Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sóc Trăng: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, góp phần ổn định chính trị - xã hội của địa phương

PV - 18:19, 18/09/2021

Việc tổ chức, triển khai, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS hiệu quả sẽ góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc và có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội của tỉnh Sóc Trăng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đường giao thông nông thôn được đầu tư khang trang. (Trong ảnh: Đường giao thông ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành)
Đường giao thông nông thôn được đầu tư khang trang. (Trong ảnh: Đường giao thông ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành)

Các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá Đảng và chế độ ta. Mục đích của chúng là lợi dụng sự chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa các vùng dân tộc, trình độ dân trí của một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn thấp... để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, kích động đồng bào tham gia các cuộc biểu tình, bạo loạn chống đối chính quyền, gây thiệt hại về kinh tế, mất ổn định về chính trị - xã hội (CT-XH), chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vì thế, việc tổ chức, triển khai, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS hiệu quả sẽ góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc và có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định CT-XH của địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận rõ vấn đề đó, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể CT-XH tỉnh Sóc Trăng phối hợp triển khai đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, nên đời sống của đồng bào ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS.

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 17,89% (năm 2016) xuống còn 2,66% (năm 2020), trong đó, hộ nghèo DTTS giảm còn 3,77%. Kết cấu hạ tầng vùng có đông đồng bào DTTS, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư, xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Đến nay có 21/41 xã vùng đồng bào DTTS được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo được nâng lên, đến nay, có 37/55 trường tại vùng DTTS đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 67,27%, 2.464/2.472 học sinh người DTTS dự thi, đỗ tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt tỷ lệ 99,68%. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư xây dựng. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được chú trọng thực hiện; bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS được giữ gìn và phát huy. Hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào DTTS tiếp tục được củng cố, kiện toàn.

Từ các nguồn vốn của Nhà nước, mạng lưới trường, lớp vùng đồng bào DTTS được xây dựng khang trang đồng bộ. (Trong ảnh: Trường Mầm non Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú dược xây mới khang trang)
Từ các nguồn vốn của Nhà nước, mạng lưới trường, lớp vùng đồng bào DTTS được xây dựng khang trang đồng bộ. (Trong ảnh: Trường Mầm non Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú dược xây mới khang trang)

Tuy nhiên, phát triển kinh tế vùng DTTS trong tỉnh còn chậm. Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, công trình về kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, khoa học - kỹ thuật còn chậm. Công tác giảm nghèo trong đồng bào Khmer chưa thật sự bền vững. Công tác đào tạo nghề chưa gắn kết chặt chẽ với giải quyết việc làm và nhu cầu sử dụng lao động. Tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định.

Trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2020 - 2030, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những hạn chế được chỉ ra, ngày 9/7/2021, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Nghị quyết Tỉnh ủy nêu 5 quan điểm chỉ đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS. Nhấn mạnh, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và người dân; đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS là đầu tư cho phát triển bền vững, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; tập trung giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm; phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.

Mục tiêu là, đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững. Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS so với bình quân chung của tỉnh. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS.

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thể hiện tính khoa học, toàn diện, khả thi gồm: Đẩy mạnh công tác quán triệt, triển khai thực hiện; tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS; phát triển giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội...

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là vùng có đông đồng bào DTTS được quan tâm thực hiện. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là vùng có đông đồng bào DTTS được quan tâm thực hiện. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Để tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong nội bộ, sự đồng thuận trong nhân dân đối với quá trình thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, cần quan tâm chú ý: Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức và đồng bào các dân tộc về nội dung, tầm quan trọng, sự cần thiết phải đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm, tính tích cực, tự giác trong tổ chức thực hiện.

Việc tuyên truyền, giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều hình thức, biện pháp sinh động, thiết thực, phù hợp để cán bộ, công chức và bản thân từng hộ, từng người trong đồng bào DTTS có quyết tâm vươn lên lao động sản xuất, kinh doanh thoát nghèo.

Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là chủ trương, chính sách, dự án liên quan đến ĐBDTTS, trọng tâm là Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 15/2/2020 của Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 gắn với thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, Quyết định số 402/QĐ-TTg, ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới…

Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở trong tổ chức thực hiện, bảo đảm theo đúng định hướng và trúng với từng đối tượng, giúp đồng bào DTTS nâng cao đời sống, tạo niềm tin vào sự lãnh đạo của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền; đồng thời, hạn chế các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Tăng cường nguồn lực trong tiếp cận thông tin, hỗ trợ kiến thức để chuyển giao khoa học - kỹ thuật phát triển sản xuất, phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng bào DTTS; làm tốt công tác vận động, thuyết phục đồng bào thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển những sản phẩm có giá trị kinh tế cao theo chuỗi giá trị; hỗ trợ nguồn vốn xây dựng mô hình theo Chương trình OCOP của từng địa phương, đơn vị.

Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập, nhằm bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân của người DTTS đạt từ 70 triệu đồng trở lên. Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; giải quyết tốt tình trạng hộ nghèo DTTS thiếu đất ở, nhà ở và các chính sách an sinh xã hội; phấn đấu giải quyết trên 90% tình trạng thiếu đất ở, nhà ở cho hộ nghèo đồng bào DTTS, hàng năm, giảm hộ nghèo trong đồng bào DTTS từ 3 - 4%/.

Đã có những hộ đồng bào DTTS biết đầu tư nuôi tôm nuôi nước lợ, phát triển kinh tế, góp phần đóng góp cho ngân sách của tỉnh
Đã có những hộ đồng bào DTTS biết đầu tư nuôi tôm nuôi nước lợ, phát triển kinh tế, góp phần đóng góp cho ngân sách của tỉnh

Tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, chú trọng đào tạo những ngành nghề phù hợp với sự phát triển của địa phương và thị trường lao động nhằm khắc phục tình trạng đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu sử dụng lao động trong đồng bào DTTS. Phấn đấu đến năm 2025, có 65% người DTTS trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục vào đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer, Hoa… Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng tiêu chí và số lượng trường phổ thông tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; thực hiện tốt công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.

Phấn đấu đến năm 2025, 100% trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS làm việc tại các cơ quan cấp tỉnh từ 20% trở lên; cấp huyện, thị xã, thành phố từ 25% trở lên; cấp xã, phường, thị trấn 15% trở lên; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện để đồng bào, nhất là trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ. Phát huy giá trị văn hóa, đời sống sinh hoạt của các dân tộc, từng bước hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tầm vóc của các sự kiện lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền trong tổ chức thực hiện kết hợp phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS với quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm cho chủ trương kết hợp phát triển KT-XH với công tác quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân đi vào thực tiễn một cách thực chất và hiệu quả, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ định các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Y Nghen đã về nước và đoàn tụ với gia đình

Y Nghen đã về nước và đoàn tụ với gia đình

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 phút trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Y Nghen và những giọt nước mắt nơi xứ người”, đến nay, chị Y Nghen (thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được về nước trong niềm vui mừng của các thành viên trong gia đình.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Tin tức - Hoàng Quý - 8 phút trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 5 giờ trước
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 5 giờ trước
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 7 giờ trước
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 10 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...