Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sóc Trăng hỗ trợ học sinh DTTS ôn tập, nắm vững kiến thức

PV - 23:00, 08/06/2023

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2022 - 2023, tỉnh Sóc Trăng có 1.896 học sinh dân tộc Khmer, chiếm trên 20% tổng số học sinh khối 12 toàn tỉnh. Hiện các trường THPT có đông học sinh Khmer đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức, giúp các em tự tin bước vào kỳ thi.

Học sinh dân tộc Khmer ở trường THPT Phú Tâm (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) trao đổi các vấn đề chưa hiểu với thầy cô. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN
Học sinh dân tộc Khmer ở Trường THPT Phú Tâm (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) trao đổi các vấn đề chưa hiểu với thầy cô. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Thầy và trò Trường THPT Phú Tâm (huyện Châu Thành) tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT với mong muốn đạt kết quả cao nhất. Theo Ban Giám hiệu nhà trường, quá trình giảng dạy và ôn luyện, nhà trường luôn động viên, khuyến khích các em học tập và thường xuyên tổ chức kiểm tra, phân loại chất lượng học sinh để kịp thời điều chỉnh phương pháp ôn tập phù hợp năng lực của từng học sinh.

Thầy Trần Công Lý, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Tâm cho biết, năm học 2022 - 2023, toàn trường có 211 học sinh khối lớp 12; trong đó có gần 160 học sinh dân tộc Khmer, chiếm 76%. Để tạo điều kiện cho học sinh dân tộc Khmer nắm vững kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp, Ban Giám hiệu đã triển khai kế hoạch kèm cặp học sinh yếu kém. Theo đó, nhà trường kiểm tra đánh giá năng lực từng học sinh và phân công giáo viên bộ môn tăng cường ôn luyện cho học sinh yếu kém. Ngoài ra, nhà trường phân công đảng viên (là giáo viên) đỡ đầu cho các em học sinh đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần các em tự tin tham gia kỳ thi.

Em Kim Thị Cẩm Thu, học sinh lớp 12, Trường THPT Phú Tâm bày tỏ: Gia đình em có hoàn cảnh khó khăn, nhờ thầy cô quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất và ủng hộ tinh thần nên bản thân thấy rất vui và biết ơn thầy cô. Được sự hướng dẫn ôn tập tận tình của thầy cô, đến thời điểm này em đã nắm vững hơn 80% lượng kiến thức căn bản; tập trung ôn tập trên các trang mạng xã hội, ôn tập từ bạn bè để nắm vững và giải được những câu khó.

Học sinh dân tộc Khmer ở trường THPT Văn Ngọc Chính (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) trong tiết học Anh văn. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN
Học sinh dân tộc Khmer ở Trường THPT Văn Ngọc Chính (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) trong tiết học Anh văn. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Tại Trường THPT Văn Ngọc Chính, xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) - địa phương có trên 50% dân số là người Khmer, Ban Giám hiệu đã chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh khối lớp 12. Ngoài những kiến thức của thầy, cô giảng dạy, nhà trường chủ động kết hợp với phụ huynh học sinh để vừa chăm sóc sức khỏe cho các em, phân bổ thời gian học tập hợp lý tại nhà.

Cô Diệp Thị Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Văn Ngọc Chính thông tin, năm học 2022 - 2023, toàn trường có 248 học sinh lớp 12, trong đó có 86 em dân tộc Khmer. Ban Giám hiệu cũng chỉ đạo giáo viên giảng dạy, theo dõi sát tình hình học tập của các em học sinh dân tộc Khmer.

Cô Thanh chia sẻ, các em học sinh dân tộc Khmer còn ngại ngần, chưa chủ động hỏi giáo viên về kiến thức trong quá trình ôn tập. Do đó, Ban Giám hiệu chỉ đạo giáo viên quan tâm nhiều hơn, chủ động hỏi lại các em về những kiến thức giảng dạy, tránh tình trạng một số em chưa hiểu bài, còn thắc mắc mà không dám trình bày trước lớp, giúp các em nắm kiến thức, kỹ năng, tự tin tham gia kỳ thi sắp tới.

Học sinh dân tộc Khmer ở trường THPT Văn Ngọc Chính (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) trong giờ ôn tập môn Toán. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN
Học sinh dân tộc Khmer ở Trường THPT Văn Ngọc Chính (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) trong giờ ôn tập môn Toán. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất của cả nước, với hơn 400.000 hộ đồng bào dân tộc, chiếm trên 31% tổng dân số toàn tỉnh. Ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng cho biết, năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 9.946 học sinh khối 12, trong đó học sinh dân tộc Khmer 1.896 em, chiếm trên 20%. Đến nay, các trường đã tổ chức ôn thi khá nghiêm túc, học sinh đều nắm vững kiến thức, kỹ năng và quy chế của kỳ thi.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kỳ thi thử cho các em học sinh khối 12, giúp các em làm quen với không khí, cách làm bài thi; đồng thời để Ban Giám hiệu nhà trường và thầy, cô giáo phân tích được lượng kiến thức để có cách ôn tập xoáy sâu vào trọng tâm trong thời gian ôn tập còn lại. Qua đó, hầu hết các đơn vị đã có kế hoạch giao chỉ tiêu, chất lượng cụ thể từng tổ chuyên môn; có danh sách học sinh yếu, nguy cơ trượt tốt nghiệp để có kế hoạch ôn tập, củng cố kiến thức cho các em.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho biết thêm, đến nay các bước chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông trên địa bàn cơ bản hoàn thành theo tiến độ; trong đó toàn tỉnh có 27 điểm thi và 430 phòng thi.

Sở chỉ đạo các trường phối hợp với phụ huynh học sinh thông báo thời gian, địa điểm của kỳ thi; riêng tại các địa phương đã thành lập các tổ (có số điện thoại đường dây nóng) để hỗ trợ các em học sinh đi thi khi gặp sự cố về giao thông, để các em tự tin bước vào kỳ thi đạt hiệu quả cao nhất.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 2 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 2 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham dự cùng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 2 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.