Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sẵn sàng cho Ngày hội lớn

Minh Thu - 19:41, 27/11/2020

Từ ngày 2-4/12/2020, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020 sẽ được tổ chức, với chủ đề “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển có bài phỏng vấn Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam năm 2020 (viết tắt là Đại hội) về công tác chuẩn bị Đại hội.

Thưa Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm, Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 2-4/12/2020 là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Đến nay, công tác chuẩn bị cho Đại hội đã được triển khai như thế nào?

Được tổ chức 10 năm một lần, Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, là dịp để chúng ta nhìn lại quá trình phát triển, những thành tựu nổi bật của công tác dân tộc, chính sách dân tộc, những nỗ lực vươn lên trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN; đặc biệt là giai đoạn 2010 – 2020.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh, Phó trưởng BTC Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh, Phó trưởng BTC Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II

Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đại hội, trong thời gian qua, Ủy ban Dân tộc chủ trì cùng với các Ban, bộ, ngành, các cơ quan tích cực, chủ động, khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Ban Tổ chức Đại hội đã nỗ lực với quyết tâm chính trị cao nhất, rà soát, chỉ đạo hoàn thiện từng mảng công việc cụ thể đối với các Tiểu ban phục vụ Đại hội - từ công tác lễ tân, khánh tiết, đưa đón đại biểu dự Đại hội; xây dựng các phương án đảm bảo an ninh, an toàn; xây dựng kịch bản nội dung hoàn thiện báo cáo chính trị Đại hội; chuẩn bị công tác Thi đua - Khen thưởng…

Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, Ban chỉ đạo Đại hội, Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao, xây dựng các phương án, kịch bản sẵn sàng ứng phó các tình huống xảy ra, không lơ là chủ quan, quyết tâm tổ chức Đại hội chu đáo, tuyệt đối an ninh, an toàn, thành công, hòa chung không khí phấn khởi của cả nước tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam; theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Có thể khẳng định, đến nay, Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 đã được Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức chuẩn bị chu đáo sẵn sàng đón các đại biểu về tham dự theo Kế hoạch.

Được tổ chức 10 năm một lần, Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 có nét mới gì, so với kỳ Đại hội trước, thưa Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm?

Đại hội lần thứ I năm 2010 có chủ đề là: “Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Theo đó, một trong những nội dung quan trọng của Đại hội là: Tổng kết, đánh giá phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào DTTS trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển; đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác dân tộc từ Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Theo đó, Đại hội lần thứ II năm 2020 có chủ đề là: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2010-2020; đánh giá 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội DTTS lần thứ I năm 2010; Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và định hướng đến năm 2030.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện với đồng bào DTTS tại Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc (năm 2019)
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện với đồng bào DTTS tại Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc (năm 2019)


Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 là ngày hội lớn của đồng bào các DTTS, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Quan điểm này được thể hiện như thế nào trong Báo cáo chính trị tại Đại hội? Quyết tâm và kỳ vọng của đồng bào các DTTS được thể hiện như thế nào thưa Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm?

Từ Đại hội lần thứ I năm 2010 đến nay, Đảng và Nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, thực hiện thắng lợi Quyết tâm thư Đại hội lần thứ I, thể hiện qua 6 nội dung chính: Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các Ban, bộ ngành; các tỉnh, thành phố tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật rất quan trọng để lãnh đạo toàn diện công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. 

Các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã ưu tiên nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhất là địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, đạt được kết quả rất quan trọng; cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng ngày càng đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững hơn. 

Đi đôi với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân; sự nghiệp văn hóa, thông tin, truyền thông; tạo điều kiện để đồng bào DTTS tiếp cận với các dịch vụ công, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao mức độ hưởng thụ văn hóa, nâng cao nhận thức, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu.

Vì thế, những thành tựu quan trọng và toàn diện của công tác dân tộc đạt được trong 10 năm qua, là nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; sự đoàn kết, vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trên mọi miền đất nước.

Báo cáo chính trị tiếp tục khẳng định, đồng bào các DTTS là máu thịt của dân tộc Việt Nam, một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 54 dân tộc anh em “như cây một cội, như con một nhà”, đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, luôn kề vai sát cánh bên nhau trong chế ngự thiên nhiên, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng bào các dân tộc nguyện một lòng sắt son đi theo Đảng, luôn tâm nguyện rằng còn Đảng là còn mình; chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới lãnh đạo, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, trong đó có đồng bào DTTS. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, đồng bào DTTS cùng với Nhân dân cả nước nguyện xiết chặt tay nhau, triệu người như một, quyết tâm thực hiện lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Chúng ta phải thương yêu nhau, kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 6 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 13 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.