Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Quảng Ngãi: Người dân áp dụng hiệu quả kiến thức từ đào tạo nghề

Thành Nhân - 16:34, 10/11/2020

Thời gian qua, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956) được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, thu nhập cho một bộ phận người lao động (NLĐ). Đây cũng là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu LĐ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn và miền núi.

Nhiều lao động nông thôn Quảng Ngãi sau khi học nghề nông nghiệp đã áp dụng vào sản xuất hiệu quả
Nhiều lao động nông thôn Quảng Ngãi sau khi học nghề nông nghiệp đã áp dụng vào sản xuất hiệu quả

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Quảng Ngãi, sau 10 năm thực hiện Đề án 1956, toàn tỉnh đã hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 41.000 LĐNT, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp cho 14.441 người và nghề phi nông nghiệp cho 26.842 người. Sau học nghề, đã có 37.000 LĐ có việc làm, thu nhập cao hơn. Kết quả này góp phần tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề từ 28,4% năm 2010, lên 55% vào cuối năm 2020; đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Hủy, xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn chia sẻ, trước đây, ông nuôi bò theo kiểu nhỏ lẻ, vì chưa có kiến thức cũng như kỹ thuật chăn nuôi nên hiệu quả thấp. Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm và được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh cho bò, ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại rộng 1.000m2, nuôi 40 con bò, cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm.

Nếu như trước đây, người dân ở huyện miền núi Trà Bồng chủ yếu chỉ biết chăn nuôi để phục vụ nhu cầu của gia đình, thì sau khi tham gia lớp học nghề nông nghiệp, họ đã biết mở rộng mô hình để chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa, mang lại thu nhập ổn định.

Nâng cao tay nghề cho lao động

Đến những địa phương có nhiều LĐNT học nghề may như các xã Tịnh An, Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi), Đức Nhuận, Đức Lợi (huyện Mộ Đức)... có thể gặp được nhiều nhóm thợ miệt mài làm việc. Không chỉ vậy, nhiều LĐ sau khi học nghề cũng tìm được việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chị Nguyễn Thị Thúy (35 tuổi) ở xã Tịnh An (Quảng Ngãi) chia sẻ: “Trước kia, tôi chỉ làm công việc đồng áng, thu nhập bấp bênh. Cuối năm 2017 tôi được Hội LHPN xã hỗ trợ học nghề may công nghiệp vào. Chỉ sau 3 tháng học nghề, tôi đã có việc làm ổn định với mức thu nhập trung bình 5 - 6 triệu đồng/tháng”.

Để công tác đào tạo nghề cho LĐNT phát huy hiệu quả hơn nữa, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề. Hiện, toàn tỉnh có 28 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các trung tâm cũng có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT như: Chủ động phối hợp với các địa phương, trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, các hợp tác xã để giới thiệu việc làm cho học viên sau khi học nghề.

Bên cạnh đó, các loại hình đào tạo nghề cũng đa dạng, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho NLĐ, cung ứng LĐ cho khu công nghiệp, các làng nghề và đào tạo nghề tham gia xuất khẩu LĐ, góp phần chuyển dịch cơ cấu LĐNT.

Giám đốc Sở LĐTB&XH Quảng Ngãi, Lương Kim Sơn cho biết: Hiệu quả của công tác đào tạo nghề đã giúp cải thiện đáng kể đời sống Nhân dân. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là việc đào tạo nghề cho LĐ là người DTTS, do phần lớn đồng bào là trụ cột gia đình, nên rất khó để sắp xếp thời gian tham gia đầy đủ các buổi học và khóa đào tạo nghề.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - PV - 2 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 20:11, 01/05/2024
Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 16:37, 01/05/2024
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Thời sự - PV - 14:42, 01/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.