Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tạo động lực để đồng bào các DTTS ở Mường Nhé vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương

Hồng Phúc (thực hiện) - 10:50, 03/12/2023

Với đặc thù là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, những năm gần đây, nhờ nỗ lực triển khai tốt các chính sách dân tộc và các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống người dân huyện Mường Nhé (Điện Biên) đang ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng huyện trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên.Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé
Ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé

PV: Là địa phương có nhiều dân tộc theo các tôn giáo khác nhau, năm 2011, Mường Nhé từng là điểm nóng về các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước. Nhớ lại sự kiện Mường Nhé, để thấy những thay đổi hiện nay ở huyện là rất lớn, rất quý báu. Xin ông chia sẻ, trong những năm qua việc thực hiện chính sách về dân tộc, tôn giáo được Mường Nhé triển khai như nào để đáp ứng nguyện vọng của bà con sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng đúng theo quy định của pháp luật?

Ông Bùi Minh Hải: Tính đến nay trên địa bàn huyện Mường Nhé có 9/11 xã có người theo đạo; 71 bản; 103 điểm nhóm với: 4.107 hộ, 23.558 khẩu theo đạo, chiếm 47,06% dân số toàn huyện. Có 6/10 dân tộc theo tôn giáo thuộc các dân tộc: Kinh, Mông, Sán Chỉ, Dao, Hà Nhì, Hoa (Xạ Phang). Toàn huyện hiện có 82/103 điểm nhóm đạo được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo. Thời gian qua, trên địa bàn huyện còn tồn tại các loại “tà đạo”: “Bà Cô Dợ”, “Đức Chúa trời toàn năng”.

Trong những năm qua huyện đã thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, cụ thể: Cử cán bộ, chiến sĩ xuống cơ sở kịp thời nắm bắt và phản ánh diễn biến, tư tưởng, nguyện vọng của đồng bào có đạo qua đó có giải pháp giải quyết đúng đắn kịp thời các vấn đề bức xúc phát sinh để ngăn chặn các phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền luận điệu xấu, gây chia rẽ đoàn kết trong Nhân dân. Thường xuyên tổ chức các Hội nghị đối thoại với trưởng các điểm nhóm, với những người có uy tín trong đồng bào có đạo.

Ngoài ra, huyện thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên các điểm nhóm vào các dịp lễ, tết để đồng bào các tôn giáo thêm phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quan tâm giải quyết nhu cầu chính đáng của đồng bào có đạo, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo; thực hiện nhiều giải pháp trong tuyên truyền, vận động xóa bỏ tà đạo. Đến nay trên địa bàn huyện cơ bản không còn các tà đạo trên.

PV: Huyện Mường Nhé đã và đang triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng báo dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Các chương trình này đã đạt được những kết quả gì nổi bật ?

Ông Bùi Minh Hải: Việc triển khai các chương trình MTQG tại huyện Mường Nhé đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6,88%/năm; Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 81,81%. 100% trạm y tế xã được xây dựng kiên cố; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Về giáo dục, tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,9%, học sinh trong độ tuổi tiểu học đạt 99,7%, học trung học cơ sở 98,1%, học trung học phổ thông đạt 60,8%. Lao động trong độ tuổi được qua đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu đạt 69,21%.

Về xây dựng nông thông mới, tính đến thời điểm hiện nay, Mường Nhé không còn xã dưới 5 tiêu chí, các tiêu chí ngày càng tăng lên theo từng năm. Cụ thể tính đến 30/9/2023 bình quân số tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt 10,09 tiêu chí/xã; đã có 01 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2020 (xã Sín Thầu). Huyện đang tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã rà soát đánh giá, lập hồ sơ đề nghị công nhận thôn, bản nông thôn mới; tính đến nay bình quân số tiêu chí nông thôn mới cấp thôn, bản trên địa bàn huyện đạt 5,8 tiêu chí/bản. 

Người dân xã Mường Toong, huyện Mường Nhé về nơi ở mới
Người dân xã Mường Toong, huyện Mường Nhé về nơi ở mới

PV: Ông đánh giá thế nào về tác động của các Chương trình mục tiêu quốc gia đối với đời sống Nhân dân tại huyện Mường Nhé?

Ông Bùi Minh Hải: Quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân các dân tộc tham gia tích cực. Việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã đóng góp tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo thôn, bản trên địa bàn huyện, đặc biệt là với kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển nông thôn của huyện.

Các Chương trình MTQG được triển khai đồng bộ đã tạo cơ hội và điều kiện để các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện ngày được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người hằng năm đều tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.

Mường Nhé từng bước xây dựng trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên
Mường Nhé từng bước xây dựng trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên

PV: Xin ông cho biết, từ nay đến hết năm huyện Mường Nhé xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nào?

Ông Bùi Minh Hải: Trong tháng cuối năm, huyện tiếp tục nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, người đứng đầu. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Cụ thể, về kinh tế: Phấn đấu cả năm 2023 vượt thu 30% dự toán được HĐND huyện giao; xây dựng nông thôn mới: đạt trung bình từ 10,5 tiêu chí/xã. Về xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia còn là 49,08%. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm tại Nghị quyết số 11-NQ-HU ngày 20/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị năm 2023. Bám sát các nghị quyết chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ của Đảng bộ huyện khóa V.

Thứ hai: Thực hiện tốt quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn, tích cực đôn đốc xử lý nợ đọng thuế. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để tập trung hoàn thành các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới năm 2023.

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, nhất là hỗ trợ định canh, định cư, đất ở, đất sản xuất, nhà ở đối với dân tộc thiểu số và hộ nghèo; đặc biệt hoàn thành việc thực hiện hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hỗ cận nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ. Tập trung triển khai các chương trình, dự án để tạo giải quyết việc làm ổn định cho người lao động.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục; rà soát, sắp xếp bố trí đủ giáo viên dạy học. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và đẩy mạnh hoạt động tiêm chủng. Tiếp tục đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa. Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, phát triển du lịch của huyện. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn; tập trung đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, để người dân yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế.

Thư tư: Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của Pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. Nâng cao hiêu quả công tác tuyên truyền để người dân nâng các ý thức trách nhiệm trong việc bảo về môi trường đặc biệt là ý thức bảo về nguồn nước và xử lý rác thải.

Trân trọng cảm ơn ông! 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Xã hội - Lê Hồng - 6 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu để xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 7 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.