Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Người có uy tín góp sức xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc

Thành Nhân - 16:58, 01/03/2023

Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã phát huy vai trò nòng cốt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân tặng quà cho NCUT
Tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm, chăm lo động viên Người có uy tín. (Trong ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân tặng quà cho Người uy tín)

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 187 nghìn người DTTS, chiếm 15,17% dân số toàn tỉnh. Địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào DTTS tập trung ở 5 huyện miền núi. Nhiều nơi đi lại còn khó khăn, nhận thức và trình độ dân trí của đồng bào DTTS có mặt còn hạn chế nên vai trò của Người có uy tín hết sức cần thiết. Họ là chiếc cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân và là những tấm gương sáng để cộng đồng noi theo.

Tại xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây, ông Đinh Văn Gành, Người uy tín ở thôn Đắk Panh, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực của địa phương. Khi Nhà nước có chủ trương mở đường, xây nhà văn hóa thôn, ông Gành đã hiến 5.000 m2 đất mà không hề đắn đo. “Mình là Người có uy tín nên phải gương mẫu thì nói bà con mới nghe. Mình chịu thiệt một chút nhưng bù lại trong bụng thấy vui vì làm việc có ích cho cộng đồng”, ông Gành nói.

Ở xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây, ông Đinh Văn Hố luôn được bà con tin tưởng. Nhiều năm qua, ông Hố đã hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư; vận động, ngăn chặn kịp thời các vụ tảo hôn. Ông Hố cũng tích cực vận động người dân hiến đất, cây cối, hoa màu, ngày công lao động... để xây dựng đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, để góp phần thực hiện các tiêu chí của xã nông thôn mới. 

Ông Hố cho hay: Được bà con tin tưởng bầu là Người có uy tín, mình phải luôn nêu gương, nỗ lực làm việc, nhất là tuyên truyền, vận động người dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mình thường xuyên đến từng nhà để gặp gỡ, trò chuyện với người dân trong thôn, từ đó kết hợp tuyên truyền, vận động các hộ cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.

Trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội, huyện Sơn Hà luôn chú trọng xây dựng đội ngũ Người uy tín, làm hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bà Đinh Thị Chung, xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà được biết đến là người đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình. Nhận thấy mô hình nuôi heo ky thương phẩm, phù hợp với tập quán sản xuất của địa phương, bà Chung đã mạnh dạn đầu tư và phát triển mô hình. Với cách thả nuôi trong vườn đồi, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương nên heo phát triển khỏe mạnh và chất lượng thịt được người tiêu dùng lựa chọn nên có thu nhập ổn định.

Ngoài việc tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, NCUT tỉnh Quảng Ngãi còn tham gia tích cực giữ gìn phát huy văn hóa truyền thống
Ngoài việc tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, Người uy tín tỉnh Quảng Ngãi còn tham gia tích cực giữ gìn phát huy văn hóa truyền thống

Từ thành công của mình, bà Chung đã chia sẻ kinh nghiệm và vận động bà con làm theo. Hiện trong thôn Làng Gung có đến 10 hộ chăn nuôi heo ky thương phẩm, với số lượng trên 20 con mỗi hộ. Nhờ đầu ra ổn định nên mô hình nuôi heo ky đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho nhiều gia đình. Đời sống được nâng lên, tình làng, nghĩa xóm càng thêm bền chặt.

Ngoài ra, Người có uy tín ở huyện Sơn Hà còn tham gia với các hội đoàn thể tổ chức hòa giải ở cơ sở. Như mô hình tổ hòa giải của Hội cựu chiến binh huyện Sơn Hà, trong đó nòng cốt là các cựu chiến binh cũng là những Người có uy tín. Ngoài tham gia hòa giải các vụ việc tranh chấp mâu thuẫn, các tổ hòa giải cựu chiến binh còn tuyên truyền cho Nhân dân chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy ước, hương ước của địa phương. 

Ông Đinh Văn Bước - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Sơn Hà cho biết: Để đạt được kết quả đó, các Chi hội phải nắm chắc tư tưởng của  Nhân dân ở khu dân cư để từ đó mình mới có thể nói chuyện, vận động, nhất là tận dụng vai trò của Người có uy tín để cùng tham gia hòa giải.

Những đóng góp của Người có uy tín đã và đang góp phần quan trọng trong đời sống của người dân vùng cao. Vì thế, các cấp ngành của tỉnh Quảng Ngãi đã dành nhiều sự quan tâm dành cho Người có uy tín. Ông Trần Văn Mẫn - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Giai đoạn 2018 - 2022, tỉnh đã bố trí gần 18 tỷ đồng để cung cấp thông tin, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần và khen thưởng Người có uy tín. 

"Thời gian tới, tỉnh tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Người có uy tín. Đồng thời, tăng cường tập huấn, cung cấp thông tin về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho Người có uy tín, già làng tham gia các hoạt động hiệu quả tại địa phương", ông Trần Văn Mẫn nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 1 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 2 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.