Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam: Người dân miền núi đón Xuân ấm áp trong ngôi nhà mới

T.Nhân-H.Trường - 06:46, 19/01/2024

Hàng chục hộ đồng bào Cơ Tu ở thôn Pho, xã Sông Kôn, Đông Giang (Quảng Nam) đang rất vui mừng vì chuẩn bị đón Tết cổ truyền trong những ngôi nhà mới được xây dựng. Trước đây, họ phải ở trong những căn nhà lụp xụp, được dựng thô sơ bằng ván ép, tre nứa, cây rừng…, mùa nắng nhìn lên mái nhà thấy mặt trời, còn mùa mưa thì không có chỗ để trú thân. Nhưng đó là câu chuyện của những năm về trước. Giờ đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ đồng bào DTTS đã có được ngôi nhà mới khang trang.

Gia đình anh Alăng Bi (bên trái) rất mừng vì xây dựng được ngôi nhà mới khang trang, rộng rãi
Gia đình anh Alăng Bi (bên trái) rất vui mừng vì xây dựng được ngôi nhà mới khang trang, rộng rãi

Sau gần 5 năm, có dịp trở lại Sông Kôn, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì sự thay đổi của xã vùng sâu, vùng xa này. Những con đường bê tông thẳng tắp chạy dọc những ngôi nhà mới xây kiên cố; ruộng vườn tươi tốt; làng nghề tryuền thống được hồi sinh, giúp bà con cải thiện thu nhập, diện mạo của xã nghèo thay đổi hoàn toàn.

Tâm sự với chúng tôi, anh Arất Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Sông Kôn, nói rằng cách đây hơn 5 năm về trước, hệ thống đường giao thông nối các thôn chủ yếu là đường đất, nắng bụi, mưa bùn. Ngay cả tuyến đường dẫn lên trung tâm xã cũng lởm chởm ổ gà, ổ voi. Cả xã chỉ lác đác vài ngôi nhà được làm kiên cố, còn chủ yếu nhà được ép bốn phía bằng những tấm ván gỗ cũ. Nhưng nay đã khác xưa rất nhiều. Đó là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, cộng với ý chí tự vươn lên trong cuộc sống của bà con.

“Xã Sông Kôn với hơn 90% là đồng bào Cơ Tu. Nhờ các chính sách ưu tiên cho đồng bào, nhiều mô hình sản xuất mới đã được đưa vào thực tiễn và có kết quả khả quan. Điều dễ thấy nhất là năm nay, hơn 30 hộ đồng bào đã về nhà mới trước dịp Tết Nguyên đán 2024. Người dân rất phấn khởi, bởi đây là cái Tết đầu tiên họ được an cư trong ngôi nhà mới mà họ mơ ước”, anh Trung phấn khởi nói và dẫn chúng tôi đến thăm một số hộ gia đình vừa xây được nhà mới.

Thấy khách đến chơi, anh Alăng Bi (36 tuổi, thôn Pho) hớn hở mời đi thăm quan một vòng căn nhà mới xây. Vợ chồng anh Bi trước đây thuộc diện hộ nghèo, thường ngày anh và vợ làm rẫy và làm thuê để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Đến bây giờ, anh vẫn chưa tin được rằng vợ chồng mình có một căn nhà đẹp như vậy. “Công việc hang ngày của mình là chăm sóc keo thuê, thu nhập chỉ đủ để nuôi con. May mắn, trong đợt vừa rồi, vợ chồng mình được Nhà nước hỗ trợ 80 triệu để làm nhà nên mừng lắm. Khi vợ chồng mình bắt đầu làm, anh em và xóm giềng hỗ trợ rất nhiệt tình nên mới có được ngôi nhà như hôm nay”, anh Bi nói.

Ngôi nhà mới của gia đình anh Atiêng Ôn đang hoàn thiện những bước cuối cùng để kịp đón Tết
Ngôi nhà mới của gia đình anh Atiêng Ôn đang hoàn thiện những bước cuối cùng để kịp đón Tết

Cũng theo anh Bi, sau khi được Nhà nước hỗ trợ 80 triệu đồng, vợ chồng anh vay mượn thêm khoảng 200 triệu để làm nhà. Quá trình làm nhà, anh em, hàng xóm nhiều người cũng giúp đỡ ngày công, vận chuyển vật liệu xây dựng. Đến nay, nhà đã được xây song, vợ chồng mình vui lắm. Tuy phải vay mượn thêm, song đây là động lực giúp gia đình mình ổn định cuộc sống và sẽ cố gắng làm ăn để trả nợ.

Cách đó không xa là ngôi nhà mới rộng rãi của anh Alăng Chinh (45 tuổi). Vợ chồng anh Chinh trồng keo, và làm thuê, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn. Trước đây, hai vợ chồng anh phải quần quật mới đủ bữa cho bảy miệng ăn qua ngày. Cả gia đình anh sống trong căn nhà ộp ẹp được kết lại từ tre nứa và những tấm ván gỗ cũ kỹ. Lúc đó, cứ mỗi lần mưa gió là dột tứ phía, gia đình phải khổ sở lắm. Việc có được một ngôi nhà tươm tất như hôm nay, đối với vợ chồng anh là cả một niềm mơ ước lớn.

“Do không có điều kiện nên không dám nghĩ đến chuyện làm nhà. Đầu năm nay, được chính quyền địa phương hỗ trợ và động viên, vợ chồng mình mạnh dạn xây dựng nhà. Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình vay mượn thêm để xây dựng căn nhà này với tổng khoảng 160 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình tận dụng thêm các vật dụng có sẵn để giảm bớt chi phí. Có được ngôi nhà như hôm nay, vợ chồng mình rất biết ơn Đảng, Nhà nước và bà con xóm giềng giúp đỡ. Tết này, nhà mình sẽ rất vui”, anh Chinh xúc động nói.

Dọc đường bê tông liên thôn, dưới những hàng cây xanh mướt, nhiều ngôi nhà mới của các hộ dân cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Theo ghi nhận của chúng tôi, phần lớn là những ngôi nhà cấp 4, được xây theo kiểu nhà ống trên khoảnh đất rộng. Không khí lao động những ngày cuối năm khẩn trương, ai cũng muốn tranh thủ hoàn thiện nốt những công đoạn cuối cùng để gia chủ được vui đón Tết trong ngôi nhà mới.

Mấy hôm nay, mỗi khi xong việc ở chỗ làm, anh Atiêng Ôn (33 tuổi) lại trở về để cùng thợ lắp cửa cho ngôi nhà mới, bên cạnh ngôi nhà cũ được ghép từ những tấm gỗ cũ thưa. Để hoàn thiện ngôi nhà này, vợ chồng anh đã vay mượn thêm ngoài số tiền được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng. Anh là nhân viên bảo vệ rừng, vợ anh làm công nhân ở dưới Đà Nẵng. Đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng chỉ đủ trang trải cho mấy miệng ăn.

Anh Ôn tâm sự: Từ khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ xoá nhà tạm cho các hộ nghèo, gia đình anh vay mượn thêm để làm căn nhà mới với khoảng 300 triệu đồng. Sau bao nỗ lực, ngôi nhà mới đã được hoàn thành, vợ chồng mình sẽ cố gắng dành dụm để trả phần nợ đã vay mượn. Đây cũng là động lực để vợ chồng mình phấn đấu hơn.

Niềm vui nhân đôi khi Tết này gia đình anh Alăng Chinh (ngồi giữa) đón Tết trong ngôi nhà mới
Niềm vui nhân đôi khi Tết này gia đình anh Alăng Chinh (ngồi giữa) đón Tết trong ngôi nhà mới


Cùng chung niềm vui với các hộ dân, Phó Chủ tịch xã Sông Kôn Arất Trung nói thêm: Chính quyền cũng rất mừng vì trong năm qua đã có hơn 30 hộ nghèo xây dựng được nhà mới kịp đón Tết Nguyên đán 2024. Nhờ các chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự hỗ trợ từ UBND tỉnh và các cấp, ngành những ngôi nhà tạm bợ đã dần được xoá đi, thay vào đó là những ngôi nhà khang trang, rộng rãi, bà con rất mừng.

“Kể từ khi có chính sách về hỗ trợ xây mới nhà ở, người dân địa phương rất phấn khởi. Chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai các chính sách liên quan đến xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo trên địa bàn. Theo kế hoạch, có khoảng 300 trường hợp trên địa bàn cần xây dựng nhà mới, sửa chữa. Trong năm nay, địa phương đã triển khai được 30 trường hợp xây dựng nhà ở kiên cố đảm bảo ba cứng, trong năm sau sẽ tiếp tục vận động người dân để tiếp tục triển khai”, anh Trung cho biết thêm.

Ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: Theo rà soát, hiện nay ở địa phương có khoảng 1.425 nhà tạm. Huyện đã ban hành kế hoạch chung để triển khai thực hiện chương trình xoá nhà tạm cho người dân. Đối với trường hợp xây nhà mới, thì mỗi trường hợp được hỗ trợ 60 triệu đồng, 30 triệu đồng đối mỗi nhà sữa chữa. Địa phương đã triển khai xoá 129 nhà tạm theo nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, từ nguồn vốn khác là 165 nhà, tổng cộng đã xây mới 295 nhà. Dự kiến trong năm 2024, sẽ tiếp tục xoá hơn 600 nhà tạm, số còn lại sẽ được thực hiện trong năm 2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 4 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 4 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 5 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.