Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rủi ro phận người làm tranh đá

PV - 14:25, 26/11/2018

Tranh đá quý Lục Yên (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước về độ tinh xảo, quý giá. Tuy nhiên, chứng kiến các công đoạn làm ra những bức tranh đá, mới phần nào hiểu được trong mỗi bức tranh này chứa đựng bao tâm huyết, mồ hôi, sức khỏe của những người thợ làm tranh…

Nhọc nhằn trong từng bức tranh quý

Đi về cuối chợ đá Lục Yên ở trung tâm thị trấn Yên Thế, bước vào một xưởng tranh đá quý, chúng tôi ấn tượng với những bức tranh cỡ lớn được làm từ nguyên liệu đá quý, đa dạng về đề tài và màu sắc. Chứng kiến các công đoạn làm ra những bức tranh, chúng tôi mới phần nào hiểu về sự gian nan, vất vả của nghề này.

Cô Nguyễn Thị Minh (50 tuổi, dân tộc Tày) đã có hơn 9 năm gắn bó với nghề chia sẻ: Nghề tranh đá quý ở Lục Yên đã có gần 30 năm, nhưng nhiều công đoạn nặng nhọc, độc hại vẫn phải làm thủ công. Việc giã đá làm nguyên liệu đòi hỏi người thợ phải am hiểu tính đá, vân đá, màu sắc; phải biết loại nào giã mịn, loại nào giã thô với muôn vàn hình dạng, kích thước… những công đoạn này, máy móc khó thực hiện được. Bên cạnh đó, với nhiều loại đá, chúng tôi phải dùng búa, dao to bản để chẻ, đập cho đá nhỏ ra mới giã được. Ngày đầu mới vào nghề, giã liên tục 8 tiếng, đêm về tay đau ê ẩm, mấy ngày sau mới đi làm lại được.

tranh đá Công đoạn chẻ đá, giã đá để làm tranh rất vất vả và dễ xảy ra tai nạn.

Nhìn những viên đá bằng quả táo bị dao, búa chặt, đập thành từng viên nhỏ, rồi được giã trong cối sắt với những âm thanh chát chúa, sắc lạnh, mảnh dằm văng khắp nơi, chúng tôi không khỏi rùng mình, nhất là nhìn những người thợ đều không có bảo hộ lao động như găng tay, kính mắt…

Theo cô Minh cho biết, nếu làm đủ 30 ngày, cô được trả 3,5 triệu đồng lương, trừ tiền xăng xe, ăn trưa còn lại không đáng là bao. Dụng cụ bảo hộ chúng tôi phải tự sắm nhưng các viên đá rất sắc, găng tay rách liên tục phải thay thường xuyên nên khá tốn kém. Vì vậy, chúng tôi chỉ làm bằng tay không. Nghề này bị dằm đá đâm chảy máu là điều bình thường. Nhiều người còn bị dằm đá bắn vào mắt, phải đi cấp cứu, chữa trị tận Hà Nội.

Công việc như vậy, nhưng vẫn “dễ thở” hơn làm công đoạn nhỏ keo 502 để gắn đá làm tranh. Keo quyện với bột đá và nhựa Foocmica, tạo thành một lớp khói mỏng, cay, khó tan trong không khí, xộc lên rất khó chịu. Để bột đá không bay, rơi chuẩn từng chi tiết, người thợ làm tranh phải làm trong phòng kín hoặc nơi kín gió, bởi vậy khi nhỏ keo, mùi keo luẩn quẩn trong phòng, biết là độc hại nhưng không có cách nào để tránh.

Cần hướng tới giải pháp hỗ trợ cho lao động tự do

Công việc nặng nhọc, độc hại, nhưng hầu hết những người thợ làm tranh đá quý đều không được tham gia BHXH. Chị Đỗ Thị Thủy, làm công việc đổ đá và keo cho biết: “Chúng tôi làm việc 8 tiếng một ngày, dài hạn nhưng đều được xếp vào lao động tự do, thời vụ, không có hợp đồng lao động nên ốm đau, tai nạn lao động thì phải tự chi trả chi phí đi viện. Tôi cũng muốn được tham gia BHXH nhưng ở vùng núi có một công việc đã là tốt rồi. Còn tham gia BHXH tự nguyện thì tôi chưa nghĩ đến, vì thu nhập còn thấp”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lục Yên: nghề chế tác, làm tranh đá quý ở Lục Yên đang có nhiều triển vọng. Huyện hiện có nhiều cơ sở lớn như: Công ty Việt Phương, các cơ sở Tích Tuyết, Ngọc Sơn Lâm, Dung Mến, Công ty TNHH Đức Tín-Ngọc Đại Phát… Mỗi cơ sở làm nghề hiện có trung bình từ 5-30 lao động, tính riêng nghề làm tranh đá đã giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động địa phương.

Có thể thấy, nghề tranh đá quý đang đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế- xã hội ở Lục Yên, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, làm sao để có sự phát triển bền vững, những người lao động được tham gia BHXH, đảm bảo cuộc sống khi chẳng may ốm đau, tai nạn, hết tuổi lao động đang là bài toán cho chính quyền ở đây.

Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc BHXH huyện Lục Yên cho biết, đối với lao động tranh đá quý, thường các chủ cơ sở mới chỉ tham gia BHXH cho các thợ chính, làm lâu năm, đối tượng là lao động tự do, thời vụ thì còn “bỏ ngỏ”. Vì vậy, thời gian qua, BHXH huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động những đối tượng này tham gia BHXH tự nguyện.

Hiện, BHXH huyện đang tích cực phối hợp Bưu điện tổ chức các Hội nghị tuyên truyền tại các xã, phường, thôn bản về chính sách này và đạt kết quả khả quan. Với những lao động tự do như làm tranh đá quý, vì tính chất công việc nên BHXH huyện đã tổ chức các hội nghị vào buổi tối để họ có thể tham dự.

Hầu hết, đối tượng này đều có thu nhập thấp, công việc không ổn định nên khó khăn hơn trong việc vận động tham gia BHXH tự nguyện. Do đó, thời gian tới, BHXH sẽ tập trung tuyên truyền để những người lao động thay đổi nhận thức, thấy được sự hấp dẫn, linh hoạt của chính sách BHXH tự nguyện, từ đó lựa chọn mức đóng, thời gian tham gia cho phù hợp.

HIẾU ANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.
Tin nổi bật trang chủ
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người có uy tín - Thảo Linh - 4 giờ trước
Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Những “cây cao bóng cả”

Những “cây cao bóng cả”

Người có uy tín - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Vững chãi như cây Kơ Nia trước mưa gió, già làng, Người có uy tín luôn che chở, dẫn dắt dân làng trên Cao nguyên Gia Lai vượt mọi khó khăn, vững bước theo Đảng, theo Bác Hồ, vì một Tây Nguyên hôm qua anh hùng, hôm nay giàu đẹp.
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 7 giờ trước
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 12 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 13 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 13 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.