Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Si Ma Cai: "Tái khởi động" mô hình bán trú dân nuôi để giữ chân học trò

Trọng Bảo - 10:48, 14/10/2021

Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, có hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, ngành Giáo dục địa phương đang gặp những khó khăn nhất định. Và, một trong những giải pháp, hướng đi trong thời gian tới của Si Ma Cai, là việc “tái khởi động” mô hình bán trú dân nuôi.

Việc học bán trú góp phần nâng cao chất lượng với các em học sinh vùng cao Si Ma Cai. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Việc học bán trú góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh vùng cao Si Ma Cai. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Chưa hết khó

Sau khi Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành và có hiệu lực, tại huyện Si Ma Cai có 7.257 lượt học sinh ở các xã Sín Chéng, Bản Mế, Nàn Sán, Cán Cấu, thị trấn Si Ma Cai là các xã hoàn thành NTM, chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi các chế độ chính sách.

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng Phòng Giáo dục huyện cho biết: Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà trường, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 về tiếp tục thực hiện hỗ trợ cho học sinh các xã khu vực II, khu vực III hoàn thành NTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 

Mặc dù Nghị quyết, đã cơ bản tháo gỡ những khó khăn đối với học sinh các xã NTM. Tuy vậy, Nghị quyết này, cũng chỉ áp dụng cho năm học 2021 - 2022; nếu không có gì thay đổi, thì những năm học tiếp theo nhiều khả năng học sinh sẽ không còn được hưởng chính sách trên.

Năm học 2021 - 2022, Trường Tiểu học và THCS Nàn Sán có 13 lớp, với 350 học sinh không còn được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ như trước đây. Thầy giáo Nguyễn Đức Lưu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nghị quyết của HĐND đã tháo gỡ khó khăn  rất nhiều cho nhà trường. Tuy nhiên, cũng còn những khó khăn nhất định, như các em không còn được hỗ trợ gạo, thiết bị thể thao, y tế… nhất là vấn đề đóng học phí của học sinh.

“Đặc biệt, sau khi chuyển lên khu vực I, không thuộc thôn khó khăn, xã đặc biệt khó khăn thì học sinh sẽ phải đóng tiền học phí hàng tháng với mức thu là 60.000 đồng/tháng xã khu vực I. Đây là khoản đóng góp không nhỏ với các gia đình có nhiều con đi học”, thầy Lưu nhấn mạnh.

Cơ sở vật chất phục vụ học tập cho học sinh vùng cao được cải thiện rõ rệt từ chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước
Cơ sở vật chất phục vụ học tập cho học sinh vùng cao được cải thiện rõ rệt từ chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước

Giải pháp giữ chân học trò

Với những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, ngày 30/9/2021, Huyện ủy Si Ma Cai đã ban hành Chỉ thị 12-CT/HU về việc huy động học sinh ra lớp và công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện. Trong đó, nhấn mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 

Một trong những giải pháp trong công tác xã hội hóa giáo dục mà huyện hướng đến, là tiếp tục vận động Nhân dân đóng góp để thực hiện trở lại mô hình bán trú dân nuôi, như những năm trước đây huyện đã làm, khi chưa có mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú.

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng Phòng Giáo dục huyện chia sẻ: Với mô hình này, Nhân dân sẽ đóng góp lương thực, thực phẩm, tham gia nấu ăn… cho con em mình, để các em được học tập, ăn ở nội trú. Qua đó, các em đỡ phải đi bộ trèo đèo, lội suối vất vả, mệt nhọc hằng ngày. Thầy cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn, nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em hiệu quả hơn. Các em được ăn, ở và học tại chỗ, được giao lưu với bạn bè và thầy cô thường xuyên, nên có cơ hội sử dụng tiếng phổ thông nhiều hơn. 

"Ðiều quan trọng nhất, là hạn chế đến mức thấp nhất học sinh bỏ học giữa chừng, vì xa nhà và gia đình khó khăn…”, bà Oanh phân tích.

Khi các xã đã đạt đến sự phát triển nhất định, trong đó có việc hoàn thành xây dựng NTM, thì sự điều chỉnh các xã này từ vùng III, vùng II chuyển sang vùng I để dành nguồn lực đầu cho các xã khó khăn hơn là điều tất yếu. 

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn khi không còn được hưởng các chính sách hỗ trợ, nhiều địa phương đã và đang có những giải pháp tích cực cho vấn đề an sinh xã hội, trong đó có giáo dục. Và, cách làm, hướng đi của huyện vùng cao Si Ma Cai khi đang hướng đến việc “tái khởi động” mô hình bán trú dân nuôi thực sự là một gợi ý hay, cách làm cần được nhân rộng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 5 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Thể thao - Minh Thu - 5 giờ trước
Chiều 6/5, Huấn luyện viên (HLV) Kim Sang-sik tham dự buổi lễ ký hợp đồng và ra mắt truyền thông trên cương vị mới: HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam.
Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Tin tức - T.Hợp - 7 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 9 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Aston Villa đã gây bất ngờ khi để thua đội bóng đã hết mục tiêu tại mùa giải năm nay Brighton với tỷ số 0-1. Kết quả này khiến cuộc đua Top 4 Ngoại hạng Anh trở lên nóng hơn bao giờ hết.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 11 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 12 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - PV - 14 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 15 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 15 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.