Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tây nguyên sau những đợt đồng bào hồi hương tránh dịch: Cứu cánh từ vụ cà phê được mùa, được giá (Bài 2)

L.Hường - P.Trọng - T.Dung - 17:16, 05/11/2021

Những ngày này, trên địa bàn Tây nguyên không ít người vừa hồi hương lại quyết định xuôi về các tỉnh phía Nam làm việc, với hy vọng có việc làm và thu nhập ổn định, tương lai tươi sáng. Những người ở lại cũng đang tìm được niềm vui trên nương rẫy, bởi Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch cà phê và cà phê năm nay được mùa, được giá nên thị trường lao động thu hái cà phê cũng rộng mở đón chào.

Cà phê Tây Nguyên được mùa, người trồng cần nhân công thu hái
Cà phê Tây Nguyên được mùa, người trồng đang rất cần nhân công thu hái

Tín hiệu lạc quan trong gian khó

Trở về quê chưa tìm được việc làm mới, song anh Y Sang Mlo ở xã Ea M’đroh, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) cũng tìm được niềm vui trên nương rẫy. Gia đình anh cũng có mấy sào trồng cà phê, nhưng mấy năm nay giá xuống thấp, thu chẳng đủ chi, nên hai vợ chồng nhờ ông bà ngoại chăm sóc rồi xuống Bình Dương làm công nhân.

Anh Y Sang tâm sự: Đi làm công nhân có đồng lương ổn định, vợ chồng tiết kiệm cũng dư chút ít để nuôi con, tích lũy ít vốn đầu tư vườn rẫy, nhưng công việc vất vả và cũng không ổn định vì không có hợp đồng lao động gì cả. Mấy tháng mất việc, tay trắng trở về, cũng may còn rẫy cà phê để thu hoạch, năng suất không cao nhưng bù lại năm nay được giá, cuộc sống trước mắt coi như tạm ổn. Đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình cũng cần vốn, nên sắp tới vợ chồng mình phân chia 1 người đi, 1 người ở lại chăm sóc rẫy nương.

Tương tự, khi giá cà phê trượt dốc, đầu tư chi phí nhiều mà thu lại chẳng được bao nhiêu, kinh tế gia đình ngày càng khốn khó, chị Siu Bat ở làng O Gia, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã bàn bạc với chồng để xuống Bình Dương xin đi làm công nhân, mong cuộc sống cải thiện hơn. 

Chia sẻ với chúng tôi, chị Siu Bat thở dài: "Rẫy nhà mình không có nhiều, chỉ có mấy sào cà phê bố mẹ cho. Mấy năm liên tiếp giá cà phê xuống thấp quá, thu hoạch xong trả tiền phân bón chẳng nuôi được 4 miệng ăn. Giao lại rẫy cho chồng ở lại chăm lo, mình và con gái lớn đi làm công nhân cho một công ty gỗ ở Bình Dương. Mất việc trở về nhà, may còn có rẫy cà phê, năm nay giá cà phê cao coi như đỡ lo một phần. Chờ cà phê chín rộ, mình và con gái đi hái thuê còn chồng thu vén rẫy ở nhà".

Theo báo cáo, huyện Ia Grai có tổng diện tích cây cà phê hơn 18.000 ha, hiện nay đã đến mùa thu hoạch. Theo tính toán ban đầu, huyện Ia Grai đang thiếu khoảng 7.000 lao động phục vụ cho mùa thu hái cà phê.

Ông Lê Ngọc Quý, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho biết: Trước mắt, để bảo đảm việc làm cho các công dân về từ vùng dịch, chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng những lao động này trong 1,5 tháng thu hái. Sau khi thu hoạch xong cà phê, ra Tết sẽ tới vụ thu hoạch điều, về cơ bản vấn đề việc làm đã được giải quyết. Với lợi thế diện tích cây công nghiệp như cà phê, tiêu, điều là cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn, dự kiến giá các mặt hàng nông sản trên địa bàn huyện hiện nay tương đối cao, bà con trở về từ vùng dịch cơ bản đã có  việc làm, thu nhập ổn định.

Tây Nguyên bước vào vụ cà phê mới
Tây Nguyên bước vào vụ cà phê mới

Niềm vui kép từ cà phê

Mùa cà phê mới đang mang lại niềm vui kép, không chỉ cho người trồng cà phê, mà người lao động cũng ổn định cuộc sống từ việc thu hái cà phê thuê.

Rời Long An, gia đình anh Ksor Tho ở làng Ku Tong, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai trở về quê sau 3 tháng mất việc, tài sản có giá trị duy nhất là chiếc xe máy cũng phải mang cầm cố để có tiền trang trải.

Anh Ksor Tho ngậm ngùi nói: Được chính quyền, bà con hỗ trợ nhu yếu phẩm, tiền mặt gia đình thực hiện cách ly nghiêm theo quy định. Giờ lại được xã quan tâm, thành lập các tổ thu hái cà phê, liên hệ để chúng tôi có việc làm đều. Một ngày công hai vợ chồng kiếm được 5 - 7 trăm nghìn đồng chứ không ít.

Ông Ngô Khôn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Ia Pếch cho biết: Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân về từ vùng dịch thực hiện cách ly an toàn, hiệu quả, địa phương cũng rất trăn trở chuyện giải quyết việc làm. Theo đó, xã họp thống nhất thành lập mỗi thôn, làng 1 - 2 tổ thu hái cà phê. Những người hoàn thành cách ly có nhu cầu sẽ lập danh sách tạo việc làm trên địa bàn xã, thôn, làng, sau đó tạo điều kiện để tham gia thu hái cà phê các địa bàn lân cận bên cạnh.

Toàn xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) cũng có gần 1.500 ha cà phê. Đây là cà phê cây trồng chủ lực của ngành Nông nghiệp ở địa phương, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết một lượng lớn việc làm.

Ông Lê Văn Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Đắk Wer cho biết: Năm nay, cà phê được mùa, được giá, người nông dân rất phấn khởi. Ở thời điểm này giá cà phê đang lên đỉnh điểm, nên người nông dân cũng đang tập trung thu hoạch. Vì vậy, nhu cầu nguồn lao động thu hái cà phê cũng tăng lên đáng kể. Nhiều lao động hồi hương sau khi hoàn thành cách ly dễ dàng có công việc, thu nhập từ công việc này.

Theo tính toán của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, toàn tỉnh có hơn 120.000 ha cà phê và sẽ cần khoảng 13 triệu ngày công phục vụ thu hái. Tuy nhiên, lực lượng lao động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Trước nhu cầu thiếu nhân công hái cà phê, Sở NN&PTNT tỉnh đề nghị Sở LĐTB&XH chỉ đạo các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện, thành phố rà soát, hỗ trợ, hướng dẫn các đối tượng chưa có việc làm tiếp cận thông tin, thành lập các tổ nhóm phục vụ thu hoạch cà phê tại các địa phương.

Ông Hồ Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện CưJút cho biết: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, huyện đang khuyến khích người dân phát huy nguồn lao động tại chỗ theo hình thức đổi công trong khu vực “vùng xanh”.  Năm ngoái một số chủ vườn cà phê ở địa phương thuê người hái khoán với giá 1.100 đồng/kg cà phê tươi. Năm nay, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, chủ vườn khoán công với giá 1.500 đồng/kg. Một số vườn sai quả, nếu hái nhanh thì mỗi ngày cũng được hơn 500.000 đồng, thậm chí là 700.000 đồng/người/ngày. 

Dù bức tranh về việc làm, thu nhập cho lao động hồi hương với gam màu sáng, với chiều hướng tích cực, nhưng nhìn từ thực tế, đây mới chỉ là giải quyết khó khăn trước mắt, về lâu dài, để người dân an cư lạc nghiệp tại quê hương, các cấp chính quyền vẫn phải tiếp tục xem xét để có những giải pháp việc làm, thu nhập, cũng như chính sách an sinh cụ thể sát với thực tế...

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Công bố 2 thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực Văn hóa

Công bố 2 thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực Văn hóa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 696/QĐ-BVHTTDL công bố 2 thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/4/2025.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Thêm nhịp cầu nối những bờ vui

Thêm nhịp cầu nối những bờ vui

Nhịp cầu nhân ái - Minh Đức - 6 phút trước
Ngày 2/4, tại xã Đồng Tiến (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang), Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Hà Giang đã phối hợp Huyện đoàn Bắc Quang, chính quyền xã Đồng Tiến và các nhà tài trợ tổ chức khánh thành công trình xây dựng cầu dân sinh Dr. Thành Sơn 10, tại thôn Cổng Đá.
Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 18 phút trước
Bộ trưởng Bộ Công an vừa có khen thưởng đột xuất các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam tham gia phá vụ án người chồng sát hại vợ, rồi phi tang thi thể nạn nhân.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...