Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thái Lan có số ca mắc mới và tử vong/ngày cao nhất, làn sóng COVID-19 thứ 4 ở Hàn Quốc vẫn chưa đạt đỉnh

PV - 10:27, 07/08/2021

Đến sáng 7/8, thế giới có trên 202,2 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,28 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới. (Ảnh: AP)
Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới. (Ảnh: AP)

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19với gần 36,4 triệu ca mắc và hơn 632.400 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 90.700 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Mỹ ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong 6 tháng qua với hơn 100.000 ca mắc mới được công bố ngày 4/8, trong bối cảnh biến thể Delta hoành hành ở những bang có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 thấp. Trong tuần qua, tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại Mỹ tăng 33%, với mức trung bình khoảng 377 ca tử vong/ngày.

Chuyên gia hàng đầu tại Mỹ cảnh báo, số ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể tăng gấp 2 lần, lên 200.000 ca/ngày trong những tuần tới do biến thể Delta lây lan mạnh, trong khi số người chưa tiêm vaccine vẫn ở mức cao. Những người chưa tiêm vaccine đang chiếm gần 97% số ca mắc COVID-19 thể nặng.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 6/8, nước này ghi nhận 38.700 ca mắc mới COVID-19 và 616 trường hợp tử vong. Với con số này, tổng số ca tại Ấn Độ đã tăng lên hơn 31,89 triệu người và số bệnh nhân tử vong tăng lên 427.401 trường hợp.

Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 560.800 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 20 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Các nhà khoa học Anh đã công bố những kết quả nghiên cứu ban đầu về biến thể Delta. Biến thể Delta sản sinh lượng virus như nhau ở những người đã tiêm và chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Thông tin này cũng tương tự kết quả được Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố vào cuối tháng 7. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Anh nhấn mạnh, đây chỉ là những phân tích ban đầu và cần thực hiện thêm các nghiên cứu chuyên sâu khác. Nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ mắc COVID-19 và nguy cơ bệnh chuyển nặng.

Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) thông báo, tỷ lệ mắc COVID-19 tại vùng England đã giảm trong tuần kết thúc vào ngày 31/7. Theo đó, cứ 75 người lại có 1 người dương tính với virus SARS-CoV-2, trong khi tỷ lệ này cách đó 1 tuần là 1/65 người. Số liệu này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, số ca mắc COVID-19 đã giảm từ mức đỉnh vào ngày 17/7 với 54.674 người.

Kể từ ngày 11/8, những công dân Australia thường xuyên sống ở nước ngoài sẽ không được quay trở lại quốc gia cư trú tạm thời, trừ khi nhận được sự cho phép của Chính phủ liên bang. Giải thích về việc thay đổi quy định xuất cảnh nói trên, Chính phủ Australia nêu rõ, mọi công dân Australia giờ đây đều phải chứng minh một lý do "thuyết phục" cho việc đi ra khỏi lãnh thổ Australia.

Canberra cho rằng, đây là biện pháp giúp thắt chặt lỗ hổng nhằm giải quyết mối lo ngại về một số người thường xuyên đi lại giữa các quốc gia, đồng thời giúp giảm áp lực đối với khả năng kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của nước này. Hiện có khoảng 35.000 công dân Australia vẫn đang mắc kẹt ở nước ngoài và đã đăng ký để được trở về nước. Tuy nhiên, từ tháng 7, Canberra đã quyết định cắt giảm một nửa số người được phép hồi hương xuống còn 4.000 người/tuần.

Thái Lan ngày 6/8 ghi nhận số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 trong 24 giờ ở mức cao nhất từ trước đến nay với hơn 21.300 trường hợp mắc mới và 191 người không qua khỏi. Trong khi đó, gần 100.000 bệnh nhân ở thủ đô Bangkok, tâm dịch của đợt bùng phát này, hiện đang cách ly tại nhà nhằm giảm tải cho các bệnh viện. Để hỗ trợ cho các bệnh nhân cách ly tại nhà ở Bangkok, Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan đã thành lập một nhóm gồm 60 người đi xe gắn máy cung cấp thuốc điều trị, dụng cụ y tế, khẩu trang và dung dịch khử trùng cho các bệnh nhân này.

Hiện tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay ở Thái Lan là 714.684 người, trong đó có 5.854 bệnh nhân thiệt mạng.

Ngày 6/8, Thái Lan ghi nhận số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 cao kỷ lục. (Ảnh: AP)
Ngày 6/8, Thái Lan ghi nhận số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 cao kỷ lục. (Ảnh: AP)

Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia thông báo, nước này ghi nhận thêm 588 ca mắc mới, mức cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này. Theo Bộ trên, các ca mắc mới gồm 423 người lây nhiễm trong cộng đồng và 165 trường hợp nhập cảnh. Campuchia cũng báo cáo thêm 19 ca tử vong do COVID-19. Bên cạnh đó, nước này xác nhận thêm 67 ca nhiễm biến thể Delta tại Phnom Penh và các tỉnh Preah Vihear, Kampong Thom, Steung Treng, Oddar Meanchey, Siem Reap, Kampong Cham, Banteay Meanchey và Svay Rieng, trong đó có 24 ca lây nhiễm cộng đồng.

Như vậy, tính đến ngày 6/8, Campuchia phát hiện tổng cộng 327 ca nhiễm biến thể Delta. Từ chỗ chỉ có các ca nhập cảnh nhiễm biến thể Delta, biến chủng nguy hiểm này đã bắt đầu lây lan trong cộng đồng tại nhiều địa phương, buộc chính quyền Campuchia phải mạnh tay áp dụng các biện pháp phong tỏa tại chỗ khi phát hiện ca nhiễm mới. Hiện nay, ở Campuchia, tổng số ca tử vong do COVID-19 là 1.526 người trong tổng số 80.813 trường hợp mắc COVID-19, 74.045 bệnh nhân đã phục hồi.

Bộ Y tế Lào cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 267 ca mắc mới COVID-19, trong đó 257 hành khách nhập cảnh được cách ly ngay và 10 người lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, số ca lây nhiễm trong cộng đồng ghi nhận trong một ngày tại Lào vẫn ở mức hai con số. Đến nay, tổng số ca mắc COVID–19 tại Lào đã tăng lên 7.778 trường hợp, trong đó có 7 người tử vong.

Trước tình hình số người mắc COVID-19 liên tục tăng trong thời gian gần đây, chủ yếu là lao động Lào trở về từ các nước láng giềng, Chính phủ nước này chỉ đạo tiếp tục phong tỏa thủ đô Vientiane. Một số địa phương cũng tuyên bố thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhằm phòng ngừa sự lây lan của dịch COVID-19 như Savannakhet, Luang Prabang, Bokeo… Lào đang mở rộng các cơ sở cách ly để tiếp nhận số lượng lớn người lao động trở về nước, tổ chức cách ly tập trung thêm 14 ngày đối với lao động về nước vừa hoàn thành thời gian cách ly ở các trung tâm tại các tỉnh biên giới.

Ngày 6/8, Bộ Y tế Philippines thông báo, nước này đã ghi nhận 10.623 ca mới mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, mức tăng cao nhất theo ngày trong gần 4 tháng qua. Ngoài ra, Philippines công bố thêm 247 ca tử vong do COVID-19. Kể từ khi dịch bùng phát, Philippines đã ghi nhận tổng cộng trên 1,63 triệu bệnh nhân, bao gồm 28.673 người tử vong, đứng thứ hai tại khu vực Đông Nam Á về số trường hợp mắc và thiệt mạng do COVID-19.

Thủ đô Manila của Philippines đã bị áp đặt phong tỏa trở lại trong bối cảnh giới chức thành phố đang nỗ lực làm giảm tốc độ lây lan của biến thể Delta và nới lỏng áp lực đối với các bệnh viện, đồng thời tránh gây tác động tiêu cực tới hoạt động kinh tế. Cụ thể, trong 2 tuần tới, chỉ có các cơ sở kinh doanh thiết yếu mới được phép hoạt động và người lao động trong lĩnh vực chủ chốt mới được phép ra ngoài. Việc tập thể dục bên ngoài được phép, nhưng lệnh giới nghiêm ban đêm kéo dài 8 giờ vẫn có hiệu lực.

Quan chức cấp cao của Bộ Y tế Malaysia Hishamshah Mohd Ibrahim cho biết, biến thể Delta đã trở nên phổ biến, dẫn tới sự gia tăng số ca mắc COVID-19 tại nước này. Phát biểu tại cuộc họp báo do Bộ Y tế Malaysia tổ chức, ông Hishamshah cho biết, từ kết quả giải mã trình tự gene được Viện Nghiên cứu y học (IMR) và các phòng thí nghiệm khác thực hiện, biến thể Delta đã trở thành dòng virus lây nhiễm chính tại nước này. So với chủng virus ban đầu với tỷ lệ lây nhiễm chỉ là 2,5, biến thể Delta được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn nhiều khi một người có thể lây nhiễm cho 8 người.

Malaysia lại ghi nhận 1 kỷ lục buồn, số ca nhiễm mới tại nước này đã lập đỉnh ngày thứ 3 liên tiếp với gần 21.000 ca mắc mới được ghi nhận rrong 24 giờ qua. Trong số 1.000 ca tử vong được báo cáo hàng tuần, có tới 80 - 100 trường hợp đã tử vong trước khi được xác định dương tính. Số liệu này liên tiếp tăng trong những tuần qua. Trong khi đó, có tới 60% số người nhiễm bệnh là không có triệu chứng, 30% có triệu chứng nhẹ.

Trong khi đó, từ tuần tới, Singapore sẽ nới lỏng một số hạn chế phòng dịch và hạn chế nhập cảnh với lao động nước này sau khi số người tiêm chủng đã gần đạt 70% dân số. Những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine có thể dùng bữa tại các nhà hàng theo nhóm 5 người từ 10/8. Giới hạn tụ tập được nâng lên 5 người thay vì 2 người như hiện nay. Singapore cũng sẽ phê duyệt nhập cảnh cho người có thị thực lao động đã được tiêm phong đầy đủ từ ngày 10/8 tới. Trước đó, nhiều lao động nước ngoài đã không thể nhập cảnh do các hạn chế phòng dịch được áp dụng ở nước này từ năm 2020.

Tại Nhật Bản, chính quyền vùng thủ đô Tokyo ngày 6/8 cho biết, khu vực này đã ghi nhận 4.515 ca mới trong 24 giờ qua, trong khi đó tỉnh Osaka cũng chứng kiến con số buồn khi có tới 1.310 ca mới trong bối cảnh mối quan ngại gia tăng về nguy cơ hệ thống y tế tại Nhật Bản bị quá tải. Đây là ngày thứ hai liên tiếp thủ đô Tokyo ghi nhận số ca mới ở mức cao (một ngày trước là 5.042 ca).

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biến, dựa trên diễn biến dịch bệnh, Chính phủ Nhật Bản cùng Ủy ban Olympic quốc tế, Ủy ban Paralympic quốc tế và Ủy ban Olympic nước chủ nhà sẽ tiến hành một cuộc họp để quyết định liệu có cho phép khán giả đến xem Paralympic hay không. Dự kiến, cuộc họp này sẽ diễn ra sau khi Olympic kết thúc vào ngày 8/8.

Trong bối cảnh biến thể Delta đang lây lan mạnh, hồi đầu tuần này, Chính phủ Nhật Bản đã gia hạn tình trạng khẩn cấp và quyết định đưa thêm một số tỉnh vào danh sách khu vực phòng dịch trọng điểm. Cụ thể, thêm 8 tỉnh đã được đưa vào danh sách 13 địa phương cần thực hiện các biện pháp trọng điểm phòng dịch, 6 địa phương khác được ban bố tình trạng khẩn cấp. Các tỉnh nằm trong danh sách bổ sung đợt này gồm Fukushima, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Shizuoka, Aichi, Shiga và Kumamoto. Những biện pháp phòng dịch trọng điểm sẽ có hiệu lực đến ngày 31/8.

Quyết định trên được đưa ra khi tình hình COVID-19 tại Nhật Bản được cho là trong giai đoạn trầm trọng nhất từ trước đến nay, số ca nhiễm COVID-19 tại các địa phương của Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt mức 15.000 người/ngày.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 124 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, gồm 80 người lây nhiễm trong cộng đồng và 44 trường hợp nhập cảnh. Theo NHC, trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, 61 người được phát hiện ở tỉnh Giang Tô, 9 ở Hồ Nam, 6 ở Hồ Bắc, trong khi vùng Nội Mông, Hà Nam, Hải Nam và Vân Nam mỗi nơi ghi nhận 1 trường hợp.

13 ca nhập cảnh được ghi nhận ở tỉnh Quảng Đông, Vân Nam 10 ca, Thượng Hải và Sơn Đông (Shandong) mỗi nơi 8 trường hợp, Tứ Xuyên và Thiểm Tây mỗi nơi 2 người và Thiên Tân 1 ca. Như vậy, đến nay, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 93.498 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.636 ca tử vong.

Ngày 6/8, giới chức y tế Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo rằng, phải mất nhiều thời gian nữa làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở nước này mới lên tới đỉnh điểm và các đơn vị chăm sóc đặc biệt đang phải nỗ lực để xử lý số bệnh nhân nặng ngày một tăng. Không giống các làn sóng lây nhiễm trước đây, những bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nguy kịch lần này ở Hàn Quốc chủ yếu ở độ tuổi dưới 60. Chỉ riêng 2 tháng qua, có tới 99% bệnh nhân COVID-19 nặng hoặc nguy kịch là dưới 60 tuổi và chưa được tiêm chủng. Giới chức Hàn Quốc nhấn mạnh không có cách nào để xoay chuyển tình thế ngoài việc tuân thủ các quy tắc y tế công cộng và tiêm chủng nhanh chóng. Hàn Quốc cũng đã quyết định gia hạn các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất đến 22/8 tới.

Phát biểu tại một cuộc họp ngắn diễn ra cùng ngày, Phó Giám đốc Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) Kwon Jun-wook đã nhấn mạnh rằng, Hàn Quốc đang phải đối mặt với sự gia tăng số ca nhiễm mới hàng ngày lớn nhất, có thể là lâu nhất và hiện vẫn chưa phải là đỉnh dịch. Ông cho rằng, vẫn còn "một chặng đường dài trước khi đạt đỉnh và hiện chúng ta vẫn đang ở quỹ đạo đi lên".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 8 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 9 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.