Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG

Hoàng Quý - 18:00, 16/01/2024

Chiều 16/1/2024, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thảo luận Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).

Đại biểu Lò Thị Luyến (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên)
Đại biểu Lò Thị Luyến (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên)

Góp ý về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm, Đại biểu Lò Thị Luyến (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên) nêu rõ, dự thảo quy định theo hướng HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng Chương trình MTQG chi tiết đến dự án thành phần. Trường hợp cần thiết, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định.

Đại biểu đặt vấn đề trường hợp cần thiết là trường hợp nào, trường hợp nào là không cần thiết hiện chưa làm rõ. Đại biểu đề nghị phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng Chương trình MTQG chi tiết đến dự án thành phần.

Về khoản 4 Điều 4 dự thảo Nghị quyết quy định về sử dụng ngân sách Nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa cho hoạt động phát triển sản xuất, theo đại biểu Lò Thị Luyến việc giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện mua sắm hàng hóa cho hoạt động phát triển sản xuất là phù hợp. Tuy nhiên, cần phải làm rõ một số nội dung cụ thể như sau: Một là trường hợp nào cơ quan quản lý Nhà nước được giao cho chủ dự án phát triển sản xuất. Đại biểu đề nghị quyết định cụ thể chỉ tiêu giao cho chủ dự án thực hiện mua sắm đó là trên cơ sở đề xuất của chủ dự án theo đơn đề xuất để các cơ quan tổ chức thực hiện cho thuận lợi.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái)
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái)

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái) cũng cơ bản thống nhất với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc, nhằm tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời bảo đảm thực hiện Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề các Chương trình MTQG.

Góp ý về một số nội dung cụ thể liên quan đến việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm quy định tại Khoản 1, Điều 4, Đại biểu Nguyễn Quốc Luận thống nhất với quy định HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng Chương trình MTQG chi tiết đến dự án thành phần.

Tuy nhiên, thực tế việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG tại các địa phương cho thấy một số nội dung dự án thuộc các chương trình MTQG đã hoàn thành, do đó không còn đối tượng để thụ hưởng hoặc đối tượng thụ hưởng chưa đủ điều kiện để hỗ trợ theo quy định. Trong khi đó, các nhiệm vụ, nội dung chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cần thiết, nhưng nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Do vậy, Đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị Quốc hội xem xét, bổ sung thêm quy định: “Cho phép HĐND tỉnh điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn từ chi thường xuyên của các nội dung, dự án không còn đối tượng chi hoặc không có khả năng giải ngân để chuyển sang chi đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới”, để tạo tính linh hoạt, chủ động cho các địa phương trong cân đối, sử dụng nguồn lực phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn)
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn)

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) cho rằng cần làm rõ, trường hợp cần thiết là trường hợp nào để HĐND tỉnh có cơ sở giao cho cấp huyện thực hiện nếu huyện đáp ứng được yêu cầu hoặc trường hợp giao cho cấp huyện phân bổ chi tiết sẽ thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, tại điểm b, khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm của Chương trình MTQG quy định: "UBND cấp tỉnh, cấp huyện, theo thẩm quyền phân cấp, quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước của các Chương trình MTQG chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân sang năm 2024”.

Đại biểu đề nghị làm rõ việc điều chỉnh vốn ngân sách Nhà nước (gồm vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) như dự thảo Nghị quyết có phải thực hiện trình HĐND các cấp phê duyệt trước khi UBND các cấp thực hiện điều chỉnh hay không?

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa: Biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo

Thanh Hóa: Biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo

Tốt đời đẹp đạo - Quỳnh Trâm- Phan Nga - 6 phút trước
Ngày 10/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2025.
Quảng Ninh: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Quảng Ninh: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 phút trước
Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 1/8/2024 về Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong năm 2025”; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 10/01/2025 về triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Mục sư Hảng A Xà và giấc mơ đưa Sin Suối Hồ “cất cánh”

Mục sư Hảng A Xà và giấc mơ đưa Sin Suối Hồ “cất cánh”

Gương sáng - Thuỳ Giang - 20 phút trước
Sin Suối Hồ, bản du lịch cộng đồng ASEAN ở Lai Châu, hấp dẫn du khách bởi không khí trong lành, cảnh núi rừng hùng vĩ và bản sắc văn hóa dân tộc Mông dưới chân núi Sơn Bạc Mây. Trước đây, bản từng nghèo khó, nhiều tệ nạn, buồn tẻ. Sự đổi thay hôm nay có công lớn của mục sư, Người có uy tín Hảng A Xà.
Kon Tum: Cho phép tiếp tục thi công các hạng mục không bị sự cố tại thủy điện Đăk Mi 1

Kon Tum: Cho phép tiếp tục thi công các hạng mục không bị sự cố tại thủy điện Đăk Mi 1

Pháp luật - Ngọc Chí - 22 phút trước
Sau hơn 3 tháng tạm dừng thi công để điều tra nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 31/12/2024, tại công trình xây dựng thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) khiến 5 công nhân tử vong, Bộ Xây dựng vừa thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Kon Tum, cho phép tiếp tục thi công trở lại đối với các hạng mục công trình không bị sự cố, tại công trình thủy điện này.
Phú Túc ngày càng sung túc

Phú Túc ngày càng sung túc

Gương sáng - Minh Ngọc - Lam Phương - 1 giờ trước
Dẫu còn những khó khăn nhưng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng với gần 90% dân số là đồng bào Cơ Tu, vẫn là ngôi làng đẹp với mái nhà Gươl sừng sững. Để có được đổi thay đó, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, phải kể đến đóng góp của già làng Đinh Văn Trí. Dù ở độ tuổi 80 nhưng ông luôn nhiệt huyết, đi đầu trong các phong trào của thôn, góp phần đưa Phú Túc ngày càng sung túc.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh phong trào thi đua

Ninh Thuận: Đẩy mạnh phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau"

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 10/4/2025, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tổng kết Phong trào thi đua Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau, giai đoạn 2021- 2025. Ông Lê Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị.
Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Sắc màu 54 - Vàng Ni – Vân Long - 1 giờ trước
Có một bản giao hưởng len lỏi trên những cung đường đá tai mèo, nơi chỉ có trời xanh vời vợi, những vạt nắng rớt xuống lưng chừng núi và những bước chân của đồng bào Mông luôn cao hơn mọi đỉnh núi cao nhất. Bản giao hưởng ấy không chỉ đến từ khèn, từ sáo... mà đến từ những vó ngựa gõ nhịp, từ tiếng lục lạc leng keng, từ tiếng lọc xọc trên bộ yên cương gỗ, đã bạc màu sương gió. Với người Mông, con ngựa không đơn thuần chỉ là con vật thồ hàng, mà nó còn mang trên lưng cả tâm tình, cả văn hóa, cả linh hồn của người Mông.
Phú Yên: Một hộ gia đình nông dân hiến 11.000 m2 đất xây trường và đường

Phú Yên: Một hộ gia đình nông dân hiến 11.000 m2 đất xây trường và đường

Gương sáng giữa cộng đồng - Hoàng Hà Thế - 1 giờ trước
Dẫu còn khó khăn trong cuộc sống nhưng vợ chồng nông dân Lê Văn Tài và chị Lê Thị Bảy ở thôn Tân Lập, xã Đức Bình Đông, huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên sẵn sàng hiến 11.000 m2 đất của gia đình để UBND xã Đức Bình Đông xây dựng trường mầm non và làm đường bê tông. Nghĩa cử cao đẹp của gia đình đã góp phần giúp địa phương nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện cơ sở hạ tầng, mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng và thế hệ mai sau.
Người có uy tín Nguyễn Thị Thu: “Nói phải thì củ cải cũng nghe”

Người có uy tín Nguyễn Thị Thu: “Nói phải thì củ cải cũng nghe”

Người có uy tín - Văn Hoa - 1 giờ trước
Đó là lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1965, Người có uy tín, hòa giải viên thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái) khi nói về kinh nghiệm của bà trong việc giải quyết các vụ mâu thuẫn, vướng mắc trong dân ở địa phương.
Chàng trai Bru Vân Kiều bỏ nghề dược sĩ về bản chăn nuôi

Chàng trai Bru Vân Kiều bỏ nghề dược sĩ về bản chăn nuôi

Gương sáng - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Đã 2 lần Hồ Văn Thằn rời bản lên thành phố theo học rồi quyết tâm lập thân, lập nghiệp ở thành phố. Thế nhưng dường như cái “duyên thầm” đã kéo anh trở về với quê hương. Để rồi sau 2 lần “khởi nghiệp” nuôi lợn bản địa, Thằn đã hiện thực hóa được “giấc mơ” thoát nghèo và làm giàu bền vững.