Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào

Ngọc Ánh- Tấn Vịnh - 16:30, 20/09/2023

Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận nhỏ người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo lưu nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.

Nghệ nhân dệt thổ cẩm dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Salavan, Lào (Ảnh: Trần Kỳ Phương)
Nghệ nhân dệt thổ cẩm dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Salavan, Lào (Ảnh: Trần Kỳ Phương)

Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử, đồng bào Cơ Tu sinh sống ở vùng biên của hai nước Việt - Lào từ lâu đã có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nội bộ dân tộc luôn hỗ trợ nhau nhiều mặt, từ mưu sinh và hoạt động văn hóa. Tuy có dân số không lớn như ở Việt Nam nhưng đồng bào Cơ Tu ở Lào vẫn giữ gìn, bảo lưu những di sản văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Một số di sản văn hóa của người Cơ Tu ở Việt Nam đã mai một hoặc mất hẳn nhưng đồng bào Cơtu bên kia biên giới vẫn còn tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như mô hình cư trú, nhà cửa trong mỗi ngôi làng theo vòng tròn, hay hình ô van đồng tâm hay tập tục, lễ hội truyền thống, phương thức canh tác. Đây là hiện tượng độc đáo mà các nhà nhân học gọi là sự “hóa thạch ngoại biên”. Những yếu tố đó đã làm cho vốn quý trong kho tàng văn hóa tộc người được bảo tồn, phục hồi và phát triển.

Người Cơ Tu ở Lào vẫn còn thực hành nghề dệt theo cách cổ xưa, từ việc sử dụng khung dệt đến quá trình chế biến sợi, nhuộm sợi, tạo hoa văn... Khung dệt có dây đeo lưng, thanh giằng ở chân, gọi là khung dệt dùng sức căng của cơ thể (body tention looms), là loại khung dệt cổ xưa nhất của nhân loại. Hoa văn và màu sắc của thổ cẩm Cơ Tu ở Lào còn giữ nét hoang sơ. Màu vải được nhuộm từ cây chàm nên có màu xanh lơ và màu đen thẫm. Hoa văn đa dạng, trong đó chủ yếu vẫn là hoa văn bằng hạt cườm nhựa hay thủy tinh. Loại cườm bằng nhựa tổng hợp này có đủ màu sắc, tiện lợi, dễ sử dụng và cũng được ưa chuộng hơn. Nguyên liệu này đồng bào mua và trao đổi từ người đồng tộc ở Việt Nam.

Nhà làng Cơ tu ở Thông Vai, tỉnh Salavan, nơi trưng bày và bán các sản phẩm dệt (Ảnh: Linda Susan)
Nhà làng Cơ tu ở Thông Vai, tỉnh Salavan, nơi trưng bày và bán các sản phẩm dệt (Ảnh: Linda Susan)

Hoa văn và các đường viền phức tạp trên thổ cẩm của dân tộc Cơ Tu bên Lào cũng xuất hiện khá phổ biến trong các sản phẩm dệt của đồng bào Cơ Tu ở Việt Nam. Đó là mô típ người phụ nữ múa điệu Da dá, hình xương cá, hình con bướm..., hay giống nhau về đồ trang sức, loại hình trang phục truyền thống... Điều này biểu hiện họ có “mẫu số chung” về bản sắc tộc người.

Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu ở Lào có ảnh hưởng đến nghề dệt của người Cơ Tu ở Việt Nam. Đồng bào Cơ Tu ở làng Công Dồn, xã Duôih, huyện Nam Giang là nơi duy nhất còn trồng bông dệt vải theo kiểu truyền thống. Họ có giống bông vải của dân tộc Lào (kpay lao), cùng với giống bông vải bản địa để duy trì nghề dệt vải. Trước đây, đồng bào Cơ Tu ở Lào còn có các loại sản phẩm dệt được trang trí hoa văn bằng cườm chì (halùng hoặc alùng). Dưới lòng sông Antrôl bên Lào là nơi mà đồng bào khai thác quặng chì, mang về chế tác thành hạt cườm để trang trí hoa văn trên khố, váy, áo.

Thợ dệt Cơtu ở huyện Thông Vai, tỉnh Salavan với sản phẩm vừa hoàn thành (Ảnh: Linda Susan)
Thợ dệt thổ cẩm người Cơtu ở huyện Thông Vai, tỉnh Salavan với sản phẩm vừa hoàn thành (Ảnh: Linda Susan)

Kỹ thuật chế tác và dệt hoa văn bằng cườm chì của người Cơ Tu và một số tộc người bên Lào đã được truyền lại hoặc trao đổi nguyên liệu thành phẩm đã qua chế tác cho người Cơ Tu ở Việt Nam. Cườm chì thường được kết vào vải rất dày, nhất là trên ngực áo, đuôi khố. Ngoài việc học cách chế cườm và dệt vải bằng cườm chì từ bên Lào, người Cơ Tu, Tà Ôi và một số dân tộc khác ở vùng Trường Sơn cũng mua bán, trao đổi với các bộ tộc Lào để được sở hữu những chiếc áo, chiếc khố có hoa văn cườm chì.

Dân tộc Cơ Tu ở phía Đông Trường Sơn thường ít khi chế biến màu đỏ mà họ thường trao đổi với người Lào để lấy thứ thuốc đỏ được chế biến sẵn để nhuộm vải, đồng bào gọi là mực poong. Đặc biệt, người Cơ Tu ở Lào còn giữ bí quyết chế biến và dệt vải bằng sợi tơ chuối, một sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

Giống như đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam, người Cơ Tu ở các làng bản bên Lào duy trì loại hình kiến trúc nhà làng truyền thống. Loại hình kiến trúc này không chỉ để hội họp, tổ chức lễ hội cộng đồng mà còn là “xưởng dệt” và là “cửa hàng”, nơi các thợ dệt trưng bày và bán các sản phẩm. Nghề dệt đang được chính quyền các cấp quan tâm, từ cấp cơ sở đến trung ương. Chẳng hạn như Hội Phụ nữ Lào đã có đề án bảo tồn nghề dệt, thúc đẩy sản xuất các sản phẩm thương mại, du lịch. Các sợi tổng hợp đã nhuộm sẵn luôn được đáp ứng và nhiều thợ dệt hiện đang sử dụng vật liệu này để hành nghề.

Hoa văn trang trí trên sản phẩm thổ cẩm Cơ Tu (Lào) (Ảnh: Linda Susan)
Hoa văn trang trí trên sản phẩm thổ cẩm Cơ Tu (Lào) - Ảnh: Linda Susan

Các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như một số trường đại học của Nhật Bản và cơ quan viện trợ Nhật Bản đã thực hiện các dự án nhằm phục hồi phương thức dệt cổ truyền của đồng bào Cơ Tu ở làng Houay Houn Tai, tỉnh Salavan. Nhà tài trợ khuyến khích bà con duy trì các giống bông bản địa, chế biến thuốc nhuộm từ các vật liệu trong tự nhiên. Sản phẩm của họ được bán khắp cả nước và một số thị trường quốc tế. Nhiều phụ nữ trẻ đang nuôi sống bản thân và gia đình bằng nghề dệt vải. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt do cung luôn lớn hơn cầu đối với hàng dệt may mới.

Với giá trị nhiều mặt, thổ cẩm của người Cơ Tu ở Lào cũng được các nhà thiết kế sưu tầm, trân quý, tạo nhiều cảm hứng mới mẻ trong thiết kế thời trang. Màu chàm cùng với chất liệu sợi bông kết hợp với sợi tơ chuối, tơ lụa và hoa văn hạt cườm do các thợ dệt ở các làng Cơ Tu làm ra được tái hiện ở các bộ sưu tập thời trang mang phong cách hiện đại. Thời trang thổ cẩm Cơ Tu Nam Lào được trưng bày, trình diễn tại thủ đô Viên Chăn, cố đô Luang Prabang và giới thiệu tại các sự kiện thời trang danh giá ở các nước châu Âu như Pháp, Thụy Sĩ…

Nghề dệt thổ cẩm và các sản phẩm của nó là bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu đang sinh sống ở hai nước Việt- Lào. Để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm, chính quyền và các ngành chức năng ở các tỉnh kết nghĩa như Quảng Nam - Sê Kông cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau nhiều hơn. Cần phối hợp tổ chức Festival Lụa - Thổ cẩm thế giới tại đô thị cổ Hội An, Festival Làng nghề Huế... với các hoạt động như hội thảo, triển lãm, biểu diễn thời trang, giới thiệu sản phẩm, may mặc phục vụ khách du lịch, nhằm tôn vinh nghề truyền thống, nghệ nhân ở hai quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Ngày 9/5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại sân chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa thể thao và Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 1 giờ trước
Ngày 9/5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại sân chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa thể thao và Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 19:38, 09/05/2024
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 19:35, 09/05/2024
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 19:32, 09/05/2024
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 19:28, 09/05/2024
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:21, 09/05/2024
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 19:16, 09/05/2024
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 19:13, 09/05/2024
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 19:10, 09/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Tin tức - Ngọc Thu - 19:05, 09/05/2024
Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Phú Thiện và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.