Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Số ca COVID-19 ở Philippines tăng kỷ lục 3 ngày liên tiếp, Nhật Bản có số ca mắc mới cao nhất trong hơn 4 tháng

PV - 10:03, 16/01/2022

Đến sáng 16/1, thế giới có trên 325,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 5,55 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Hơn 325,6 triệu người trên thế giới đã mắc virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)
Hơn 325,6 triệu người trên thế giới đã mắc virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch  COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 66,3 triệu ca mắc và hơn 872.600 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 107.700 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã cập nhật hướng dẫn người dân đeo khẩu trang để ngăn chặn sự tấn công của virus SARS-CoV-2. Theo đó, cơ quan này cho biết, một số loại khẩu trang có khả năng bảo vệ người dân khỏi sự tấn công của virus SARS-CoV-2 cao hơn, đồng thời đưa ra một số chỉ dẫn mà người tiêu dùng cần lưu ý. Trong một tuyên bố, CDC Mỹ nêu rõ, khẩu trang là công cụ quan trọng ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và nhấn mạnh dù đeo khẩu trang loại nào cũng tốt hơn là không đeo.

Nhà Trắng sẽ cho ra mắt một trang web mới vào ngày 19/1 để cung cấp 500 triệu bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí tới tận nhà người dân. Mỗi hộ gia đình có thể đăng ký nhận 4 bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 từ lô hàng 500 triệu bộ xét nghiệm COVID-19 mà Chính phủ Mỹ đặt mua thêm để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm gia tăng trên cả nước do sự lây lan nhanh của  biến thể Omicron . Người đăng ký sẽ nhận được các bộ xét nghiệm trong vòng từ 7 - 12 ngày. Ngoài ra, Nhà Trắng cũng sẽ triển khai một đường dây điện thoại để tiếp nhận yêu cầu từ những người không thể truy cập vào trang web đăng ký nhận bộ xét nghiệm nhanh.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 15/1, nước này ghi nhận 268.999 ca mắc mới. Như vậy, tổng cộng trên 37,1 triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn 486.000 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.

Hàng trăm nghìn người dân Ấn Độ vẫn tập trung ở sông Hằng để tắm nước thiêng trong lễ hội truyền thống, bất chấp số ca mắc COVID-19 đã tăng gấp 30 lần trong tháng qua. Mặc dù Chính phủ nước này đã sử dụng máy bay không người lái để giúp các tín đồ giữ khoảng cách, tuy nhiên nhiều người dân vẫn vi phạm các biện pháp phòng chống dịch, làm dấy lên nguy cơ đây có thể trở thành sự kiện siêu lây nhiễm.

Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 620.800 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 22,92 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Brazil đang phải hứng chịu sự gia tăng mạnh về số ca COVID-19 khi biến thể Omicron lan truyền khắp đất nước, gây áp lực lên các dịch vụ y tế và nền kinh tế. Số trường hợp được xác nhận mắc mới COVID-19 đã tăng gần gấp đôi kể từ tuần trước, với mức trung bình mắc mới trong 7 ngày qua tăng lên trên 52.000 ca/ngày. Mỗi ngày nước này ghi nhận khoảng 120 người tử vong. Nhu cầu về y tế tăng cao, các bệnh viện đang thiếu nhân lực do nhiều bác sĩ và y tá tự cách ly do mắc COVID-19. Biến thể Omicron cũng đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Brazil lớn hơn, làm giảm 20% lực lượng lao động của nước này.

Brazil đã bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi sau khi được giới chức y tế nước này cấp phép cách đây một tháng. Theo đó, hơn 20 triệu trẻ em tại Brazil đủ điều kiện để tiêm vaccine, miễn là có sự đồng ý của phụ huynh. Brazil sử dụng vaccine của hãng Pfizer-BioNTech để tiêm cho nhóm đối tượng này. Người bản địa và trẻ em có nguy cơ cao là những nhóm ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết, giới chức nước này sẽ cấp giấy chứng nhận COVID-19 cho người dân, kể người nước ngoài, dựa trên kết quả xét nghiệm kháng thể. Việc cấp giấy chứng nhận sẽ được bắt đầu thực hiện từ ngày 1/2 tới. Người nước ngoài và người Nga tiêm vaccine nước ngoài cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận COVID- 19 nếu có kháng thể và giấy này sẽ có giá trị trong vòng 6 tháng.

Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 27.179 ca mắc COVID-19 mới, 723 người tử vong. Kể từ đầu đại dịch đến nay, Nga đã có trên 10,77 triệu người nhiễm COVID-19, trong số này bao gồm hơn 320.600 người đã tử vong.

Ngày 15/1, Nga ghi nhận thêm 27.179 ca mắc COVID-19 mới. (Ảnh: AP)
Ngày 15/1, Nga ghi nhận thêm 27.179 ca mắc COVID-19 mới. (Ảnh: AP)

Các nhà nghiên cứu ở Anh cho biết, họ đã phát triển được một loại xét nghiệm PCR nhạy hơn, do đó phát hiện được một người dương tính với virus SARS-CoV-2 có còn khả năng truyền bệnh hay không.

Xét nghiệm PCR được sử dụng hiện nay phát hiện được virus SARS-CoV-2, nhưng cũng phát hiện cả những mảnh xác virus còn lại sau khi bệnh nhân đã qua thời kỳ truyền bệnh. Còn loại xét nghiệm mới phát hiện được virus còn hoạt động và có khả năng lây truyền hay không, từ đó rút ngắn thời gian phải cách ly của F0 nếu khả năng truyền bệnh không còn. Theo các nhà nghiên cứu làm ra xét nghiệm này, sau 5 ngày dương tính, chỉ còn 1/3 số bệnh nhân có tải lượng virus đáng lo ngại. Hiện Anh đã giảm thời gian tự cách ly của F0 xuống còn 5 ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính.

Omicron dường như khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phải nhập viện cao hơn so với các biến thể trước đó. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do các nhà khoa học Anh tiến hành. Biến thể Omicron đã lây lan nhanh chóng ở Anh và đẩy số ca mắc COVID-19 liên tục lập mốc "kỷ lục buồn". Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhập viện của trẻ nhỏ mắc COVID-19, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, tăng lên trong 4 tuần qua. Theo đó, 42% số trẻ mắc COVID-19 phải nhập viện là dưới 1 tuổi, cao hơn so với tỷ lệ khoảng 30% trong các đợt bùng phát trước đó. Mặc dù vậy, hầu hết trẻ nhập viện có triệu chứng nhẹ.

Cơ quan Y tế quốc gia Pháp (HAS) đã chính thức phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ. Theo HAS, dữ liệu từ các nghiên cứu khác nhau cho thấy, vaccine Nuvaxovid có hiệu quả cao, giúp giảm tới 90% các triệu chứng và có thể ngăn ngừa bệnh nặng lên đến gần 100%. Loại vaccine này có thể sử dụng để tiêm cho những người từ 18 tuổi trở lên, với khoảng cách giữa liều thứ nhất và liều thứ hai là 3 tuần.

HAS cho biết thêm, vaccine Novaxovid có thể sử dụng cho những người chưa tiêm liều vaccine nào hoặc không thể tiêm vaccine theo công nghệ mRNA. Dự kiến, Pháp sẽ nhận lô vaccine Novaxovid đầu tiên vào cuối tháng 1, theo đó nước này có thể triển khai tiêm từ tháng 2 tới. Theo kế hoạch, Pháp sẽ nhận được 3,2 triệu liều vaccine Novaxovid trong quý I/2022. Đến nay, Pháp đã cấp phép lưu hành 5 loại vaccine của các hãng Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson và Novavax.

Tại Israel, số ca mắc mới COVID-19 đang ở mức rất cao, trên 40.000 ca/ngày trên tổng dân số khoảng 9,5 triệu người. Số bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng cũng đang có dấu hiệu gia tăng. Cụ thể, trong số 306 bệnh nhân trở nặng, có gần một nửa là chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Người trên 60 tuổi chiếm tới 35% số ca nặng. Kể từ đầu tháng 1 này, Israel bắt đầu triển khai tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 4 ngừa COVID-19 cho người lớn tuổi và có nguy cơ cao. Tính đến nay, đã có trên 500.000 người dân nước này tiêm vaccine mũi thứ 4.

Philippines sẽ kéo dài thời gian áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch tại vùng thủ đô Manila và các tỉnh khác tới cuối tháng 1. Đây được xem là biện pháp cần thiết mặc dù việc áp đặt các biện pháp phòng dịch đang làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh và nhiều dịch vụ công. Biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn đang khiến Philippines phải đương đầu với đợt gia tăng số ca mắc mới COVID-19 cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Philipines đã ghi nhận 39.004 ca mắc mới trong ngày 15/1, mức cao nhất kể từ đầu dịch. Đến nay, tổng cộng trên 3,16 triệu người ở nước này đã nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm hơn 52.800 người thiệt mạng. Thứ trưởng Y tế Philippines, bà Maria Rosario Vergeire, cho biết, biến thể Omicron đang lan rộng trong cộng đồng ở vùng thủ đô Manila, khu vực gồm 16 thành phố với dân số hơn 13 triệu người. Bà Vergeire cảnh báo, số ca mắc mới COVID-19 có thể đạt đỉnh trong thời gian từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 tới. Quốc gia này đang có số ca nhiễm và tử vong cao thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Indonesia), với hơn 3,16 triệu ca mắc và gần 53.000 ca tử vong.

Chính phủ Indonesia đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân từ 14 quốc gia có nhiều ca nhiễm biến thể Omicron, viện dẫn các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt tại Indonesia và tầm quan trọng của việc cho phép các hoạt động đi lại giữa các nước nhằm phục hồi kinh tế.

Người phát ngôn Lực lượng Đặc nhiệm chống COVID-19 thuộc Chính phủ Indonesia Wiku Adisasmito cho biết, quyết định trên được đưa ra do Omicron đã lan rộng ra 150/195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo ông, việc duy trì lệnh cấm nhập cảnh sẽ gây khó khăn cho các hoạt động đi lại xuyên quốc gia vốn rất cần thiết để duy trì sự ổn định của đất nước và phục hồi kinh tế. Chính sách mở cửa cho du lịch quốc tế được đưa ra dựa trên kết quả cuộc họp ngày 10/1 và đã được ban hành trong thông tư của Lực lượng Đặc nhiệm chống COVID-19.

Campuchia bắt đầu triển khai tiêm mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 cho các nhóm ưu tiên ở thủ đô Phnom Penh trong bối cảnh biến thể Omicron lan rộng trong cộng đồng. Các nhóm này bao gồm nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, quân đội, cảnh sát, người cao tuổi cùng các quan chức cấp cao.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng, không có lựa chọn nào tốt hơn là tiêm vaccine phòng bệnh và thực hiện "3 nên, 3 tránh" theo khuyến nghị của Bộ Y tế nước này. Theo đó, 3 điều nên làm là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5 m; 3 tránh là các không gian kín và hẹp, không gian đông người và tiếp xúc gần. Đến nay, khoảng hơn 85% dân số Campuchia đã tiêm 2 mũi và 27% dân số đã tiêm mũi 3.

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định rút ngắn thời gian cách ly đối với những người tiếp xúc gần với các ca nhiễm biến thể Omicron. Đây là quyết định được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu cho thấy, biến thể này có thời gian ủ bệnh ngắn hơn các biến thể khác.

Theo quyết định, những người tiếp xúc gần với các ca nhiễm biến thể Omicron trên các chuyến bay nhập cảnh vào nước này chỉ phải cách ly 10 ngày thay vì 14 ngày như trước đây. Quyết định trên được đưa ra sau khi có các báo cáo nghiên cứu khoa học về biến thể Omicron cho thấy, biến thể này thường có thời gian ủ bệnh là 3 ngày, ngắn hơn so với các biến thể thông thường khác.

Bên cạnh đó, một số ngành nghề tại Nhật Bản cũng được ưu tiên. Đối với những lao động thiết yếu như nhân viên y tế, nhân viên điều dưỡng, hay cảnh sát…, thời gian cách ly sẽ rút ngắn xuống còn 6 ngày, điều kiện là phải có xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19 trước khi hết cách ly.

Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở Nhật Bản, số ca mắc mới trong ngày 15/1 vượt ngưỡng 25.000 ca, mức cao nhất kể từ tháng 8/2021. Như vậy, đến nay nước này ghi nhận hơn 1,83 triệu ca mắc COVID-19 và 18.423 người tử vong.

Số ca mắc mới COVID-19 liên tục tăng cao do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Đáng chú ý, tại tỉnh Okinawa, nơi đặt phần lớn căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, hơn 1.800 ca mắc mới đã được ghi nhận trong ngày 15/1, mức cao nhất từ trước đến nay. Kể từ tháng 11/2021, Nhật Bản áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài, nhưng binh sĩ Mỹ vẫn được phép ra vào nước này với điều kiện phải thực hiện xét nghiệm và cách ly.

Ngày 15/1, chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc thông báo đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron ở thành phố này, chỉ vài tuần trước khi diễn ra Olympic mùa Đông Bắc Kinh, dự kiến khai mạc vào ngày 4/2 tới. Lực lượng chức năng đã phong tỏa nơi làm việc và nhà của bệnh nhân và thu thập 2.430 mẫu xét nghiệm.

Nhà chức trách cũng cảnh báo Omicron có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong bối cảnh Tết Nguyên đán sắp diễn ra. Trước tình hình trên, nhiều chính quyền địa phương khuyến nghị người dân không rời khỏi nơi mình sinh sống nếu không thật sự cần thiết trong dịp nghỉ lễ. Hàng chục chuyến bay quốc tế và nội địa đã bị hoãn. Cũng trong ngày 15/1, ít nhất 6 thành phố của Trung Quốc đại lục ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục ghi nhận 165 trường hợp mắc COVID-19 mới, trong đó có 104 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 2 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 6 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 7 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 7 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 7 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.