Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quê hương vọng mãi lời Người…

Thanh Hải - 10:17, 13/12/2021

Sau hàng chục năm biền biệt xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ về thăm quê hai lần, ấy là năm 1957 và 1961. Trong sâu thẳm cõi lòng, kỷ niệm những ngày Bác về thăm đã là một di sản thiêng liêng, một nguồn sức mạnh tinh thần vô giá cho những người con xứ Nghệ. Bao năm rồi quê hương vẫn vọng mãi lời Người. Để rồi những lời dạy ân cần, thiết tha, trách nhiệm, kỳ vọng… ấy, đã trở thành niềm tin, ngọn lửa soi đường, chỉ lối để Nghệ An vững bước đi lên.

Người dân Nghệ An chào đón Bác về thăm quê lần thứ 2 năm 1961
Người dân Nghệ An chào đón Bác về thăm quê lần thứ 2 năm 1961

Bao thế hệ người dân làng Kim Liên, huyện Nam Đàn còn nhớ mãi khoảnh khắc đáng nhớ, một ngày giữa tháng 6 năm 1957...

Sáng ấy, người làng còn mải mê với công việc đồng áng trên đồng, trên bãi thì được tin Bác về. Ai nấy mừng rỡ, bỏ dở công việc rồi cứ thế mà chạy về làng trong xúc cảm hân hoan, dâng tràn khó tả. Thế rồi, người làng Kim Liên còn ngỡ ngàng hơn, khi Người trở về thăm quê, trong trang phục quá đỗi đơn sơ, giản dị; ân cần chào hỏi mọi người từ già đến trẻ. 

Hôm ấy, dưới gốc đa sân vận động làng Kim Liên như ngày hội lớn. Giữa bao xúc cảm diết da, Người bồi hồi đọc mấy vần thơ mà như nói với cõi lòng mình: Quê hương nghĩa trọng tình cao. Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình…

Bác Hồ chụp ảnh với cán bộ, công nhân viên và con em nhân viên cơ quan tỉnh ủy Nghệ An năm 1961
Bác Hồ chụp ảnh với cán bộ, công nhân viên và con em nhân viên cơ quan tỉnh ủy Nghệ An năm 1961

Tính đến ngày về thăm quê lần thứ nhất này, Bác đã xa quê những 50 năm. Nửa thế kỷ trôi qua trong bao biến thiên chuyển dời của thời cuộc, nhưng trong sâu thẳm của Người, làng quê vẫn còn đó với tất cả vẹn nguyên xúc cảm thuở ấu thơ. Những tên xóm, tên làng, tên người bạn thuở thiếu thời… lần lượt ùa về, và rồi “xúc động bồi hồi Người rơi giọt lệ”. Ấy là giọt nước mắt cay đắng 50 năm trước cất bước ra đi, khi nước nhà còn lầm than, nay quá đỗi vui mừng vì đồng bào đã no ấm và tự do.

Trong lần về thăm quê này, Bác dặn dò: “Kim Liên phấn đấu thành xã kiểu mẫu, Bác sẽ về thăm”. Nhiều người dân xúc động không kìm được nước mắt trước tình cảm quê hương sâu đậm trong trái tim vị lãnh tụ, dù xa nhà đã hơn 50 năm. 

4 năm sau, Bác có dịp về thăm quê lần hai; đó là ngày 8/12/1961. Trong ký ức những người dân xứ Nghệ, đó cũng đã là kỷ niệm mãi không bao giờ quên. Những dặn dò, những chỉ bảo ân cần, những cử chỉ gần giũ, thân thương của Người vẫn còn đó.

Mãi cho đến tận bây giờ, trong tâm khảm cụ Nguyễn Sinh Thư (81 tuổi) ở xóm Sen 1, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc ngày Bác về thăm quê. Cụ Thư móm mém: Tôi vinh dự được gặp bác 2 lần trong cả 2 dịp Bác về thăm quê. Khi nghe tin Bác về, tôi đến sân vận động làng thật sớm, để ngồi được hàng đầu, để được nhìn Bác rõ hơn.

Về thăm quê, Hồ Chủ Tịch không chỉ muốn được sống lại với những kỷ niệm ấu thơ, “giữa ân tình giữa bát ngát hương sen” mà hơn hết, còn là trao gửi, tin yêu dành cho quê nhà.

Cây đa ở sân vận động làng Kim Liên ghi đậm dấu ấn 2 lần Bác về thăm quê
Cây đa ở sân vận động làng Kim Liên ghi đậm dấu ấn 2 lần Bác về thăm quê

Ở quê nội Làng Sen, cũng dưới gốc đa như 4 năm về trước, Người đã có cuộc nói chuyện thân mật với nhân dân xã nhà và một số xã lân cận. Mở đầu, Người nói: “Năm kia, Bác về thăm làng. Lần này, Bác lại về thăm làng một lần nữa, thấy làng ta tiến bộ rất nhiều…”. 

Cũng như những lời dặn dò ở quê ngoại, Bác mong mọi người đều có trách nhiệm làm cho dân giàu, nước mạnh, giữ vững đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. 

Cả hai lần về thăm quê, Người đã dành rất nhiều thời gian để đi thăm, nói chuyện với Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh; thăm cán bộ, công nhân Nhà máy Cơ khí Vinh (nay thuộc Cục Đường bộ II); thăm và nói chuyện với tập thể thầy cô, sinh viên Trường Trung học Sư phạm miền núi Nghệ An; thăm Nông trường Đông Hiếu ở Nghĩa Đàn; nói chuyện với bà con xã viên HTX cao cấp Vĩnh Thành ở Yên Thành…Đặc biệt, Bác không bao giờ quên dành sự quan tâm đặc biệt đến các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Ở đâu, Người cũng để lại những tình cảm bình dị mà sâu sắc, mộc mạc mà cao đẹp, tin yêu mà trách nhiệm về một tấm gương ngời sáng, thanh cao. Trong sâu thẳm tấm lòng của các thế hệ cán bộ, đảng viên, Nhân dân Nghệ An, những kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm quê, từ lâu đã trở thành một di sản thiêng liêng, một nguồn lực sức mạnh tinh thần vô giá.

Dù thời gian lưu lại quê hương không nhiều, song Bác luôn trăn trở, lo lắng về đời sống của bà con Nhân dân. Điều này thể hiện rõ trong từng lời Người căn dặn cán bộ, đảng viên: “Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo”; hay dặn dò cán bộ, công nhân Nhà máy Cơ khí Vinh: “Sản xuất ra máy móc công cụ, công nhân phải bảo đảm sao cho nông dân có thời gian sử dụng, nếu không bảo đảm phải sửa chữa cho nông dân; phải làm tốt 4 chữ “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

Rồi tại Trường Trung học Sư phạm miền núi Nghệ An, Người khuyên: “Bác khuyên các cháu học tập tốt. Thế nào là học tập tốt? Học tập tốt là chính trị, văn hóa đều gắn liền với lao động sản xuất, không học rông dài. Mục đích là để làm kinh tế, chính trị, văn hóa đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau. Học làm gì nữa? Để xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Chủ nghĩa xã hội là gì? - Là no ấm”…

Trên cương vị Chủ tịch nước, mặc dù bộn bề công việc nhưng tình thương, nỗi nhớ, sự lo lắng, tin yêu đối với quê hương luôn canh cánh trong lòng Bác. Không có nhiều điều kiện về thăm quê, Người đã gửi gắm nỗi lòng, kỳ vọng qua những bức thư, bài viết gửi về quê nhà. Chẳng thế mà trong bức thư cuối cùng gửi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An ngày 21/7/1969, Bác viết: “Nghệ An là một tỉnh rộng lớn, có tài nguyên phong phú, có Nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng. Rất mong đồng bào, đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc”.

Bao năm rồi quê hương vẫn vọng mãi lời Người. Để rồi những lời dạy ân cần, thiết tha, trách nhiệm, kỳ vọng… ấy, đã trở thành niềm tin, ngọn lửa soi đường, chỉ lối để Nghệ An vững bước đi lên. Dường như mỗi một bước đi, mỗi một chặng đường phát triển Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An như cảm thấy có Bác bên mình, vẫn ấm nồng và ân cần lời dạy như lúc sinh thời Người đã dành tình thương cao cả cho đất Nghệ.

Khắc ghi lời dạy của Người, cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp Nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra sức thi đua, biến khát vọng, tiềm năng thành hiện thực.

Có lẽ  vậy mà từ một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, hậu quả chiến tranh nặng nề, thiên tai liên miên… nhưng tính đến cuối năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP Nghệ An ước đạt 6,2%; thu ngân sách thực hiện 17.678 tỷ đồng, đạt 126% dự toán. Toàn tỉnh có khoảng 300 xã, 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá với gần 20%. Một số sản phẩm có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như xi măng, sữa, điện sản xuất…Thu hút đầu tư có chuyển biến tích cực…

Và chắc chắn rằng, quê hương vẫn vọng mãi lời Người. Những lời dạy ân cần, thiết tha, trách nhiệm, kỳ vọng… của Người mãi mãi là niềm tin, ngọn lửa soi đường, chỉ lối để Nghệ An vững bước đi lên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 2 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 2 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 2 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.