Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sức sống mới ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận

Minh Thu - 06:26, 23/12/2023

Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào các DTTS ở tỉnh Bình Thuận đã có những thay đổi rõ rệt. Nguồn ngân sách năm 2023 đã được tỉnh triển khai đến các địa phương và thực hiện một cách khẩn trương, tích cực, tỷ lệ giải ngân đạt cao.

Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ đem đến nguồn thu nhập tốt cho đồng bào DTTS ở huyện Bắc Bình
Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ đem đến nguồn thu nhập tốt cho đồng bào DTTS ở huyện Bắc Bình

Hỗ trợ đồng bào phát triển theo chuỗi giá trị

Huyện Bắc Bình hiện có 17 DTTS cùng sinh sống tập trung tại 4 xã miền núi và 5 xã đồng bằng, 4 thôn ghép. Phần lớn đồng bào DTTS sinh sống bằng nghề nông, một số ít kinh doanh nhỏ lẻ, dịch vụ. Chính quyền địa phương luôn chú trọng đến việc hỗ trợ cho bà con DTTS vay vốn phát triển kinh tế, đồng thời tập trung quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

Gia đình anh Lầu A Ân, ngụ xã Phan Lâm có hơn 3ha đất tại khu vực đập Ó Chay. Trước đây, gia đình anh trồng chủ yếu các loại cây điều, tiêu và xen canh một số cây trồng khác nhưng năng suất thấp, thu nhập bấp bênh. Được sự hỗ trợ và tư vấn của chính quyền địa phương, gia đình anh đã chuyển toàn bộ diện tích sang trồng giống chuối già Nam Mỹ. Chuối là loài cây dễ trồng, không tốn nhiều công chăm bón, nhu cầu thị trường lại nhiều. Sau khi chuyển đổi sang trồng chuối già Nam Mỹ, mỗi ha chuối cho năng suất từ 45 - 50 tấn, mỗi kg chuối có giá dao động từ 6.000 -12.000 đồng. Gia đình anh Ân đã có thu nhập ổn định hàng trăm triệu mỗi năm nhờ chuyển đổi cây trồng.

Toàn xã Phan Lâm hiện có hơn 20ha chuối già Nam Mỹ. Thời gian gần đây, các thương lái còn đến mua chuối để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên để việc chuối ở Phan Lâm có thể xuất khẩu có hiệu quả cần phải phụ thuộc nhiều yếu tố như nhà vườn tuân thủ các quy chuẩn, sự hiểu biết thị trường và hợp đồng với doanh nghiệp về đầu ra sản phẩm… Thời gian tới nếu chuối già Nam Mỹ ở Phan Lâm có thể xuất khẩu thường xuyên sẽ là điều đáng mừng cho đời sống kinh tế của đồng bào DTTS nơi đây.

Tận dụng lợi thế về tự nhiên có hệ thống kênh mương phong phú lại thêm sự hướng dẫn, tư vấn của chính quyền địa phương, đồng bào DTTS ở miền núi Phan Lâm không chỉ tập trung trồng một loại cây để tránh tình trạng phụ thuộc, thay vào đó có thể đa dạng nguồn cung cho thị trường. Một số hộ gia đình lựa chọn các loại cây ăn quả dễ trồng, dễ chăm bón và cho thu nhập tốt như dừa xiêm, mít đỏ Indonexia.

Đa dạng các mô hình chăn nuôi

Trước đây, người dân ở huyện Bắc Bình đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ, phương thức chăn nuôi mang tính tự phát. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, người dân chưa biết trồng cỏ hay dự trữ, chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, do thiếu kiến thức, gia súc, gia cầm không được phòng bệnh đầy đủ, khi dịch bệnh xảy ra thường ảnh hưởng đến cả đàn.

Chính quyền địa phương đã hỗ trợ để đồng bào DTTS trên địa bàn huyện chuyển đổi mô hình chăn nuôi như chuyển từ nuôi bò thả rông sang trang trại kết hợp đồng cỏ và dự trữ, chế biến thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Một số mô hình chăn nuôi gà - vịt chuồng lạnh khép kín, mô hình nuôi gà sinh học gắn với đệm lót sinh học… cũng được bà con lựa chọn.

Nhờ chuyển đổi có hiệu quả, đến nay toàn huyện đã có 2 trang trại chăn nuôi sản lượng cao với hơn 2.5000 con bò và 6 trang trại nuôi heo lấy thịt với hơn 34.000 con/lứa, ngoài ra còn có khoảng 3.000 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm rải rác ở các xã, thị trấn.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc chăn nuôi của đồng bào DTTS, huyện Bắc Bình đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hội thảo… Bà con khi tham gia các buổi tập huấn, hội thảo không chỉ có thêm kiến thức về chăn nuôi mà còn biết ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất. Từ năm 2016 đến nay, huyện Bắc Bình đã đào tạo nghề cho 2.197 người và giải quyết được 2.007 lao động có việc làm.

Người dân Bình Thuận thu hoạch thanh long (ảnh minh họa)
Người dân Bình Thuận thu hoạch thanh long (ảnh minh họa)

Cùng với việc thay đổi mô hình sản xuất để giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững, thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện Bắc Bình đã hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhà ở để an cư lạc nghiệp. Như gia đình chị Đặng Thị Minh Lý, xã Phan Thanh có đông nhân khẩu, lại là hộ nghèo của xã, thu nhập của cả gia đình không đủ ăn đủ mặc. Được sự hỗ trợ của chính quyền và các cấp các ngành, gia đình chị đã có ngôi nhà mới chắc chắn, rộng rãi. Từ đây gia đình chị có thể yên tâm hơn để lao động sản xuất, tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết: Việc thực hiện các Dự án, Tiểu Dự án trong Chương trình MTQG 1719 sẽ được Ban Dân tộc tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan và UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình để đảm bảo tỷ lệ giải ngân nguồn vốn được giao. Từ đó, thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh ngày một phát triển.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 19:16, 12/05/2024
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19:14, 12/05/2024
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 19:08, 12/05/2024
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 19:03, 12/05/2024
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.