địa phương đã tìm được việc làm mới.

Tăng cường tuyên truyền phòng chống SDD ở bà mẹ, trẻ em. (Trong ảnh: Cán bộ y tế cơ sở tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại xã vùng cao Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên).
Tăng cường tuyên truyền phòng chống SDD ở bà mẹ, trẻ em. (Trong ảnh: Cán bộ y tế cơ sở tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại xã vùng cao Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên).

Vấn đề trăn trở ở Liên Minh là do đời sống khó khăn, đại bộ phận người dân nơi đây chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo đảm dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày. Điều cần thiết với đồng bào là những kiến thức mới về cải thiện dinh dưỡng gắn với phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Trước thực tế đó, trong năm 2022 này, triển Khai Chương trình “Không còn nạn đói đến năm 2025”, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sẽ phối hợp với Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn I tổ chức lớp tập huấn về thực hành nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng ở xã Liên Minh. Qua tập huấn sẽ hướng dẫn người dân phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, tạo nguồn thực phẩm sẵn có và đa dạng tại hộ gia đình.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, lớp tập huấn tại xã Liên Minh, huyện Võ Nhai sẽ hướng dẫn người dân cách thức, thực hành sử dụng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng; sử dụng có hiệu quả lương thực, thực phẩm ở hộ gia đình, từ đó có thể áp dụng vào việc cải thiện, nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn gia đình góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc của trẻ em.

“Trong năm 2022, cùng với xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh thì sẽ có các lớp tập huấn được mở tại các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ/TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Việc tập huấn không chỉ giúp người dân tại địa phương thực hành nông nghiệp, bảo đảm dinh dưỡng mà còn giúp lan tỏa, nhân rộng được kiến thức, mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng ra các hộ dân khác, đáp ứng mục tiêu của Chương trình Không còn nạn đói tại Việt Nam đến năm 2025”, ông Thịnh thông tin.

Tin nổi bật trang chủ
Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sức khỏe - Minh Nhật - 13 phút trước
Sau khi ăn cỗ tại một đám cưới ở xã An Bá (Sơn Động, Bắc Giang), gần 60 người phải nhập viện điều trị với các triệu chứng đau bụng, nôn, chóng mặt, tiêu chảy.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 3 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 4 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 4 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham dự cùng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 4 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.