Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quốc hội với dấu ấn đổi mới và những quyết sách chưa có tiền lệ

PV - 16:53, 01/01/2022

Vấn đề "đổi mới" đã được người đứng đầu Quốc hội liên tục nhắc tới trong các phát biểu trước Quốc hội, là sự khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong nhiệm kỳ khóa XV.

Ông Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Ông Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Năm 2021 - năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã khép lại với dấu ấn là sự đổi mới mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Ấn tượng nhất trong năm đầu của Quốc hội nhiệm kỳ mới là những đổi mới quyết liệt và nhiều quyết sách chưa có tiền lệ, khắc họa đậm nét hình ảnh Quốc hội năng động, đổi mới, hành động quyết liệt vì dân.

Năng động, đổi mới

Tuyên thệ trước Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định "… tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội vì mục tiêu tối thượng là phụng sự lợi ích của Quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân..."

Vấn đề "đổi mới" đã được người đứng đầu Quốc hội liên tục nhắc tới trong các phát biểu trước Quốc hội, là sự khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong nhiệm kỳ khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh 75 năm qua Quốc hội luôn đồng hành cùng dân tộc, giai đoạn nào, điều kiện nào cũng hoàn thành trọng trách của mình, nhất là những khóa gần đây, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội ngày càng được nâng lên. Điều này đặt ra cho Quốc hội khóa XV những áp lực về đổi mới, tinh thần là phải tiếp tục tiến lên.

Tinh thần đổi mới đã thể hiện rất rõ nét tại ngay tại Kỳ họp thứ nhất, đặt nền tảng vững chắc cho nhiệm kỳ 5 năm của Quốc hội khóa mới.

Trước diễn biến rất nhanh và nguy hiểm của đại dịch Covid-19, Quốc hội đã quyết định rút ngắn 3 ngày làm việc so với chương trình đã được thông qua, 8 ngày so với dự kiến ban đầu, dù khối lượng công việc không giảm.

Các đại biểu Quốc hội đã làm việc cả ngày Chủ nhật và ngoài giờ để bảo đảm việc rút ngắn chương trình nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của Quốc hội, nêu cao trách nhiệm trước cử tri và nhân dân.

Trao đổi bên lề phiên họp, nhiều đại biểu đánh giá đây là một cách giải quyết tình huống rất nhạy bén của lãnh đạo Quốc hội để các lãnh đạo Trung ương và các địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho nhân dân.

Chia sẻ với cử tri Hải Phòng trong cuộc tiếp xúc định kỳ ngay sau Kỳ họp thứ Nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ Quốc hội đã thể hiện sự chủ động, đổi mới, linh hoạt trong cách thức làm việc, tiến hành kỳ họp; sự phối hợp chặt chẽ với tinh thần trách nhiệm rất cao của Quốc hội, Chính phủ.

"Các cơ quan của Quốc hội đã làm việc xuyên trưa, xuyên tối trên tinh thần làm hết việc chứ không làm hết giờ. Có những văn bản được lãnh đạo Quốc hội ký lúc 2 giờ sáng, có những văn bản được ký lúc 5 giờ sáng để kịp hoàn thiện trình Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội đã làm việc tận tụy, bắt nhịp rất nhanh với yêu cầu công việc của Quốc hội, với khát khao cống hiến, đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết và trước hết", Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.

Kỳ họp thứ Hai được tổ chức thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung và là kỳ họp được chủ động rút ngắn so với các kỳ họp cuối năm của Quốc hội những khóa gần đây, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Tại kỳ họp này, Quốc hội chia làm 72 tổ, trong đó có 10 tổ ở Nhà Quốc hội, 62 tổ ở 62 tỉnh, thành phố - trừ Hà Nội họp tại Nhà Quốc hội. Khi thảo luận tổ ở địa phương, đại diện các sở, ngành có thể tham dự và cung cấp thông tin cho đại biểu Quốc hội.

Trong đợt họp trực tiếp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Đoàn TP. Hồ Chí Minh được họp theo hình thức trực tuyến. Đây là vấn đề chưa từng có tiền lệ (họp tập trung nhưng vẫn có 1 Đoàn họp trực tuyến), cho thấy sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội, đồng thời, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các vị đại biểu Quốc hội, góp phần vào thành công chung của Kỳ họp.

Nhờ vậy, hoạt động thảo luận tại tổ và hội trường có số lượng ý kiến phát biểu lớn nhất từ trước tới nay: Đã có 2.927 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại 8 phiên thảo luận tổ và 498 lượt đại biểu Quốc hội thảo luận tại 16 phiên họp toàn thể tại hội trường.

Việc đổi mới phương thức hoạt động thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được thực hiện quyết liệt, chủ động, tích cực ngay trong những kỳ họp đầu của nhiệm kỳ.

Điểm nổi bật trong năm 2021 là triển khai hệ thống họp trực tuyến eMeeting để đảm bảo duy trì thường xuyên các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp; tổ chức các phiên họp trực tuyến của lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội với các quốc gia, các tổ chức quốc tế mà Quốc hội Việt Nam là thành viên và các cuộc họp toàn thể của các Ủy ban của Quốc hội; triển khai hệ thống truyền hình phục vụ các hội nghị trực tuyến… Để hỗ trợ, tăng hiệu quả cho cho các phiên họp diễn ra trực tuyến, Quốc hội đã đồng ý cho áp dụng hệ thống biểu quyết trực tuyến bằng hệ thống điện tử được cài đặt trên Ipad của đại biểu.

Sự mạnh dạn áp dụng công nghệ để đổi mới này không chỉ là sự thích ứng linh hoạt trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mà có là những bước đi để cụ thể hóa việc xây dựng Quốc hội điện tử.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu tham gia họp trực tuyến Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV, ngày 29/10/2021. (Ảnh: Nhật Bình/TTXVN)
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu tham gia họp trực tuyến Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV, ngày 29/10/2021. (Ảnh: Nhật Bình/TTXVN)

Chuẩn bị từ sớm, từ xa

Dù mới trải qua hai kỳ họp của nhiệm kỳ khóa XV, Quốc hội khóa mới đã để lại dấu ấn trên nhiều phương diện.

Đáng chú ý là việc hoàn thành chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội về triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với 4 nhóm nhiệm vụ giải pháp 107 nội dung đề án trên các lĩnh vực: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và đổi mới phương thức hoạt động trong 5 năm tới, thể hiện rõ tinh thần "Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm" của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV.

Điểm mới và nổi bật trong Chương trình hành động đó là thể hiện tinh thần quyết tâm đổi mới, đề cao tính kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đồng thời yêu cầu tính đồng bộ, hiệu quả trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước bền vững, được Đảng ta đề ra từ Đại hội XI và tiếp tục được xác định là khâu đột phá trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Đại hội XIII và cho cả giai đoạn 10 năm 2021 - 2030.

Trên cơ sở đề xuất của Đảng đoàn Quốc hội, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19/KL-TW về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, đây là cơ sở hết sức quan trọng để Quốc hội và các cơ quan chủ động hơn, vào cuộc từ sớm, từ xa, phối hợp chặt chẽ bảo đảm tiến độ, chất lượng công tác xây dựng pháp luật.

Có thể thấy, các dự án luật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của Quốc hội khóa XV đã có sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, thể hiện tinh thần đổi mới, quyết tâm nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Để chuẩn bị cho các dự án luật được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Hai, vào trung tuần tháng 8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các Phó Chủ tịch đã dành trọn 1 ngày làm việc với Thường trực của một số Ủy ban của Quốc hội về việc triển khai thẩm tra các dự án luật này. Đây là các dự án luật "mở hàng" cho việc thực hiện chức năng lập pháp của Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ Hai.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Quốc hội đã đưa ra các định hướng lớn nhằm chuẩn bị kỹ hơn cho công tác xây dựng pháp luật, tránh tình trạng luật có "tuổi thọ" ngắn, phải sửa đổi liên tục và bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Trong kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khóa XV đã ban hành 29 Nghị quyết, trong đó có 17 Nghị quyết về tổ chức bộ máy và nhân sự; 11 Nghị quyết chuyên đề.

Kết thúc kỳ họp, nhiều đại biểu đánh giá đây là kỳ họp lịch sử khi ngay tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã có tầm nhìn dài hạn, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho cả nhiệm kỳ. Tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội đã thông qua 2 luật, 12 nghị quyết, cho ý kiến 5 dự án luật và quyết định rất nhiều vấn đề quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đặc biệt, năm 2021, Hội nghị toàn quốc triển khai công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu tiên được tổ chức nhằm tạo sự thống nhất, chủ động của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022, góp phần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát và hậu giám sát.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với thường trực các ủy ban về nội dung trình tại kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với thường trực các ủy ban về nội dung trình tại kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Những quyết sách chưa có tiền lệ

Ngay tại Kỳ họp thứ nhất, khi dịch Covid-19 đang diễn biết rất phức tạp, Quốc hội đã chủ động đề xuất, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chương trình thảo luận và bổ sung vào nghị quyết chung của kỳ họp những biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Chỉ sau 2 ngày khi các đại biểu đề xuất, các cơ quan của Quốc hội đã rất quyết liệt và khẩn trương hoàn thành dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội thông qua.

Tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết chung của kỳ họp (Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội) trong đó Quốc hội đồng ý trao một số quyền cho Thường vụ Quốc hội, căn cứ vào từng nhiệm vụ cụ thể sẽ cho phép Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ linh hoạt, giải quyết nhanh những vấn đề có thể chưa có quy định của luật, nhưng cần thiết để bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân.

Đây là điều chưa từng có trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam, thể hiện trách nhiệm, tinh thần chủ động, đồng hành của Quốc hội với Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong phòng, chống dịch bệnh, kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.

Trong thời gian Quốc hội không họp nhưng với tinh thần khẩn trương, đồng hành cùng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức một số phiên họp bất thường để kịp thời ban hành hàng loạt các quyết sách đặc biệt với một số nội dung mang tính lịch sử, lần đầu tiên được áp dụng, góp phần hỗ trợ kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, thách thức do tác động của dịch Covid-19.

Đó là Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19; Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó, Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 với khoản hỗ trợ khoảng 38.000 tỷ đồng thông qua phát tiền mặt trực tiếp cho người lao động là quyết sách lịch sử lần đầu tiên được quyết định, nhằm góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 393/NQ-UBTVQH15 ngày 30/9/2021 về bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương từ nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương năm 2021 để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những phiên họp khẩn, những nghị quyết chưa có tiền lệ là những hành động quyết liệt của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để giải quyết ngay những yêu cầu cấp bách của cuộc sống. Điều này đã khắc họa đậm nét tinh thần đổi mới của một Quốc hội hành động, luôn đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết và trước hết.

Và đặc biệt, ngay những ngày đầu tháng 1/2022, Quốc hội sẽ họp kỳ bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phối hợp chủ động giữa các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến nhất trí thông qua 4 nội dung cơ bản để trình Quốc hội tại kỳ họp này, trong đó có dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Những đổi mới ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV với những hành động quyết liệt, mạnh mẽ đã để lại dấu ấn sâu đậm, khắc họa một Quốc hội năng động, hành động quyết liệt vì dân./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 10 phút trước
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 39 phút trước
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 45 phút trước
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 53 phút trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 1 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.