Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sức vươn lên ở miền Tây Trà Bồng: Qua rồi thời... gian khó (Bài 1)

T.Nhân - 07:07, 11/04/2024

Vùng đất miền Tây huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), trước đây là huyện Tây Trà được thành lập vào ngày 1/12/2003 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Trà Bồng. Sau 17 năm được “ra riêng”, đến ngày 1/2/2020, huyện Tây Trà lại sáp nhập vào huyện Trà Bồng. Mỗi lần tách – nhập, cuộc sống của người dân ở vùng đất miền tây của huyện này lại bị đảo lộn, chính quyền địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai các kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng, vượt qua những khó khăn đó, miền Tây Trà Bồng nay đã ổn định và mang sức sống mới.

Mỗi mùa thu hoạch đót giúp người dân miền Tây Trà Bồng có khoảng thu nhập kha khá
Mỗi mùa thu hoạch đót giúp người dân miền Tây Trà Bồng có khoản thu nhập kha khá

Bộn bề sau sáp nhập

Còn nhớ, cách đây chừng 3 năm, khi Tây Trà mới sáp nhập lại với huyện Trà Bồng, chúng tôi có dịp về lại vùng đất miền tây của huyện này. Cảnh vật lúc bấy giờ là những con đường vắng hoe, những ngôi nhà nằm trơ trọi dưới cái nắng bỏng rát, thôn làng mang một vẻ buồn hiu quạnh. Từ ngày nhập về Trà Bồng, nhiều trụ sở làm việc bị bỏ hoang lãng phí; công trình, dự án đang thi công cũng dừng lại, khiến nơi đây như một “bãi chiến trường”.

Sau sáp nhập, việc giải quyết các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh, học hành của con trẻ... tất cả đều bị đảo lộn. Theo người dân miền Tây Trà Bồng, từ ngày nhập huyện, mặc dù có tổ công tác tiếp nhận thủ tục để mang về huyện Trà Bồng giải quyết, có cán bộ y tế trực đón tiếp người bệnh tại bệnh viện...,nhưng thực tế vẫn có rất nhiều khó khăn so với ngày chưa sáp nhập. 

Đó là chưa kể tới tình trạng thiếu đất sản xuất kéo dài ở các thôn, làng chưa được giải quyết triệt để, người lao động không có việc làm vẫn còn nhiều… Những bất cập này đã khiến cuộc sống của người dân khó khăn muôn phần.

Tâm sự với chúng tôi, già làng Hồ Văn Bênh ở làng Gấm, thôn Trà Ong, xã Sơn Trà bộc bạch: Mỗi lần chia tách hay sáp nhập, là cuộc sống của người dân lại đảo lộn. Nhưng mọi chuyện cũng đã qua rồi, người dân cũng đã quen với cuộc sống mới và đi vào ổn định. Chúng tôi mong Đảng, chính quyền, cấp trên tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đời sống người dân nơi đây; đặc biệt là chỉ bảo, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế để thoát nghèo, tạo điều kiện cho con em người Co học hành đến nơi, đến chốn.

Đường về miền Tây Trà Bồng
Đường về miền Tây Trà Bồng

Ông Trần Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng chia sẻ: Chính quyền cũng đồng cảm với những khó khăn của người dân. Bởi khi sáp nhập, mọi cái đều phải sắp xếp lại nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Những năm qua, huyện đã rất nỗ lực bố trí lại đất sản xuất cho những hộ dân thiếu đất và bị ảnh hưởng bởi dự án. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung đầu tư các công trình phục vụ dân sinh, ổn định cuộc sống cho người dân.

Thời gian qua, huyện huy động các nguồn lực, trong đó có vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, ngân sách huyện, chương trình theo Nghị quyết 88 của Quốc hội và các chương trình mục tiêu khác để đầu tư, phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng phía Đông và phía Tây của huyện, như kết nối xã Trà Nham cũ với xã Trà Tân; xã Trà Bùi lên xã Trà Trung cũ; Trà Hiệp đi Trà Thanh. 

"Đặc biệt, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở xã Trà Bùi theo định hướng của huyện đến năm 2030, là phát triển khu du lịch sinh thái Cà Đam ở địa phương này”, ông Sương chia sẻ thêm.

Khó khăn lùi lại phía sau

 Sau 4 năm “về chung một nhà”, đến nay những khó khăn đã vơi bớt đi, vùng đất khó đang chuyển mình, những điều tốt đẹp như những mầm xanh đang vươn lên trên vùng đất khó. Gặp lại chị Hồ Thị Đang, ở thôn Hà Riềng, xã Trà Phong, gương mặt chị đã tươi vui hơn nhiều so với 4 năm trước đây. 

Chị Đang tâm sự: Khi mới sáp nhập huyện, nhà mình có mấy mảnh ruộng thì bị thu hồi làm hồ chứa nước Nước Trong gần hết. Số diện tích còn lại nước hồ dâng cao đã ngập úng hết. Nước dâng ngập chết hết cả lồ ô. Không biết làm gì để sinh sống. Sau một thời gian, Nhà nước quan tâm hỗ trợ cấp đất sản xuất, cho vay vốn nên giờ cuộc sống đỡ khó khăn hơn nhiều.

Cây lồ ô giúp người dân miền Tây Trà Bồng có thu nhập ổn định
Cây lồ ô giúp người dân miền Tây Trà Bồng có thu nhập ổn định

Được biết, không riêng gì gia đình chị Đang, gần 100 hộ dân thôn Hà Riềng khi đó cũng không có việc làm, cuộc sống khó khăn vô cùng. Chị Hồ Thị Tình, một người dân trong thôn chia sẻ: Thời gian đầu, ruộng, rẫy Nhà nước thu hồi, không còn đất để sản xuất. Người dân chúng tôi không làm ruộng, làm rẫy thì cũng chẳng biết làm gì. Thế rồi, được Nhà nước cấp lại đất sản xuất và hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi việc làm, nhờ vậy sống người dân đã dần ổn định.

Đường về Tây Trà vẫn xa ngái, dốc ngược, quanh co giữa những cánh rừng già bạc ngàn. Tuy nhiên, khi qua khỏi đỉnh đèo Eo Chim khung cảnh đã trở nên nhộn nhịp hơn. Bây giờ đã là cuối mùa thu hoạch đót nhưng hai bên đường, trên sườn đồi... chỗ nào có ánh nắng chiếu đến là nơi ấy có đót. Cảnh mua bán đót, mua bán nông sản và những lâm sản phụ diễn ra nhộn nhịp.

Chị Hồ Thị Thôi, ở thôn Hà, xã Sơn Trà chia sẻ: Năm nay, giá đót cao hơn vụ trước. Mỗi kg đót có giá 4.500 đồng. Nhà mình 2 người đi hái đót, đến hết vụ cũng được chục triệu đồng. Số tiền này để trang trải cuộc sống và cho hai đứa con đi học.

Đường về các xã miền Tây Trà Bồng đã được đầu tư xây dựng bài bản
Đường về các xã miền Tây Trà Bồng đã được đầu tư xây dựng bài bản

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hai loại cây chủ lực mang lại thu nhập cho người dân miền Tây Trà Bồng, là lồ ô và keo. Dọc các ngả đường, lồ ô và keo được người dân thu hoạch, chất thành từng đống đợi thương lái. Anh Hồ Văn Quây, ở xã Sơn Trà cho biết: Mình lên rẫy chặt lồ ô mấy ngày nay, vác xuống đường, chất sẵn, đợi người đến mua. Với giá tầm 10 nghìn đồng mỗi cây, mình cũng có khoảng thu nhập kha khá.

Tại xã Trà Phong, chúng tôi bắt gặp cảnh mua bán nhộn nhịp. Trà Phong là trung tâm thương mại phục vụ cho cả vùng gồm 6 xã miền Tây Trà Bồng với đầy đủ các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các cửa hàng kinh doanh như một khu chợ thu nhỏ, mở cửa từ sáng sớm đến tận đêm khuya, phục vụ rau xanh, hoa quả, thực phẩm, quần áo, giày dép, nông cụ... 

Dọc theo cung đường qua khu vực trụ sở huyện Tây Trà cũ, các hàng quán, nhà cửa của người dân được xây dựng khang trang. Đó là những minh chứng về sức sống mới ở vùng đất khó miền Tây Trà Bồng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 3 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 3 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.