Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tài chiêm tinh của người Mường qua bộ lịch cổ

Lam Anh (t/h) - 11:00, 20/01/2022

Xưa nay, văn hóa Mường gói gọn trong câu thành ngữ: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới”. Đến nay, “ngày lui, tháng tới” vẫn được đồng bào Mường ( chủ yếu là người Mường ở Hòa Bình) sử dụng thông qua bộ lịch đoi – bộ lịch cổ hình thành theo cách tính sự di chuyển giữa sao đoi và mặt trăng.

Cấu tạo bộ lịch cổ của người Mường
Cấu tạo bộ lịch cổ của người Mường

Trong lịch pháp, người Mường cũng chia một năm ra thành 12 tháng. Hằng năm, các thầy mo có tài chiêm tinh thường lên ngọn núi Cột Cờ, hay ra khoảnh đất rộng, thoáng đãng... để nhìn sao đoi (sao tua rua). Tính từ Đông sang Tây, vào lúc trăng lên, nếu sao đoi vào trước mặt trăng thì năm tới sẽ nóng, hạn hán. Nếu sao đoi vào sau mặt trăng thì năm tới sẽ có nhiều mưa bão. Nếu sao đoi vào cùng với mặt trăng thì năm tới thời tiết ôn hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

Dựa vào việc nhìn sao đoi, người Mường có cách tính ngày tháng rất độc đáo. Trên mỗi thẻ tre được khắc 30 vạch, mỗi vạch tượng trưng cho một ngày. Tuy nhiên, trong số 30 gạch đó có vạch ngắn, vạch dài, vạch hình mũi tên, vạch có một hoặc hai dấu chấm ở trên...

Ông Bùi Văn Ểu ở xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc sử dụng lịch đoi
Ông Bùi Văn Ểu ở xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc sử dụng lịch đoi

Ông Bùi Văn Ểu ở xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình giải thích: "Trên lịch đoi, nếu thấy vạch nào hình chữ vê (v) thì gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên thì gọi là ngày tiểu hao, hai chấm thì gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão. Số lượng và mật độ của các ngày này thay đổi theo từng tháng. Tháng nào thấy có nhiều vạch hình mũi tên thì tháng đó rất nhiều mưa bão, nếu gieo mạ, cấy lúa... vào những ngày mưa bão thì sẽ bị hư hỏng hết. Nếu vào ngày cá thì người dân đi đánh cá, mò cua bắt ốc sẽ được nhiều. Trong lịch đoi, tháng 1 là tháng có nhiều ngày cá nhất vì đó là thời điểm mùa cá đẻ. Nếu vào ngày hao thì người dân dù có buôn bán bốn phương, lắm của nhiều tiền thì cũng bị thua lỗ... Khi dựng vợ, gả chồng, người Mường  phải nhằm vào những ngày vạch ngắn, đó là ký hiệu của ngày bình thường có thể làm đủ mọi công việc mà không sợ bị thua lỗ, nhưng cũng không phát tài phát lộc được".

Việc tính toán các ngày xấu, tốt trong tháng cũng được dựa trên việc quan sát sao đoi và trăng. Trong mỗi tháng được chia thành 4 tuần là tuần đoi, tuần cối, tuần cây, tuần lồm. Trong mỗi tuần, ngày nào sao đoi đứng ở phía trước mặt trăng là ngày nóng, đứng sau mặt trăng là ngày mưa, có ngày trăng lặn, ngày sao mờ... đó là những ngày xấu. Khi sao đoi đứng ở vị trí sát bên mặt trăng, ánh sao sáng rõ, nền trời trong thì đó là dấu hiệu của ngày tốt.

Trong lịch đoi hình mũi tên là dự báo sắp có mưa bão
Trong lịch đoi hình mũi tên là dự báo sắp có mưa bão

Với cách tính nguyên hợp trong đó cả lịch Pháp, nên lịch đoi thường chậm hơn lịch âm 15 ngày. Sau khi ăn tết Nguyên đán, người Mường thường ăn tết đoi, hay còn gọi là tết lại. Nét văn hóa này không chỉ là một dấu ấn văn hóa mà còn thể hiện sức sống của lịch đoi trong tâm thức của người Mường.

Biểu hiện rõ nét nhất sự ảnh hưởng của lịch đoi trong sản xuất nông nghiệp ở Mường  đó là vai trò của lịch trong lễ hội khai hạ (xuống đồng). Trước đó, đồng bào Mường vẫn làm những công việc đồng áng, tuy nhiên trong tâm thức của người Mường thì chỉ khi được tính theo lịch đoi thì đồng bào mới chính thức bắt tay vào công việc sản xuất vụ mùa mới. Từ lịch đoi mà người Mường đã đúc kết thành những câu tục ngữ: “Kháng Hai, kháng Pa đã hết lọ nà đi là trên rọong (Tháng Hai, tháng Ba đã hết lúa nước thì đi trồng lúa nương).

Ngoài việc xem thế sự để tiến hành làm ăn, cưới hỏi thì người Mường còn sử dụng lịch đoi trong các nghi thức tín ngưỡng. Theo lịch đoi, các ngày tốt cho lễ hội là các ngày phải mát mẻ, xem trong lịch không có điềm xấu. Những ngày tổ chức lễ hội, trên lịch không được khắc vạch thể hiện đó là ngày mưa, ngày bão.

Đến nay, đồng bào Mường vẫn sử dụng lịch đoi để tính ngày tốt xấu và tổ chức lễ hội
Đến nay, đồng bào Mường vẫn sử dụng lịch đoi để tính ngày tốt xấu và tổ chức lễ hội

Làm nhà mới là một công việc rất lớn đối với người Mường, chính vì thế từ khi bắt đầu đào móng nhà họ đã phải tiến hành xem ngày tốt để làm. Có một ngày theo quan niệm của người Mường nếu làm nhà sẽ thuận lợi và tốt đẹp, mọi công việc sẽ vẹn toàn nhất. Đó là ngày cây tha. Người Mường có câu: “Là mùa cây tha, là nhà cây trong” (Làm mùa vụ vào ngày cây tha, làm nhà vào ngày cây trong). Họ cho rằng những ngôi nhà được chọn làm vào các ngày ấy thì ngôi nhà sẽ trở nên vững chắc, kín đáo và gia đình sẽ ăn nên, làm ra.

Trong lịch đoi, những tháng cây trong là những tháng phù hợp cho việc cưới xin. Các tháng đó là tháng Hai và tháng Ba (tương ứng tháng 11 và tháng 12 âm lịch). Đây là các tháng được coi là tháng đại an, mọi sự như ý. Người Mường nơi đây thường nói: ‘‘Kháng cây trong thong đong ăn cưới’’ (Tháng cây trong thường đi khắp nơi để ăn cưới). Trong khi tiến hành hôn lễ, thầy cúng cũng phải chọn giờ tốt để đón dâu. Khi về đến nhà thầy cúng tiếp tục xem giờ theo lịch đoi để cúng ông bà tổ tiên.

Lịch đoi góp mặt trong đời sống của đồng bào Mường ở Mường Bi dù ít hay nhiều, sâu sắc hay không tùy vào từng khía cạnh khác nhau. Hiện nay, người Mường vẫn dùng song song 2 loại lịch là lịch tây và lịch đoi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.