Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Nông dân Bình Khương dang dở giấc mơ “vàng trắng”

Tiếng Dân - 14:34, 09/08/2022

Hơn 20 năm trước, cây cao su chính thức được trồng trên các xã Bình Khương, Bình Minh, Bình Nguyên, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi)... Những tưởng loại cây công nghiệp được ví như “vàng trắng” thời bấy giờ sẽ giúp nông dân có được cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng, tất cả đều vỡ mộng vì nhiều lý do. Người nông dân đành gác lại giấc mơ “vàng trắng” để chuyển sang cây trồng khác để mưu sinh.

Vườn cao su của người dân xã Bình Khương bị cơn bão năm 2009 quật gãy đổ tan hoang
Vườn cao su của người dân xã Bình Khương bị cơn bão năm 2009 quật gãy đổ tan hoang

Từ những năm 2.000, khi nghe có dự án trồng cây cao su, ông Nguyễn Liên, thôn Tây Phước, xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, hăng hái phá bỏ 1,7ha keo để chuyển sang trồng cao su. Do không có vốn, ông Liên còn mạnh dạn vay Ngân hàng Nông nghiệp Bình Sơn gần 26 triệu đồng để mua giống, phân bón... Những tưởng chi phí bỏ ra sẽ được đền đáp khi cao su đến kỳ thu hoạch.

Thế nhưng, khi cây cao su bắt đầu cho mủ, thì cơn bão (năm 2009) ập đến, làm ngã đổ 60% số cây đã trồng. Chưa thu hoạch được gì, nên ông Liên cố gắng chăm sóc số cây còn lại, với mong muốn có thể vớt vát được phần nào. Song, do giá mủ cao su liên tục giảm, nên số tiền thu được không đủ bù đắp chi phí đầu tư.

Ông Liên chia sẻ: Khi mới trồng, cây cao su phát triển khá tốt, gia đình tôi khấp khởi mừng thầm, hi vọng sẽ đổi đời nhưng có ngờ đâu, trồng loại cây này lại nhiều rủi ro như vậy. Giờ đây, thực sự gia đình đã vỡ mộng, chỉ biết cố gắng trồng loại cây khác để sinh sống và gom tiền trả nợ.

Còn ông Nguyễn Thi, thôn Thanh Trà, xã Bình Khương bày tỏ: Ban đầu nghe nói trồng cây cao su có thu nhập cao, gia đình tôi cũng háo hức trồng, nhưng qua một thời gian, nhận thấy cây cao su không mang lại hiệu quả, năm 2015, tôi đã phá cao su để trồng lại cây keo. May mắn nếu keo được giá thì gia đình kiếm được ít vốn, chứ để cây cao su có nước mang nợ.

Bà Nguyễn Thị Biểu, ở thôn Tây Phước, xã Bình Khương chia sẻ, hồi đó tôi giao cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi khoảng 6ha, để trồng cao su đại điền, nhưng rồi sau đó đều bị thiệt hại do bão. Cũng may là tôi sớm lấy lại đất để trồng mì (sắn) và keo gỡ gạc, chứ không thì giờ cũng điêu đứng.

Người dân đã chán cây cao su chuyển sang trồng mì
Không còn kế mưu sinh, người dân đành bỏ cây cao su chuyển sang trồng mì, keo

Không riêng gì những hộ dân nói trên, hiện nay tất cả hộ dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn các xã Bình Khương, Bình Minh... đều vỡ mộng vì cây cao su, và đã chuyển sang trồng keo hoặc mì. Người dân cho rằng, cách phát triển kinh tế tốt nhất, là chọn trồng những loại cây phù hợp với tập quán canh tác, khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.

Nhằm giải quyết thiệt hại từ cây cao su để lại,  giúp cho người dân có lại đất để trồng cây khác, từ năm 2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản yêu cầu, đối với những diện tích mà Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi không còn nhu cầu sử dụng, thì tiến hành khai thác tận thu số cây cao su, giao đất lại cho chính quyền địa phương để giao cho người dân canh tác. Tuy nhiên, đến nay việc giao lại đất vẫn chưa giả quyết song.

Mới đây, chính quyền xã Bình Khương, đã có buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi về việc giao lại đất cho người dân. Theo đó, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi đã thống nhất, bàn giao lại cho UBND xã Bình Khương 284ha, để chính quyền địa phương thực hiện đo đạc, phân giao lại đất cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Khương thông tin: Trước mắt, xã nhận bàn giao sơ bộ diện tích đất, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi là 284ha. Nhưng con số này có chính xác hay không, phải đợi xã thuê đơn vị tư vấn đo đạc lại mới thống nhất. Bởi đa số diện tích trước đây được đo bằng thủ công, xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất, nên diện tích thực tế còn lại không biết bao nhiêu.

Cũng theo ông Thạch, việc chia lại đất cho người dân sẽ mất nhiều thời gian và rất khó khăn. Do đó, thời gian tới, xã sẽ tổ chức họp dân thông qua các chủ trương, kế hoạch. Về phía người dân cũng cần có sự đồng thuận, đối với các diện tích lấn chiếm trước đây, nên tự nguyện trả lại để xã đo đạc cấp lại đất cho chính chủ, tránh tình trạng tranh chấp tiếp tục diễn ra.

Nhìn nhận từ thực tế thì, thời gian người dân phải trả giá cho giấc mộng “vàng trắng” đã khá dài, cuộc sống của người dân cũng đã gặp rất nhiều khó khăn. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Quảng Ngãi cần sát sao công tác chỉ đạo chính quyền cơ sở phối hợp với các bên có liên quan, tập trung,  nhanh chóng giải quyết những vấn đề vướng mắc xung quanh vấn đề về cây cao su để người dân sớm ổn định đất sản xuất, an tâm xây dựng cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 6 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 9 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 13 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 14 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 14 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 15 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 15 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.