Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Su moong của người Tà Riềng - Nét văn hóa độc đáo

Sơn Gia Phúc - 06:25, 06/02/2025

Người Tà Riềng là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng, đồng bào cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ thuộc huyện biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Người Tà Riềng có những phong tục, tập quán, lễ hội riêng mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nương rẫy. Tại mỗi làng của người Tà Riềng đều có một ngôi nhà làng truyền thống làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, gọi là su moong.

Su moong của người Tà Riềng
Đồng bào Tà Riềng ở thôn Đắc Rích, xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang (Quảng Nam) dựng su moong của làng

Trên vùng núi Quảng Nam, đồng bào Tà Riềng sinh sống tập trung tại xã Đắc Tôi - giáp ranh với huyện Đắc Chưng (tỉnh Xê Kông - Lào). Theo ông Zơ Râm Hiệng (72 tuổi, nhà tại thôn Đắc Rích, xã Đắc Tôi, trước đây người Tà Riềng có cuộc sống du canh, du cư. Khi tìm được địa điểm để lập làng mới thì trong thời gian một năm, phải xây dựng được nhà làng. Ngày xưa, người già trong làng có tục chôn đá mài dưới đất để “tìm may” trước khi dựng su moong, nhưng sau này, việc chọn ngày đã thoáng hơn nhiều. Su moong bao giờ cũng được chọn dựng ở cuối làng để đứng từ đây có thể quan sát toàn bộ khu dân cư.

Thời điểm khởi công xây dựng su moong được già làng chọn, thường vào kỳ trăng tròn, sau thu hoạch lúa rẫy hằng năm. Lễ “khởi công” không cầu kỳ, nhưng mang nhiều yếu tố tâm linh của cộng đồng. Khi su moong mới đã hoàn thành, các gia đình lại bắt tay chung sức dựng nhà cho toàn thể dân làng, từ ngôi nhà của chủ làng (chủ đất) đến những người lớn tuổi có uy tín trong làng, sau đó đến những người phụ nữ neo đơn, con mồ côi, không có điều kiện tự làm nhà để ở.

Cấu trúc bên trong nhà làng của đồng bào Tà Riềng.
Cấu trúc bên trong ngôi nhà làng của đồng bào Tà Riềng

Su moong được chọn làm trên khu đất bằng phẳng, rộng rãi, bốn bề thông thoáng, toàn bộ vật liệu được lấy trong tự nhiên. Phía trước là khoảng sân lớn để có thể dựng cây nêu, quy tụ tập trung mọi người trong làng hướng về ông bà, tổ tiên, thần linh thông qua lễ hiến sinh trâu ăn mừng trong những dịp dân làng tổ chức lễ hội truyền thống. Người Tà Riềng quan niệm, hướng Đông là hướng của thần linh, từ đây ánh nắng mặt trời tỏa đi khắp các hướng, sưởi ấm cho vạn vật để con người mạnh khỏe, muôn thú sinh sôi đông đúc, cây cối tốt tươi, đem lại hạnh phúc cho dân làng. Vì thế, hai cửa ra vào mở ở hai bên hông của ngôi nhà, cửa chính được mở ở hướng Đông, cửa phụ nằm ở hướng Tây. Cách bố trí mặt bằng sinh hoạt trong su moong thường bố trí theo hướng từ Đông sang Tây.

Mái su moong lợp bằng tranh
Mái su moong lợp bằng tranh

Su moong của người Tà Riềng có giàn cột gỗ vững chãi, thường là 10 cột xung quanh và 1 cây cột chính giữa bằng một số loại cây gỗ bền chắc, có khả năng chống chịu mối, mọt. Đáng chú ý, cây cột chính của su moong được đẽo tròn, có cạnh từ mặt đất lên đến sàn nhà, song từ sàn lên đến phần khung có dáng hình chữ nhật, mái vòm trong dáng tựa chữ A. Ở hai bên chái của ngôi nhà làng còn có 3 - 5 cột tròn được dựng thẳng từ mặt đất lên đến mái. Hai bên chái của su moong được thiết kế theo kết cấu hình rẻ quạt và được lợp tranh theo khung lượn tròn tinh tế, với cắt góc vuông vắn, gắn kết vững chãi. Cửa chính su moong thường được mở về hai bên chính diện. Trên mỗi cửa ra vào cũng có biểu tượng của sừng trâu - tượng trưng cho vật hiến tế thần linh. Cấu trúc ngôi nhà làng của người Tà Riềng có một nét độc đáo là hệ thống cột, kèo được xử lý kết nối với nhau bằng các mộng gỗ và bằng những sợi mây rừng không chỉ bền chắc mà còn mang tính thẩm mỹ cao nhờ các nút thắt.

Su moong là nơi để đồng bào Tà Riềng tổ chức các sự kiện hội họp, văn hóa
Su moong là nơi để đồng bào Tà Riềng tổ chức các sự kiện hội họp, văn hóa

Su moong là nơi giữ hồn làng của cộng đồng người Tà Riềng với kết cấu vững chắc cùng sàn cao khoảng hơn 0.8m, vách gỗ, mái lợp tranh. Mái su moong bao giờ cũng có dáng tựa hình mai rùa, trên đầu mái của hai nóc có biến thể biểu tượng của 2 sừng trâu. Không những thế, các cây xà ngang, xà dọc và đòn tay kết nối bên trong su moong cũng có nhiều yếu tố gắn với con trâu. Nhìn tổng thể theo hướng chính diện, su moong mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và tâm linh liên quan đến hình ảnh con trâu nằm ngang. Xương sống vững chãi của trâu, kéo xuống phần mái su moong tương ứng như hai bên hông của con trâu với các lớp xương sườn hòa hợp.

Đồng bào biểu diễn sinh hoạt văn hóa nơi sân nhà làng su moong
Đồng bào tổ chức sinh hoạt văn hóa nơi sân nhà làng su moong

Có dịp lên bản làng của người Tà Riềng bên sườn núi Trường Sơn, du khách sẽ thấy thấp thoáng ngôi nhà làng su moong ở cuối làng. Su moong của người Tà Riềng là biểu tượng sức mạnh và tâm linh của dân làng. Vì vậy luôn được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, phát huy trong đời sống hiện đại.


Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Ngày 22 tháng 4 năm 2025, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí thân tình, thẳng thắn và xây dựng, phản ánh tinh thần hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và tôn giáo.
Trực tiếp: Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Trực tiếp: Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Media - BDT - 1 giờ trước
Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025 với chủ đề "Khâu Vai ngày trở lại".
Nam Giang (Quảng Nam) được phân bổ hơn 4,8 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Nam Giang (Quảng Nam) được phân bổ hơn 4,8 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định phân bổ 4,86 tỷ đồng từ nguồn kinh phí vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh cho huyện Nam Giang, để hỗ trợ xây dựng 81 nhà cho người dân.
Quảng Nam phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu

Quảng Nam phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 22/4, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định về việc phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Thời sự - Mạnh Hà - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 22 tháng 4 năm 2025, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí thân tình, thẳng thắn và xây dựng, phản ánh tinh thần hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và tôn giáo.
Đắk Lắk dự kiến còn 67 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Đắk Lắk dự kiến còn 67 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Trang địa phương - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 22/4, một lãnh đạo Sở Nội vụ của tỉnh Đắk Lắk cho biết, theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của UBND tỉnh, dự kiến sau sáp nhập, Đắk Lắk còn 67 đơn vị hành chính cấp xã.
Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam . Vườn Cherry ở Khánh Vĩnh. Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum thăm, làm việc với đồng bào Hrê làng Vi Ô Lăk

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum thăm, làm việc với đồng bào Hrê làng Vi Ô Lăk

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Chiều 22/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm, làm việc với đồng bào Hrê ở làng Vi Ô Lăk, xã Pờ Ê, huyện Kon Plông. Tham dự buổi làm việc có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Đà Nẵng: Chi tiết tên gọi xã, phường dự kiến khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Đà Nẵng: Chi tiết tên gọi xã, phường dự kiến khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 22/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng khóa XXII đã ban hành Nghị quyết thống nhất điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau đợt sắp xếp.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tránh bẫy phòng giá rẻ, vé giá hời dịp đại lễ

Tránh bẫy phòng giá rẻ, vé giá hời dịp đại lễ

Pháp luật - Minh Nhật - 5 giờ trước
Trong thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo trên mạng đã lợi dụng nhu cầu du lịch tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thực hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trồng bông, dệt vải - nét đẹp văn hóa của đồng bào La Chí

Trồng bông, dệt vải - nét đẹp văn hóa của đồng bào La Chí

Photo - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Bao đời nay, nghề trồng bông, dệt vải đã trở thành nét đẹp trong đời sống của người La Chí, xã Bản Phùng, tỉnh Hà Giang. Từ những dụng cụ thô sơ, thông qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ La Chí đã tạo ra những sản phẩm dệt với hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống.