Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

PV - 21:08, 29/01/2018

Tỉnh An Giang đang tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu bền vững dựa trên thế mạnh về lúa và cá tra, đồng thời phát triển ngành du lịch xanh...

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, diện tích gieo trồng cây lúa giảm do chuyển dịch sang cây trồng và nuôi thủy sản khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tổng sản lượng lúa cả năm đạt xấp xỉ 4 triệu tấn, giảm gần 40.000 tấn, nhưng giá trị sản xuất tăng, ước tính giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt mức 160 triệu đồng/ha.

An Giang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu. An Giang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu.

 

Tỉnh chú trọng sản xuất lúa gạo an toàn, nâng cao chất lượng, tăng diện tích lúa nếp để đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 2017, riêng sản lượng lúa nếp đã đạt gần 1,1 triệu tấn, tăng 271.500 tấn so năm trước. Tuy nhiên để đảm bảo sản xuất bền vững, tỉnh đã quy hoạch vùng sản xuất lúa nếp tại huyện Phú Tân, và thường xuyên kiểm soát các địa phương “xé rào” sản xuất do sức hút của thị trường.

Trong sản xuất cây lúa hằng năm, xu hướng hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ khâu cung cấp giống chất lượng cao đến khâu thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm, chế biến xay xát và xuất khẩu đang được nhiều nông dân lựa chọn. Theo thống kê mỗi năm trên địa bàn tỉnh có trên 35.400ha đất sản xuất 2 vụ, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất mang lại hiệu quả cao cho nông dân.

Ngành nông nghiệp An Giang đang tổ chức thực hiện liên kết với Tập đoàn Lộc Trời để xây dựng thương hiệu lúa gạo của tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ra thị trường ngoài nước.

Bên cạnh đó, trong các năm qua, nông nghiệp An Giang đánh dấu bước chuyển biến từ chuyển dịch diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn trái, mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Năm 2017, tổng diện tích trên 15.800ha, tăng 19,2% (tương đương tăng 2.552ha so cùng kỳ), trong đó diện tích tăng chủ yếu trên địa bàn huyện Chợ Mới. Diện tích cây ăn trái đã cho thu hoạch sản phẩm trên 11.700ha.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Bí thư Huyện ủy Chợ Mới cho rằng, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang hình thành vùng cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái là hướng đi đúng của huyện. Chợ Mới đang hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững bằng hình thành các HTX trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tưới nhỏ giọt.

Hiện toàn huyện đã hình thành các vùng trồng xoài tập trung, với các giống chất lượng cao như xoài Đài Loan, xoài Cát Hòa Lộc. Kế hoạch nâng diện tích xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP đến năm 2018 là 500ha.

Tri Tôn là huyện miền núi có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống, với điều kiện đất đai khí hậu có 6 tháng mùa mưa và 6 tháng là mùa nắng nóng. Kinh tế của huyện trước đây chỉ trông chờ vào trồng lúa, nuôi bò với quy mô nhỏ lẻ, bấp bênh. Năm 2017, đánh dấu bước chuyển tích cực của huyện, khi có nhiều doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi gia súc với quy mô lớn bằng công nghệ tiên tiến. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho huyện Tri Tôn trong phát triển nền kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích tích cực cho bà con.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cũng đang triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng bò hơi đáp ứng yêu cầu thị trường và tăng lợi nhuận cho người nuôi. Hỗ trợ trên 5,4 tỷ đồng phát triển đàn bò thịt, bò cái giống sinh sản chất lượng cao. Dự kiến, mô hình nuôi bò ứng dụng công nghệ cao sẽ có mức lãi trên 6,7 triệu đồng/con, tăng gấp 3 lần so với nuôi bò theo truyền thống...

HOÀNG VŨ

Tin nổi bật trang chủ
Xây “lũy thép” trên miền biên viễn Ba Nang

Xây “lũy thép” trên miền biên viễn Ba Nang

Gương sáng - Phạm Tiến - 3 phút trước
Ba Nang là xã biên giới nằm ở phía Tây huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Với gần 10km đường biên cùng địa hình hiểm trở, Ba Nang được xem là vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. Cùng với lực lượng Bộ đội Biên phòng, đội ngũ Người có uy tín và đồng bào Bru Vân Kiều ở Ba Nang đã xây dựng được “lá chắn thép” bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở làng “cát trắng”

Người có uy tín ở làng “cát trắng”

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 4 phút trước
Chúng tôi về làng Chăm Thành Tín đúng dịp bà con rộn ràng đón Tết Ramưwan năm 2025. Đây là làng Chăm duy nhất của xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hôm nay, diện mạo vùng nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống bà con no ấm, yên vui. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Người có uy tín Châu Văn Bính, người luôn đồng hành cùng chính quyền và Nhân dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Kênh thoát nước thành “bãi rác lộ thiên”

Kênh thoát nước thành “bãi rác lộ thiên”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 phút trước
Theo phản ánh của người dân, vài năm trở lại đây, kênh thoát nước khu vực giáp danh giữa phường Phong Hải và xã Liên Vị nằm trong vùng đảo Hải Nam, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bị ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Dòng kênh này không chỉ xuống cấp mà còn trở thành nỗi ám ảnh của hơn 100 hộ dân sinh sống quanh khu vực.
Tết Chôl Chnăm Thmây - nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng năm mới đủ đầy của đồng bào Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây - nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng năm mới đủ đầy của đồng bào Khmer

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 6 phút trước
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Theo quan niệm của đồng bào, đây là thời điểm tiếp giáp giữa hai mùa mưa -nắng với cây cối tốt tươi… nên được đồng bào coi như sự khởi đầu của một năm thuận lợi.
Yên Bái: Đồng bào DTTS tham gia phát triển du lịch

Yên Bái: Đồng bào DTTS tham gia phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 9 phút trước
Những năm qua, du lịch tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển vượt bậc, lượng khách du lịch đến với tỉnh ngày một tăng cao. Có được sự thành công này, mỗi người dân đã phát huy vai trò là chủ thể sở hữu các tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa truyền thống dân tộc..., tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, qua đó góp sức đưa ngành du lịch tỉnh Yên Bái phát triển mạnh mẽ.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khám phá Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích

Khám phá Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích

Photo - Quang Vũ - Vũ Mừng - 12 phút trước
Nằm trên địa phận 2 huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang, Tây Côn Lĩnh được coi là nóc nhà của vùng núi Đông Bắc, với độ cao 2.428m so với mực nước biển. Đỉnh Tây Côn Lĩnh quanh năm chìm trong sương mù và mây giăng mắc bốn bề đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ngoạn mục như trong cổ tích.
Bình Định: Đồng bào DTTS được an cư nhờ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Đồng bào DTTS được an cư nhờ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 14 phút trước
Từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã đầu tư nhiều khu dân cư và hỗ trợ người dân xây dựng mới nhà cửa, ổn định cuộc sống.
Đồng Xuân (Phú Yên): Xuất hiện tình trạng phun trào bùn nước bất thường

Đồng Xuân (Phú Yên): Xuất hiện tình trạng phun trào bùn nước bất thường

Môi trường sống - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Theo người dân, thôn Tân Vinh, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân (Phú Yên), vào chiều 7/4, họ nghe nhiều tiếng nổ, sau đó mặt đất xuất hiện vết nứt, một lúc sau thì bùn nhão trào lên.
5,5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

5,5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Tin tức - H. Phúc - 17 phút trước
Trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, từ ngày 29/3 đến 7/4 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch) tại Phú Thọ, ước đón khoảng 5,5 triệu lượt khách.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại TP. Cần Thơ

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại TP. Cần Thơ

Thời sự - Như Tâm – Tào Đạt - 18 phút trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ và chùa Muni Răngsây.