Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tập trung lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Hoàng Thanh - 10:09, 25/12/2020

Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp đang là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững của nước ta. Để ‘biến nguy thành cơ” thì một trong những yêu cầu cấp bách là đưa nội dung phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT – Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT để rõ hơn vấn đề này.

Ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT
Ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT

Tình hình thiên tai ngày càng diễn biến khốc liệt, dị thường. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Nhìn lại năm qua có thể thấy sự khốc liệt, cực đoan, bất thường của thời tiết ngày càng không theo quy luật. Đặc biệt, từ cuối tháng 9 và trong tháng 10/2020, các tỉnh miền Trung và Bắc Tây Nguyên đã chịu ảnh hưởng rất lớn của tình trạng bão lũ, sạt lở đất rất nghiêm trọng.

Cụ thể, chỉ trong thời gian ngắn khu vực này đã đón 9 cơn bão (từ số 5 đến số 13) và 2 áp thấp nhiệt đới gây ra mưa đặc biệt lớn, lũ lịch sử. Đặc biệt, cơn bão số 9 đi vào biển Đông sáng 26/10, đổ bộ vào đất liền vào trưa ngày 28/10 là cơn bão lớn nhất trong 20 năm qua và đổ bộ ngay sau khi khu vực miền Trung vừa bị tổn thương rất nặng nề do mưa bão và lũ lụt trước đó.

Đáng chú ý, thời gian vừa qua tình trạng ngập lụt đã xảy ra trên diện rộng. Thời điểm cao nhất vào ngày 12/10 và 19/10 có trên 317 nghìn hộ (với 1,2 triệu nhận khẩu) bị ngập lụt tại 7 tỉnh, từ Nghệ An vào đến Quảng Nam và kéo dài (nơi dài nhất 15 ngày). Trong đó, Quảng Bình là tỉnh bị ngập lớn nhất với trên 109 nghìn hộ (437 nghìn nhân khẩu), có nơi ngập sâu 2 – 3m (tại các huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh).

Đặc biệt, các đợt bão chồng bão và mưa, lũ lớn liên tục gây ra nhiều vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng, nhất là tại Thủy điện rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 Phong Điền (Thừa Thiên – Huế); Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 Hướng Hóa (Quảng Trị); Trà Leng, Trà Vân (huyện Nam Trà My) và Phước Lộc (huyện Phước Sơn) của tỉnh Quảng Nam. Các vụ sạt lở đất đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân và hàng chục cán bộ, chiến sỹ.

Ông đánh giá như thế nào về tác động của thiên tai tới những nỗ lực tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo của đất nước, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số?

Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác phòng chống, ứng phó nên chúng ta đã giảm thiểu được thiệt hại về người do thiên tai. Nhưng tác động của thiên tai đối với nền kinh tế là vô cùng lớn. Như năm 2020 này, thiên tai đã gây thiệt hại về kinh tế trên 37.400 tỷ đồng, cùng với đó là nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh đã bị phá hủy.

Bên cạnh những thiệt hại về vật chất nêu trên, thiên tai còn làm ảnh hưởng sức khỏe, môi trường sống, đình trệ sản xuất, giảm thu nhập của Nhân dân, cản trở giao thương, làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ thiết yếu tại nhiều khu vực, kéo theo rất nhiều hệ lụy cho xã hội.

Sau mỗi đợt thiên tai, người dân đối diện với vô vàn khó khăn, nhất là phải chật vật đối phó với tình trạng môi trường bị ô nhiễm v.v… Đặc biệt là đối với người dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Sau mưa bão, nhiều bản làng ở địa bàn này đã bị chia cắt, cô lập nhiều ngày. Các nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm, liên lạc,… bị gián đoạn, rất khó khăn cho công tác cứu trợ đồng bào.

Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng hiện nay công tác PCTT ở cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế. Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Phải khẳng định, do tác động của biến đổi khí hậu, bão, mưa lũ ngày càng cực đoan, bất thường, phạm vi rộng, cường suất lớn. Bên cạnh các yếu tố khách quan trên thì cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan cần được rút kinh nghiệm sâu sắc.

Sau mưa lũ, nhiều bản làng vùng đồng bào DTTS và miền núi bị cô lập, chia cắt
Sau mưa lũ, nhiều bản làng vùng đồng bào DTTS và miền núi bị cô lập, chia cắt

Một vấn đề cần lưu ý là, thời gian qua, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ công tác PCTT gồm hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa, các công trình thủy lợi, khu neo đậu tàu thuyền, hậu cần nghề cá và đường cứu hộ, cứu nạn,… đã từng bước được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả, tuy nhiên còn chưa đáp ứng được so với thực tiễn. Đợt mưa lũ vừa qua ở miền Trung đã chứng minh, sự khốc liệt của thiên tai đã vượt quá khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, nhận thức, mức độ quan tâm của chính quyền và người dân về PCTT một số nơi vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, hệ thống tổ chức bộ máy PCTT và tìm kiến cứu nạn hầu hết là kiêm nhiệm, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu trang thiết bị chuyên dùng, công cụ hỗ trợ theo dõi, giám sát chỉ đạo điều hành,... dẫn đến lúng túng, bị động trong ứng phó, khắc phục hậu quả đối với tình huống thiên tai lớn, trên diện rộng.

Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát, phân tích thiên tai, công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành và cứu hộ cứu nạn còn đang hạn chế, nhất là đối với loại hình thiên tai lũ quét, sạt lở đất. Việc quan tâm đầu tư cũng như đào tạo, nâng cao năng lực cộng đồng, truyền thông ở cấp cơ sở để thực hiện phương châm “4 tại chỗ” còn rất hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao khi có tình huống xảy ra, nhất là trong các tình huống thiên tai lớn.

Có ý kiến cho rằng, hiện nhiều địa phương vẫn chưa đưa nội dung phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

Điểm đ, Mục 3, Điều 15 của Luật Phòng chống thiên tai đã quy định việc lòng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT về hướng dẫn lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế - xã hội của cả nước, các Bộ, ngành và các địa phương.

Một trong những nguyên tắc lồng ghép là ưu tiên các công trình đa mục tiêu, kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, hướng tới phát triển bền vững và đối tượng dễ bị tổn thương trong lồng ghép nội dung PCTT. Tuy nhiên, hiện việc lồng ghép này ở các địa phương chưa thực sự tốt, đặc biệt là trong việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tế là, trong khi khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, nhất là công trình PCTT tai còn hạn chế thì ở các địa phương hiện có không ít công trình khi đầu tư xây dựng đã không tính đến việc lồng ghép nội dung PCTT, làm gia tăng rủi ro thiên tai như: Bố trí dân cư vào vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét; xây dựng công trình giao thông chưa phù hợp cản lũ; xây dựng, công trình không tính đến an toàn cho dân cư. Có địa phương xây dựng hồ trên đỉnh đồi, bị vỡ do mưa lớn làm thiệt hại về người và tài sản…

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT do Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT (thứ tư từ phải sang) làm Trưởng đoàn đi khảo sát khu tái định cư tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Ảnh: Tổng cục PCTT
Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT do Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT (thứ tư từ phải sang) làm Trưởng đoàn đi khảo sát khu tái định cư tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Ảnh: Tổng cục PCTT

Theo ông, việc đưa nội dung phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai vào kế hoạch đầu tư trung hạn có ý nghĩa như thế nào?

Một vấn đề cần đặt lâu nay trong công tác PCTT là, kinh phí Ngân sách Nhà nước cho khắc phụ hậu quả thiên tai và tái thiết sau thiên tai mặc dù Chính phủ đã rất quan tâm song còn ở mức thấp so với yêu cầu. Nguồn kinh phí chủ yếu đang dựa vào Ngân sách Nhà nước, chưa thực hiện được bảo hiểm rủi ro thiên tai. Việc tiếp nhận hỗ trợ từ các nguồn kinh phí của xã hội, các tổ chức quốc tế còn nhiều bất cập, đang là những khó khắn lớn của quá trình khắc phục, tái thiết sau thiên tai.

Theo dự báo của các cơ quan quốc tế và trong nước, tác động của BĐKH, nước biển dâng làm cường độ thiên tai trung bình có xu thế gia tăng, tần suất thiên tai lớn xuất hiện dày hơn, xuất hiện nhiều đợt thiên tai cực đoan trái so với quy luật trước đây.

Do đó, để PCTT hiệu quả, bên cạnh xây dựng quy hoạch mang tầm chiến lược thì phải tăng cường nguồn lực cho PCTT và cứu hộ cứu nạn; ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động PCTT, trong đó tập trung xử lý các trọng điểm đê điều xung yếu, nhất là trên các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt; sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi; xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực xung yếu; chủ động di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất gắn với sinh kế bền vững. Chủ động lồng ghép đầu tư công trình PCTT trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đối với khu vực trung du và miền núi, là khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số thì biện pháp PCTT chủ yếu là né tránh và thích nghi. Những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tính đến yếu tố tác động của biến đổi khí hậu. Giai đoạn 2021 – 2025, một trong những dự án đáng chú ý đang được xây dựng là dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số - CRIEM”, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 2 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 4 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 9 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 9 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 9 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 9 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.