Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tân Kỳ (Nghệ An): Đồng bào Công giáo “sống tốt đời đẹp đạo”

Khánh Ngân - 06:57, 11/11/2023

Thấm nhuần tư tưởng “Kính Chúa yêu nước”, đồng bào Công giáo ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết một lòng xây quê hương ngày càng giàu mạnh.

 Đồng bào lương- giáo đoàn kết, đồng lòng xây dựng quê hương Tân Kỳ (Nghệ An) ngày càng giàu đẹp
Đồng bào lương- giáo đoàn kết, đồng lòng xây dựng quê hương Tân Kỳ (Nghệ An) ngày càng giàu đẹp

Hiến đất, góp tiền làm đường giao thông 

Toàn huyện Tân Kỳ hiện có 1.313 hộ theo đạo Công giáo, chiếm 4,3% dân số toàn huyện. Thấm nhuần tư tưởng “Kính Chúa yêu nước” và thực hiện 8 nội dung phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo” do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào Công giáo trên ở Tân Kỳ đã tích cực hưởng ứng. Qua các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều gương đồng bào Công giáo, giáo hạt, giáo xứ, giáo họ tiêu biểu.

Điển hình trong phong trào "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", đồng bào Công giáo ở Tân Kỳ đã triển khai phong trào “Đẹp xóm làng, đẹp nhà cửa, đẹp xứ họ, đẹp ruộng đồng” đến 4 giáo xứ, 16 giáo họ trong huyện. Qua đó, đồng bào Công giáo tích cực hưởng ứng hiến tặng trên 14.500 mét vuông đất, 2.805 mét tường rào để mở rộng và xây dựng đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, bà con giáo dân cũng ủng hộ, đóng góp gần 4 tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương như trạm y tế, trường mầm non, hệ thống nhà văn hóa....

Trong các điển hình giáo dân ấy phải kể đến Linh mục Ngô Văn Hậu, Quản hạt Quy Hậu đã vận động bà con giáo xứ Quy Hậu, xã Kỳ Tân hiến 11.350 mét vuông đất, hơn 2.100 mét tường rào, đóng góp 1,3 tỷ đồng. Số tiền trên góp phần cùng chính quyền và bà con lương dân hoàn thành tuyến đường hoa Đại đoàn kết dài gần 1 km, rộng 11m (thảm bê tông). Linh mục Chu Đức Tuệ - Quản xứ Làng Rào cũng là một điển hình trong phong trào xây dựng Nông thôn mới. Linh mục đã vận động bà con Công giáo ở xứ Làng Rào đóng góp hơn 800 triệu đồng, giải phóng mặt bằng làm 6km đường bê tông thôn xóm góp phần đưa xã Tân Hương về đích Nông thôn mới.

" CĐ Tôn Giáo) Tân Kỳ (Nghệ An): Đồng bào Công giáo “sống tốt đời đẹp đạo” 1
Linh mục Ngô Văn Hậu, Quảng hạt Quy Hậu (Người thứ 3 từ trái sang) Cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Tân Kỳ tham quan đường hoa Đại đoàn kết

Cùng chung sức đoàn kết với Lương dân, đồng bào Công giáo đã và đang xây dựng quê hương Tân Kỳ ngày càng giàu đẹp. Không chỉ ở xã Tân Hương, mà xã Đồng Văn một địa phương vừa có đồng bào Công giáo vừa có đồng bào DTTS  sinh sống cũng đang hướng tới mục tiêu về đích Nông thôn mới vào cuối năm 2025. 

Hăng say lao động, phát triển kinh tế

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, bà con Giáo dân ở Tân Kỳ cũng chăm lo lao động sản xuất. Bà con Công giáo đã tích cực thực hiện kế hoạch dồn điền đổi thửa, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang cánh đồng lớn. Hướng sản xuất từ “tự sản tự tiêu” sang mô hình trang trại sản xuất hàng hóa.

Bà con giáo dân cũng đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất như giống lúa SRI, năng suất lúa đạt từ 54 - 56 tạ/ha; mô hình trồng ngô sinh khối cho thu nhập từ 45 -50 triệu đồng/ha. Một số hộ còn chú trọng phát huy ngành nghề truyền thống, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp. Điển hình như Hộ gia đình ông Hồ Sỹ Nhân, xóm Quy Hậu, kinh doanh dịch vụ sơn, gạch, vật liệu xây dựng cho thu nhập bình quân 300-400 triệu đồng/năm. Từ đó, số hộ khá, giàu tăng lên 456 hộ, chiếm tỷ lệ 34%, hộ nghèo giảm còn 36 hộ, chiếm tỉ lệ 2,7%.

Đời sống kinh tế mỗi hộ gia đình bà con Công giáo có nhiều chuyển biến tích cực. Bà con Công giáo ở Tân Kỳ lại phát huy tinh thần "lá lành đùm lá rách", ủng hộ vào quỹ vì người nghèo, gũy xây nhà Đại đoàn kết tại địa phương. Nhờ đó, nhiều mảnh đời éo le, khó khăn về nhà ở.....được động viên chia sẻ để vượt qua nghịch cảnh. Riêng tại xã Tân Hương, từ những đóng góp của các gia đình Công giáo và sự góp sức của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong năm 2023 (tính đến tháng 10) đã có 2 nhà đại đoàn kết được xây dựng.

" CĐ Tôn Giáo) Tân Kỳ (Nghệ An): Đồng bào Công giáo “sống tốt đời đẹp đạo” 2
Linh mục Chu Đức Tuệ, Quản Quảng xứ Làng Rào (Người thứ 5 từ trái sang) tham dự lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo ở xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ (Nghệ An)

Song song với phát triển kinh tế, đồng bào Công giáo cùng với Nhân dân trên toàn huyện tích cực tham gia phong trào bảo vệ môi trường. Trong cộng đồng bà con Công giáo ở Tân Kỳ đã có nhiều mô hình thiết thực như: “Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các gia đình, cơ sở tôn giáo”. Hay như mô hình “Trồng hoa thay thế cỏ dại, xây dựng tuyến đường xanh, sạch, đẹp”... Trong 05 năm qua bà con Công giáo trên toàn huyện đã trồng được hàng trăm cây xanh bóng mát ven đường, 15 km đường hoa, đường làng ngõ xóm luôn xanh, sạch, đẹp.

Phong trào xã hội học tập cũng được bà con Công giáo tích cực hưởng ứng thông qua đóng góp quỹ khuyến học, khuyến tài với nguồn kinh phí đóng góp hàng năm từ 10-50 triệu đồng. Đồng bào Công giáo cùng với Nhân dân trên địa bàn huyện tham gia xây dựng nhiều mô hình điển hình như: “Dòng họ khuyến học”, “Giáo họ hiếu học”, “Khu dân cư hiếu học”, “Gia đình hiếu học”… Trong những năm qua, đã có hàng trăm con em Công giáo đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định.

" CĐ Tôn Giáo) Tân Kỳ (Nghệ An): Đồng bào Công giáo “sống tốt đời đẹp đạo” 3
Từ phong trào hiến đất, góp tiền của bà con Giáo dân, nhiều tuyến đường giao thông ở Tân Kỳ đã được chỉnh trang

Chia sẻ về những đóng góp của đồng bào Công giáo trên địa bàn trong thời gian qua, bà Vũ Thị Thanh Hương- Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Kỳ cho biết: Những năm qua, đồng bào Công giáo trên địa bàn huyện Tân Kỳ luôn kính Chúa yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo. Đồng bào Công giáo luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. 

Các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương trong đồng bào Công giáo ở Tân Kỳ đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Công giáo không ngừng được cải thiện. Giáo hạt, các xứ đạo, họ đạo ngày càng khang trang. Cùng với đó, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại địa phương ngày càng được củng cố bền chặt, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Tân Kỳ giàu mạnh, văn minh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lung linh “phố núi” A Nôr

Lung linh “phố núi” A Nôr

Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành giờ đây được trang hoàng lung linh như một khu phố nhỏ trên miền núi rừng hoang sơ.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 3 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.