Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Bình: Những đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín cho sự phát triển vùng DTTS

Mạnh Cường- Tiêu Dao - 18:45, 10/12/2023

Nhiều Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS ở Quảng Bình không chỉ giúp người dân làm ăn phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, mà còn là nhịp cầu nối quan trọng gắn kết ý Đảng và lòng dân, dẫn dắt đồng bào DTTS vững tin đi theo Đảng, Nhà nước.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh chụp ảnh với đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh chụp ảnh với đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình (Ảnh TL)

Phát huy vai trò Người có uy tín 

Vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Bình có dân số trên 6.400 hộ với gần 28.000 người (chiếm khoảng 2,96% dân số toàn tỉnh), trong đó: Dân tộc Bru - Vân Kiều có 4.543 hộ, 19.209 khẩu; dân tộc Chứt có 1.717 hộ, 7.064 khẩu. Đây là 2 DTTS có số dân đông nhất, còn lại là các DTTS khác với số dân không nhiều như: Mường, Thổ, Tày, Nùng, Thái…

 Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng và phát huy được vai trò của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS, là hạt nhân nòng cốt đưa các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến từng thôn, bản, từng hộ gia đình; tích cực đi đầu trong các phong trào thi đua tại cơ sở, giúp chính quyền giải quyết tốt các vướng mắc trong đồng bào DTTS, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương.

Ngoài ra, Người có uy tín còn làm tốt công tác thông tin hai chiều giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể để nắm tình hình trong Nhân dân ở khu dân cư, thực hiện tốt phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Người có uy tín luôn giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư; Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS khu vực biên giới đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu; cùng với các lực lượng như Công an, Quân đội xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh Nhân dân, giữ vững bình yên bản, làng.

Ông Hồ Niên – Người có uy tín tại huyện Minh Hóa cùng cán bộ Đồn Biên phòng Ra Mai đến nhà người dân tuyên truyền công tác dân tộc.
Ông Hồ Niên – Người có uy tín tại huyện Minh Hóa cùng cán bộ Đồn Biên phòng Ra Mai đến nhà người dân tuyên truyền công tác dân tộc.

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt và triển khai thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Nhờ đó, đội ngũ này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương. Đặc biệt, trong các năm 2021- 2022, Quảng Bình đã tổ chức các hội nghị biểu dương Người có uy tín, qua đó kịp thời động viên, khen thưởng và phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò, nhiệm vụ Người có uy tín đối với gia đình, cộng đồng và địa bàn vùng đồng bào DTTS.

Với tinh thần cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, những Người có uy tín tiêu biểu là những tấm gương sáng trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Họ luôn động viên con cháu, mọi người trong bản làng tích cực lao động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình làm kinh tế giỏi. Đồng bào DTTS ở một số địa phương đã chuyển đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nương rẫy sang sản xuất thâm canh lúa nước. Nhiều hộ đã biết cải tạo vườn đồi, trồng rừng kinh tế kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo thành các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.

Trong 5 năm qua, số hộ làm ăn khá, giỏi trong đồng bào DTTS đều tăng qua từng năm. Theo thống kê toàn tỉnh Quảng Bình, hiện có hơn 700 hộ làm ăn khá, giỏi (tăng 9,2 lần so với năm 2009), trong đó có gần 200 hộ có thu nhập 70 triệu đồng/năm trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm bình quân từ 4 - 5%/năm trong giai đoạn 2016- 2020. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm 8,2%/năm.

Đóng góp cho sự phát triển của bản làng

Hiện nay, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Quảng Bình có 104 người, chủ yếu là các già làng, trưởng bản... Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác dân tộc, các chương trình, dự án, chính sách (Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Quyết định số 2085/QĐ-TTg, Quyết định số 2086/QĐ- TTg,…) đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn miền núi, vùng đồng bào DTTS địa phương có nhiều khởi sắc. Trong đó, có phần đóng góp xứng đáng của nhiều Người có uy tín trên địa bàn tỉnh.

Bà Hồ Thị Con (Người có uy tín ở bản Bến Đường, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) không chỉ lao động sản xuất giỏi, còn thực hiện công tác xã hội ở địa phương.
Bà Hồ Thị Con (Người có uy tín ở bản Bến Đường, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) không chỉ lao động sản xuất giỏi, còn thực hiện công tác xã hội ở địa phương.

Điển hình như ở bản Hóa Lương (xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa), ông Cao Duy Ư đã dành trọn tâm huyết tuyên truyền và vận động bà con đồng bào người Sách, người Rục chăm chỉ lao động, sản xuất. Ông Ư luôn tâm niệm, để dân hiểu, dân tin và làm theo thì bản thân mình phải gương mẫu trong tất cả các phong trào ở địa phương. Vì vậy thời gian qua, ông đã vận động con cháu trong gia đình và bà con dân bản chấp hành pháp luật, không rượu chè, cờ bạc, phá rừng mà phải chăm lo phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Tượng tự, ông Hồ Pheo, Người có uy tín ở bản Ka Ai (xã Dân Hóa) là một điển hình về tinh thần gương mẫu, đi đầu, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào người Khùa, người Mày nơi đây. Không chỉ nêu gương trong phát triển kinh tế gia đình, ông Pheo luôn giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con về cách chọn giống, kỹ thuật nuôi trồng để có năng suất, thu nhập cao. Nhờ vậy, từ chỗ chỉ biết trồng lúa rẫy bằng phương thức “phát, đốt, cốt, trỉa” và chăn nuôi thả rông theo kiểu nhờ trời, đến nay, người Khùa, người Mày ở đây đã biết đầu tư chuồng trại chăn nuôi, trồng rừng để phát triển kinh tế. Đặc biệt, cùng với sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng và hướng dẫn của ông Pheo, đồng bào người Mày ở bản Ka Ai đã sản xuất được lúa nước. Ông Hồ Pheo cũng là người tiên phong xóa bỏ những hủ tục, khuyến khích con cháu học hành.

Lễ hội trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều. Ảnh: Đức Minh.
Lễ hội trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều. Ảnh: Đức Minh.

Không những hăng hái tham gia lao động sản xuất, ông còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo từ thiện, tuyên truyền vận động dân bản xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thực hiện dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Tiêu biểu như bà Phạm Thị Lâm (người Mã Liềng, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa), ông Hồ Phoi, dân tộc Bru - Vân kiều (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa), bà Hồ Thị Con, dân tộc Vân Kiều (bản Bến Đường, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh)... Nhờ đó văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy, những tập tục lạc hậu ngày càng được đẩy lùi, xóa bỏ. Hiện nay, 64/64 xã miền núi, vùng cao đồng bào DTTS có nhà văn hoá xã, có 100% thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, toàn tỉnh có 22 bản đạt danh hiệu “Bản văn hoá”.

Hiện, tỉnh Quảng Bình có 3 lễ hội của đồng bào DTTS và miền núi là Lễ hội Đập trống của người Ma Coong, xã Thượng Thạch, huyên Bố Trạch, Lễ hội Trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh và Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru - Vân Kiều, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy đã được Bộ Vǎn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Các di sản trên góp phần quảng bá những giá trị vǎn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch cũng như phát triền kinh tế - xã hội tại địa phương. Đây là một trong những hoạt động của Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 -2030.

Ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình chia sẻ: “Những già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS thực sự là "cầu nối" quan trọng giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh. Đây là những hạt nhân tiêu biểu, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong thực hiện và tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở bản làng và có nhiều đóng góp tích cực trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Sát nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Sát nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Xã hội - Tiêu Dao - 8 phút trước
Sát nhập các đơn vị hành chính nhỏ lẻ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để khắc phục những hạn chế bất cập trong hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về phong tục, tập quán của người dân thuộc các cộng đồng DTTS khác nhau là một khó khăn lớn khi thực hiện sáp nhập.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 21 phút trước
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Người có uy tín ở Bản Ngà

Người có uy tín ở Bản Ngà

Người có uy tín - Tào Đạt - 26 phút trước
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở thôn Bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương trong các phong trào hoạt động vì cộng đồng, đẩy lùi hủ tục và làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 28 phút trước
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 31 phút trước
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 35 phút trước
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 38 phút trước
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 40 phút trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 46 phút trước
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 51 phút trước
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.