Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện, thúc đẩy tiến trình về đích nông thôn mới

Việt Hà - 05:25, 05/12/2023

Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, rất nhiều các hoạt động, các dự án, công trình cấp điện được triển khai trên địa bàn huyện Sơn Dương. Điều này giúp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Đầu tư lưới điện xây dựng nông thôn mới tại Sơn Dương giúp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân
Đầu tư lưới điện xây dựng nông thôn mới tại Sơn Dương giúp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân

Thắp sáng vùng quê nghèo

 Sơn Dương là huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Tuyên Quang với 31 xã, trong đó có tới 25 xã thuộc khu vực III, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 72 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, 14 xã vùng ATK. Toàn huyện có trên 9.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ trên 18% dân số của huyện. Đến hết năm 2022, huyện Sơn Dương có 13 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tiêu chí bình quân đạt 15,3 tiêu chí/xã.

Do xuất phát điểm khi xây dựng nông thôn mới của huyện rất thấp. Thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, quy mô nhỏ lẻ, liên kết hạn chế, hạ tầng giao thông, điện, nước, trường, trạm, các công trình thiết yếu còn rất nhiều khó khăn nên đến hết năm 2022, toàn huyện mới chỉ có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Do đó, việc xây dựng mạng lưới điện tại huyện Sơn Dương ngày càng được đẩy mạnh. Lưới điện nông thôn ngày càng mở rộng sẽ góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống vật chất cũng như văn hóa, tinh thần cho nhân dân các dân tộc; góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Trong quá trình triển khai, việc đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, không chỉ giúp bà con vùng sâu vùng xa có điện sinh hoạt mà còn thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện Sơn Dương.

Đến với Lập Binh – một thôn còn nhiều khó khăn của xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, những ngày này, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của bà con nơi đây. Từ khi công trình thắp sáng đường quê với chiều dài 1.800m được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã soi sáng đường làng, ngõ xóm, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn, giữ gìn an ninh trật tự và góp phần giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

Ông Lục Văn Chiến, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, con đường thôn bản nay đã được thắp sáng, người dân đi lại rất thuận tiện. Nhân dân vô cùng phấn khởi.

Công nhân Điện lực Sơn Dương sửa chữa trạm biến áp xã Tân Trào
Công nhân Điện lực Sơn Dương sửa chữa trạm biến áp xã Tân Trào

Đẩy mạnh xây dựng mạng lưới điện

Giai đoạn 2023 – 2025, UBND tỉnh, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã, đang và sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương huyện Sơn Dương, tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện trên địa bàn huyện nhằm mục đích giảm thất thoát điện năng do nhiều hộ dân phải sử dụng chung trạm biến áp và đường dây truyền tải điện đi xa.

Trong thời gian từ 31/12/2023 đến 28/4/2024, các công trình điện sẽ được thực hiện, gồm: công trình chống quá tải, giảm bán kính cấp điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện áp khu vực các xã Phú Lương, Tam Đa, Phúc Ứng, Minh Thanh, Kháng Nhật, Hợp Hòa, Trường Sinh, xã Đại Phú huyện Sơn Dương với tổng mức đầu tư trên 52 tỷ đồng. Trong đó xây dựng mới trên 16km đường dây 35kV cấp điện cho 30 trạm biến áp xây dựng mới và nâng cấp cải tạo trên 40km đường dây 0,4kV.

Cùng với đó, đơn vị đang triển khai xây dựng trạm biến áp 110kV Sơn Nam (Sơn Dương). Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng là 21,6 tỷ đồng.

Ông Vũ Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Phú (Sơn Dương) cho biết, sau khi UBND huyện và Công ty Điện lực Tuyên Quang chấp thuận chủ trương đầu tư trạm biến áp 110kV trên địa bàn và hơn 50 hộ dân liên quan đến giải tỏa mặt bằng, tại 34 vị trí dẫn cột, UBND xã đã tổ chức họp các thôn nằm trong diện có đường điện đi qua. Theo đó, 100% hộ dân có các vị trí cột nằm trên phần đất của gia đình đã đồng ý để ngành điện dựng cột và di chuyển tài sản tại những nơi có vị trí đường điện đi qua.

Không chỉ có sự vào cuộc, chung tay của các cấp chính quyền, việc đẩy mạnh dự án xây dựng mạng lưới điện còn nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Gia đình ông Đàm Văn Kim, thôn Lý Sửu, xã Đại Phú có khoảng hơn 60m2 đất ruộng lúa 2 vụ nằm trong vị trí lắp đặt cọc điện phải bàn giao cho chủ đầu tư. Ngay khi có kế hoạch xây dựng dự án, gia đình ông đã chủ động bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Việc xây dựng các xuất tuyến 35kV lộ 371, 373, 375 sau trạm biến áp 110kV Sơn Nam là một trong những dự án cấp điện trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Công trình sớm hoàn thành có ý nghĩa rất lớn, nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho tỉnh Tuyên Quang nói chung và đảm bảo cấp điện cho các cụm công nghiệp đang được quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Sơn Dương nói riêng.Từ đó, hướng tới mục tiêu góp phần đưa Sơn Dương trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 9 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 9 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 9 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.