Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quyết tâm thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia

Thanh Huyền (thực hiện) - 12:50, 05/11/2020

Chiều ngày 4/11, trong phiên thảo luận ở Hội trường về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, Bản Mồng tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã phát biểu giải trình thêm về những nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội và đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng bài phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm tại Quốc hội.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. (Chiều ngày 4/11/2020).
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. (Chiều ngày 4/11/2020).

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên họp!

Kính thưa Quốc hội và cử tri cả nước!

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn ý kiến của đại biểu Quốc hội đã quan tâm, phát biểu về những nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội và đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Được phép của Chủ tọa phiên họp, tôi xin báo cáo với Quốc hội một số nội dung như sau:

Một, ý kiến của các đại biểu nêu về tình hình, thực trạng, những khó khăn trong đời sống và bất cập của chính sách và đề xuất một số giải pháp của các đại biểu Quốc hội là đúng với thực tế. Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nhiều lần đề cập những nội dung này và chính vì vậy, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc và ban hành Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.

Theo tinh thần đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm chính trị cao, hoàn thành xây dựng Đề án Tổng thể và xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trình với Quốc hội. Được sự ủng hộ ngay từ đầu của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14, phê duyệt Đề án tổng thể và kỳ họp thứ 9 ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14, phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây là một quyết sách mang tính lịch sử và ngay sau đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết kèm theo kế hoạch chi tiết để thực hiện và hiện nay đã thành lập xong Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này, do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng ban, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó Trưởng ban Thường trực, đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi và đã thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý 4 năm 2020.

Ủy ban Dân tộc là cơ quan Thường trực cũng đã hoàn thành xây dựng 3 tiêu chí: tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; tiêu chí phân định nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng bộ để tổ chức thực hiện trong thời gian tới. Ủy ban Dân tộc cũng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, đã tổng hợp và dự toán kinh phí ngân sách của giai đoạn 2021-2025 trình với Quốc hội. Tôi được biết, trong tài liệu của các vị đại biểu Quốc hội đã có nội dung này, nguồn vốn này cũng đã được bố trí trong giai đoạn 2021 và vốn trung hạn 2021-2025. Chúng tôi đã triển khai thực hiện rất công khai, minh bạch, đã thông báo nguồn vốn công khai đến 51 tỉnh thuộc khu vực. Trên cơ sở tiếp nhận lại thông tin của các tỉnh, chúng tôi đã làm việc với 15 tỉnh, sau làm việc chúng tôi đánh giá với nhận định rằng, đây là một quyết sách hết sức đúng đắn. Khi chúng ta thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia này sẽ giải quyết căn cơ những nội dung, những khó khăn, chắc chắn đời sống của đồng bào sẽ được nâng lên một bước.

Mới đây, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng kỳ họp thứ 13 chỉ đạo về kinh tế - xã hội năm 2021 đã ghi rõ là tổ chức thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó nhấn đậm nét về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Như vậy, chúng ta cũng có thể chia sẻ được rằng giai đoạn này, từ Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành đã dành một sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo rất đồng bộ về các văn bản, quan điểm, chủ trương, đường lối, dự án của chúng ta đã có, bây giờ chỉ có triển khai thực hiện.

Các giải pháp các đại biểu Quốc hội đã nêu được thể hiện rất rõ, cụ thể trong nghị quyết của Quốc hội. Chúng tôi hứa sẽ thực hiện nghiêm túc và cầu thị nhất để chương trình mục tiêu quốc gia đạt được kết quả mong muốn.

Trong lúc tình hình đất nước còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp, dịch COVID-19... nên nhiều chỉ tiêu thu không đạt. Quốc hội, Chính phủ, Trung ương Đảng đã dành đến gần 5 tỷ đôla, tức là 104.000 tỷ từ ngân sách Trung ương để đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong giai đoạn này, đây là một sự quan tâm rất đặc biệt, không phải là con số nhỏ.

Nhiều đại biểu đã chia sẻ về sự đau thương, mất mát của đồng bào miền Trung trong cơn bão, lũ vừa qua, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi thiệt hại nặng nề nhất cả về tài sản, tính mạng và cơ sở hạ tầng. Đảng và Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, toàn xã hội rất quan tâm. Ban Bí thư có chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ vào tận nơi, vào tận bệnh viện thăm bà con dân tộc thiểu số bị thương vong và chỉ đạo cấp gạo, cấp tiền, không để dân bị đói, bị khát, không để bị bệnh mà không được cứu chữa. Chúng tôi hiểu đây không phải chỉ là mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ, mà đây thực sự còn là một mệnh lệnh từ trái tim, một truyền thống rất là tốt đẹp của người Việt Nam. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã dành sự quan tâm rất đặc biệt. Quân đội, công an ngày đêm thực hiện chỉ đạo của cấp trên, để cứu giúp bà con, đưa cả trực thăng để rải đồ cứu trợ...

Trong hoạn nạn chúng tôi mới thấy được tình đồng chí, nghĩa đồng bào là rất quý. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cân đối lại nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia này theo đó sẽ ưu tiên tăng thêm cho các tỉnh ở vùng bị lũ lụt ở miền Trung để góp phần giải quyết nhà ở và phục hồi sinh kế cho đồng bào sớm ổn định cuộc sống.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, các nhà khoa học nghiên cứu kỹ các yếu tố tự nhiên, xã hội tìm nguyên nhân và giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, như thế chúng tôi cho rằng cần thiết và rất kịp thời. Đánh giá khả quan của chúng ta bây giờ, kết luận do cái gì, theo tôi cũng chưa đầy đủ và chưa có sức thuyết phục. Độ che phủ rừng của nước ta trên 42% so với nước ngay bên cạnh chúng ta là 26% thì của chúng ta không phải là thấp.

Nhưng báo cáo với các đại biểu là mưa dồn dập với lưu lượng rất lớn, thời gian kéo dài, độ dốc cao mà đặc điểm của miền Trung là độ dốc lại chảy từ miền núi xuống miền biển. Một độ dốc rất cao, với một lưu lượng lớn như thế thì ngăn cản dòng chảy này tức thì ở thời điểm đó không phải là dễ dàng. Và lúc này, theo chúng tôi, chỉ đạo để ứng cứu, giúp đồng bào ổn định cuộc sống là quan trọng nhất. Mọi thứ khác chúng ta sẽ giải quyết dần và trước những sự việc phức tạp, khó khăn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Nếu chúng ta ứng xử thật lòng thì khó mấy chúng ta cũng có cách giải quyết.

Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội!

*Tựa đề cho Báo Dân tộc và Phát triển đặt 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.