Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rà soát kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại Đồng bằng sông Cửu Long

PV - 19:10, 14/02/2023

Chiều 14/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Rà soát kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại ĐBSCL - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh: VGP/Hải Minh

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; lãnh đạo, đại diện các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội; lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL.

Đây là Hội nghị thứ 3 do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì với các vùng trong cả nước để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, chuẩn bị cho Hội nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các tỉnh đã tập trung báo cáo với Phó Thủ tướng những vướng mắc về thể chế, cũng như những khó khăn nội tại của các tỉnh trong quá trình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại khu vực.

Lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương trực tiếp giải đáp những phản ánh, kiến nghị của các địa phương; cập nhật tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn còn lại thuộc thẩm quyền; đồng thời gợi ý những định hướng lớn cho ĐBSCL, nhất là trong phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào, bảo vệ và phát triển nguồn nước sinh hoạt.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương giao và các địa phương trong vùng đã hoàn thành phân bổ tổng vốn đầu tư phát triển là 8.790,967 tỷ đồng, chiếm 8,79% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước.

Năm 2022, ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho 14 địa phương là 3.279,598 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển sang năm 2022), chiếm 9,63% tổng nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho toàn quốc, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 2.285,894 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.077,484 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/1/2023, 13 địa phương giải ngân ước đạt 1.623,902 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương, đạt 70,72% kế hoạch cấp có thẩm quyền giao, cao hơn 13,51% so với bình quân chung của cả nước (57,21%). Tốc độ giải ngân vốn ngân sách địa phương của vùng rất cao, đạt xấp xỉ 100%.

Năm 2023, tổng vốn ngân sách Trung ương giao cho các địa phương trong khu vực ĐBSCL là 2.232,920 tỷ đồng nhưng đến ngày 31/1, vẫn còn 5/13 địa phương chưa hoàn thành việc phân bổ vốn.

Rà soát kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại ĐBSCL - Ảnh 2.

Các địa phương tham dự Hội nghị qua hình thức trực tuyến - Ảnh: VGP/Hải Minh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ lệ giải ngân của các địa phương rất tốt, cao hơn 13,51% so với bình quân chung của cả nước nhưng vẫn còn nhiều khung chính sách và văn bản hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện theo thẩm quyền chưa được ban hành, vì thế rủi ro về sai sót trong quá trình thực hiện do áp lực giải ngân là lớn.

Các địa phương trong vùng có 45 kiến nghị thuộc trách nhiệm trả lời của 10 bộ, ngành Trung ương, chủ yếu là những kiến nghị về việc sớm hoàn tất ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự án; sớm sửa đổi những nội dung chồng chéo, chưa rõ trong các văn bản hướng dẫn đã ban hành, bảo đảm tính khả thi.

Tỉnh Long An, Bến Tre cùng phản ánh việc phải lấy ý kiến các bộ, ngành về danh mục loại dự án công trình áp dụng cơ chế đặc thù và phải xây dựng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP không phù hợp với thực tiễn tại địa phương, nhất là vùng ĐBSCL.

Cũng liên quan đến Nghị định 27, tỉnh Sóc Trăng cho biết Điều 16 của Nghị định quy định hồ sơ thẩm định phải có "Biên bản cuộc họp của cộng đồng dân cư" nhưng không rõ tỉ lệ dân cư tham gia họp phải từ bao nhiêu % trở lên; tỉ lệ đồng ý/ không đồng ý phải từ bao nhiêu % trở lên. Bên cạnh đó, quy định về nguyên tắc lựa chọn và tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhất là đối với tổ nhóm thợ "có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật" chưa cụ thể, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất giữa các địa phương.

Lãnh đạo Bến Tre và Trà Vinh cho rằng, cần có lộ trình để thực hiện Chỉ tiêu 17.10 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao quy định tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng ít nhất 10%, vì theo phong tục, hình thức mai táng chủ yếu vẫn là chôn cất trên đất vườn, nên việc chuyển sang hình thức hỏa táng cần có thời gian tuyên truyền, vận động.

Tỉnh Hậu Giang cho rằng, chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới được Trung ương quy định giai đoạn 2021 - 2025 đều cao hơn so với giai đoạn 2016 - 2020, trong khi địa phương chưa có nguồn đối ứng, cân đối thêm để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bến Tre phản ánh Mục đ Khoản 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-BTTTT ngày 22/6/2022 quy định nội dung xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải có "100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng địa chỉ. Nếu thực hiện quy định này, địa phương phải hoàn thành việc gắn biển cho hơn 410.000 hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích cần nguồn kinh phí rất lớn nên khó hoàn thành trong năm 2022. Tỉnh kiến nghị lùi thời gian áp dụng quy định này.

Rà soát kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại ĐBSCL - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là các địa phương phải rà soát lại danh mục các dự án, cố gắng tránh đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần  Lưu Quang đánh giá cao, biểu dương các tỉnh trong vùng đã rất nỗ lực, trách nhiệm trong tổ chức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt tỉ lệ giải ngân bình quân cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, trong đó tỉ lệ giải ngân vốn địa phương lớn hơn vốn Trung ương giao.

Tuy nhiên, các tỉnh ĐBSCL cũng là vùng có tỷ lệ nợ văn bản quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu cao nhất và kiến nghị nhiều nhất với 45 kiến nghị so với 38 kiến nghị của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và 16 kiến nghị của 5 tỉnh Tây Nguyên.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành ban hành văn bản quản lý, điều hành; hoàn tất việc phân bổ vốn của năm 2023 đã được Trung ương giao; cân đối vốn đối ứng của các địa phương cho các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là các địa phương phải rà soát lại danh mục các dự án, cố gắng tránh đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư, tốn thời gian thực hiện quy trình thủ tục, rủi ro về công tác cán bộ.

Cùng với đó, các địa phương phải tăng cường phối hợp, cộng đồng trách nhiệm vì các chương trình đều có nhiều dự án, tiểu dự án, được triển khai trên nhiều địa bàn, lĩnh vực, có sự phân cấp mạnh mẽ; tăng cường kiểm tra, giám sát, qua đó kịp thời phát hiện vấn đề để xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý.

Đối với các bộ, ngành Trung ương, Phó Thủ tướng yêu cầu, trong quý I/2023, dứt khoát hoàn tất việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn lại; tiếp tục rà soát lại các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung những quy định còn chồng chéo thuộc thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các địa phương trên nguyên tắc phân cấp mạnh cho các địa phương, nội dung quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, bớt quy trình.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo nhắc nhở chi tiết từng việc của từng bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành với những mốc thời gian hoàn thành cụ thể; chuẩn bị cho cuộc họp của Ban Chỉ đạo lần thứ 3 trong tuần sau./.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 1 phút trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 3 phút trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia LaiNhà máy : 1147 Trường Chinh, TP.Pleiku, Gia LaiHotline/Zalo: 0935.964.888Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 6 phút trước
Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 8 phút trước
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 16:29, 03/05/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 7

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 7

Tin tức - PV - 16:05, 03/05/2024
Ngày 3/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 7. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.