Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tác dụng và cách dùng cây sài đất

Như Ý - 10:22, 28/06/2021

Cây sài đất còn có tên gọi khác là xoài đất, sài đất, cúc nháp, húng trám... Trong Y học cổ truyền, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát máu, mát gan, chữa viêm cơ, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, cảm mạo, sốt liên miên, mụn nhọt, lở loét ngoài da. Thường dùng sài đất tươi, có thể dùng khô nhưng tác dụng không bằng tươi. Sau đây xin giới thiệu một số tác dụng và cách dùng cây sài đất.

Sài đất là thảo dược có thể chữa được rất nhiều bệnh
Sài đất là thảo dược có thể chữa được rất nhiều bệnh.

Trị mụn nhọt ngoài da: Sài đất 30g, thổ phục linh 12g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Ngoài ra kết hợp dùng sài đất giã nát xoa đắp, nấu nước tắm.

Trị ngứa do mụn: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, thiên liên kiện 8g, diệp hạ châu 10g, nhân trần 10g, ngưu tất 12g, hà thủ ô 12g, sinh địa 15g, cam thảo 4g, thạch cao 6g, sa sâm 12g. Sắc ngày 1 thang uống chia 2 lần.

Ngứa da có mọc mụn trên da: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 4g, ké đầu ngựa 6g, liên kiều 10g, nhân trần 12g, sa sâm 12g, tân quy 15g. Sắc uống ngày 1 thang lấy 300ml uống chia 2 lần. Bài thuốc này có thể trị ghẻ lở , ghẻ ruồi, ngứa, mọc mụn toàn thân. Nếu trẻ em từ 4 tuổi đến 12 tuổi uống lượng bằng 1/3 thang thuốc trên.

Điều trị viêm da cơ địa: Chuẩn bị 16g cam thảo, 12g ké đầu ngựa, 15g kim ngân hoa. Thêm 30g sài đất đem đun sôi cùng 650ml nước tới khi cạn còn 250ml nước thì tắt bếp. Sử dụng nước cốt để uống hàng ngày thay nước lọc. Hoặc bạn có thể sử dụng 30g sài đất đun cùng 10g khúc khắc; thêm 20g bồ công anh, 15g kim ngân hoa. Đun hỗn hợp cho tới khi cạn còn khoảng 200ml nước là có thể sử dụng được.

Hạ sốt: Nguyên liệu gồm 50g húng tràm đem sao khô sau đó giã nát. Hòa thêm 350ml nước, uống trong ngày. Tận dụng phần bã đắp vào lòng bàn chân, cơ thể sẽ có thể hạ sốt.

Trị bệnh sốt xuất huyết: Lấy khoảng 30g sài đất, 20g kim ngân hoa, 20g củ sắn dây, 20g lá sao đen, 16g hoa hoè, 16g cam thảo đất. Sắc với 1 lít nước, còn khoảng 2 bát thì ngưng, lọc lấy nước uống mỗi ngày. Nên uống sau khi ăn đạt hiệu quả tốt.

Trị ho ra máu, ho gà, cao huyết áp: Dùng khoảng 15g đến 30g cây sài đất đã được phơi khô. Sắc chung với nước, lọc ra lấy nước uống mỗi ngày.Có thể uống thay trà, kiên trì sử dụng liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả.

Chữa khạc ra máu: Tử chu thảo, trắc bách diệp mỗi vị 15g; thêm 10g bách hợp, 30g sài đất. Đem tất cả sắc với nước, uống thành nhiều lần trong ngày.

Trị rôm sảy ở trẻ em: Dùng sài đất 50g nấu nước tắm, tắm lên vùng bị rôm, lấy bã sài đất xát nhẹ vào vùng có rôm sảy, phòng chạy sởi.

Trị rôm nổi thành đám: Sài đất 100g, giã nát, cho thêm chút muối ăn, cho thêm 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi có rôm nổi thành đám mảng trong vòng 30 phút. Hoặc có thể dùng cây khô, ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị viêm gan, vàng da: Kim ngân 20g, sài đất 20g, thổ phục linh 20g, cam thảo đất 12g. Các vị thuốc này sắc uống, sắc từ 300ml còn 100ml. Sắc 2 lần, thu lấy 200ml nước để uống, chia ra 2 lần, mỗi lần uống 100ml. Uống liền trong 1 tháng, nhiễm độc gan sẽ được giảm bớt.

Trị viêm bàng quang: Sài đất 30g, liên kiều 20g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Thông sữa tiêu viêm: Sài đất 30g, bồ công anh 30g, huyền sâm 16g, xuyên khung 12g, sa tiền tử 16g, thông thảo 12g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 16g, chỉ thực 8g, tạo giác thích 6g, thanh bì 8g, sài hồ 8g, thạch cao 16g. Sắc ngày 1 thang, uống chia 2 lần. Bài thuốc này để chữa viêm tuyến vú, vú bị sưng đau do tắc tia sữa.

Giảm sưng vú: Sài đất 20g giã nát đắp lên tuyến vú bị sưng đỏ viêm. Ngày đắp 2 lần, mỗi lần 60 phút sau đó nhấc ra rửa lại với nước sạch.

Trị viêm nhiễm phần mềm: sài đất 20-30g, rửa sạch, giã nát đắp lên vùng cơ, da, phần mềm bị viêm tấy lan tỏa hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, viêm ở khớp xương, ở răng, ở vú, sưng bắp chuối, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt. Không dùng trong trường hợp viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mủ, áp xe hóa.

Chữa viêm chân răng: Sử dụng dược liệu dạng khô kết hợp 10g huyền sâm, 15g bán liên biên. Đem hỗn hợp đi sắc với nước, sử dụng làm nước uống trong ngày.

Thanh nhiệt: Dùng cây sài đất rửa sạch, ăn sống như rau với thịt hay cá. Mỗi ngày ăn từ 100-200g, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, thải trừ độc cho gan.

Thanh vị nhiệt thang: Sài đất 16g, thạch môn 12g, thục địa 16g, rễ cỏ xước 10g, thạch cao 16g. Sắc ngày 1 thang uống chia 2 lần. Bài thuốc này trị miệng hôi, miệng lưỡi nhiệt, chân răng sưng mủ, ăn nhiều chóng đói, đau bụng cả lúc no và lúc đói.

Sài đất tắm cho bé: Ngoài việc sử dụng cây thuốc để chữa rôm sảy cho bé, cũng có thể sử dụng để tắm cho trẻ cũng rất hiệu quả. Chuẩn bị phòng tắm cho trẻ sao cho kín gió, nhiệt độ mát met khoảng 27-28 độ C. Chuẩn bị chậu tắm và khăn lau cho trẻ sơ sinh và một tí lá sài đất. Lấy lá cây mang đi rửa sạch sau đó vò nhàu rồi đun sôi trong nước để tắm cho trẻ hằng ngày. Như vậy vừa hết rôm sảy vừa sạch do cho bé.

Lưu ý:

Sử dụng liều lượng vừa đủ, hợp lý và không nên lạm dụng.

Không nên dùng thuốc để qua đêm, vì như vậy tác dụng của thuốc cũng đã bị giảm.

Cần chú ý việc bảo quản thuốc, tránh để ẩm mốc, hư hỏng.

Nếu muốn đắp sài đất nhưng sợ da nhạy cảm, ta có thể thử đắp lên tay trước, nếu trong khoảng 24 giờ không có triệu chứng nào xuất hiện thì ta có thể dùng được./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà

Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà

Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của mỗi người. Đây là bệnh dễ chữa, ít nguy hiểm, tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị không kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng như tiêu lợi, rụng răng, viêm tủy,... Làm sao để điều trị hiệu quả và nhanh chóng, mời các bạn cùng tìm hiểu một số bài thuốc dân gian chữa viêm lợi từ cây lá trong vườn nhà sau đây nhé.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.