Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phú Yên: Biến các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS thành động lực để phát triển kinh tế

Xuân Hải - 21:45, 03/12/2023

Phú Yên được biết tới là một mảnh đất giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS ở Phú Yên đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực…

Ông Ma B’Hoa (ở buôn Lé A, Xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa) bên cạnh đàn Goong, nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc Ê Đê
Ông Ma B’Hoa (ở buôn Lé A, Xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa) bên cạnh cây đàn Goong, một nhạc cụ độc đáo của dân tộc Ê Đê

Buôn Lé A, Xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) hiện còn gìn giữ được nhiều nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, đàn Goong, đàn T’ní, kèn Đinh Năm, trống đôi… Một trong những “cây cao bóng cả” góp công lớn trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây phải kể đến già làng Ma B’Hoa.

Theo chia sẻ của già làng Ma B’Hoa, ngay từ lúc còn nhỏ ông đã say mê tiếng đàn Goong, bởi vì âm thanh của nó ngọt ngào như lời ru của mẹ, như chim K’Puc hót lảnh lót, nhẹ nhàng như làn khói chiều trên mái nhà sàn. Từ đó, ông đã theo chân các bậc cao niên trong buôn để học cách chơi loại nhạc cụ truyền thống này. Đã mấy chục năm qua, ông Ma B’Hoa xem đàn Goong như một người bạn tâm tình, giúp ông truyền tải những cái hay, cái đẹp trong văn hoá tinh thần của dân tộc Ê Đê tới các thế hệ sau.

Theo ông Ma B’Hoa, đàn Goong (còn gọi là Ting Ning) được làm bằng vỏ bầu, gỗ, nứa và dây bằng sắt. Thân đàn được làm từ một ống lồ ô thật già, hong (phơi) khô, phía trên thân đàn được dùi 11 lỗ, cắm 11 que (suốt) bằng gỗ được trang trí như lông chim để lên dây. Phía dưới gắn 2 quả bầu khô, to tròn đã được lấy ruột để làm hộp cộng hưởng. Phần dưới cùng của thân đàn được khứa những rãnh nhỏ làm nơi mắc dây. Mỗi dây là một âm thanh không có phím bấm.

Để chơi đàn Goong, người ta chống gốc đàn vào bụng, hai bàn tay vừa đỡ thân đàn, vừa dùng ngón tay để gảy trên dây, làm cho dây rung lên. Âm thanh đàn Goong được truyền từ dây qua thân đàn đến bầu cộng hưởng. Nhờ sự cộng hưởng của quả bầu khô tạo ra âm thanh thánh thót, vang xa, hòa âm dày đặc có sức truyền cảm như tiếng lòng của người đồng bào dân tộc. Cũng bởi âm thanh đa dạng ấy mà đàn Goong được các chàng trai sử dụng để chơi độc tấu hoặc dùng để đệm cho nhau hát và còn là phương tiện để nói lên tâm sự, cảm xúc dành cho cô gái.

Trong thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã phục dựng nhiều lễ hội của đồng bào DTTS để thu hút khách du lịch.
Trong thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã phục dựng nhiều lễ hội của đồng bào DTTS để thu hút khách du lịch.

“Với thanh âm rộn ràng, tiếng đàn Goong cũng không thể thiếu trong những dịp vui, lễ hội. Tiếng đàn Goong đã tạo nên niềm vui, sự hứng khởi, gắn kết mọi người lại gần nhau hơn, tạo nên không khí lễ hội của cả buôn làng. Việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS sẽ góp phần giúp địa phương có thêm hướng đi mới trong phát triển du lịch”, ông Ma B’Hoa chia sẻ thêm.

Cùng chung niềm đam mê, anh Rơ Chăm Y Thiêu (ở xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa) cho biết, vì yêu thích đàn Goong mà anh đã theo những nghệ nhân lớn tuổi trong buôn làng để học đàn hát, vừa học hỏi kinh nghiệm trình diễn và chế tác đàn. Càng tìm hiểu lại càng đam mê, nên đàn Goong đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh suốt thời gian qua.

“Với âm thanh rộn ràng, tiếng đàn Goong là nhạc cụ không thể thiếu trong những dịp lễ hội của chúng tôi. Để chơi đàn Goong, người dùng cũng phải kỳ công, vừa chống gốc đàn vào bụng, hai bàn tay vừa đỡ thân đàn, vừa dùng ngón để gảy. Mong rằng, trong thời gian tới, các bạn trẻ trong cộng đồng dân tộc Ê Đê sẽ nuôi dưỡng niềm đam mê với loại nhạc cụ dân tộc độc đáo này”, anh Rơ Chăm Y Thiêu nói.

Còn nhà nghiên cứu dân gian Ka Sô Liễng (người Chăm Hroi - ở buôn Ma Giỏ, thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa) lại chọn cho mình công việc nghiên cứu trường ca, sử thi để ghi chép lại những nét đẹp văn hoá trong cộng đồng các DTTS. Những bản trường ca mà ông sưu tầm được đã khơi dậy tình yêu đồng bào, con suối, ngọn núi, cái rẫy, nhà sàn như: “Chi Lơ Kok”; “Trường ca Chi-Liêu”; “Chi Bri, Chi Brit”…

Với tinh thần làm việc say mê, tâm huyết, nhà nghiên cứu Ka Sô Liễng đã cho công bố nhiều sử thi như: Chi Lơ Kok; Xinh Chi Ôn (tập I), Xinh Chi Ôn (tập II), Hơbia Tulúi Kalipu, Tiếng cồng ông bà Hbia Lơđă… Sử thi ông sưu tầm hầu hết là sử thi anh hùng với đề tài chiến tranh, trong đó phổ biến và tiêu biểu hơn cả là sử thi Chi Lơ Kok. Chi Lơ Kok phản ánh nhiều mặt về vùng đất, con người và xã hội của các dân tộc Ê Đê, Ba Na từ bao đời nay là xứ sở xinh đẹp, giàu có.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đồng bào DTTS luôn được các cấp chính quyền tỉnh Phú Yên quan tâm, chú trọng.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đồng bào DTTS luôn được các cấp chính quyền tỉnh Phú Yên quan tâm, chú trọng.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ka Sô Liễng chia sẻ, mong muốn lớn nhất của ông là đồng bào các dân tộc hiểu được cái hay, cái đẹp của di sản văn hóa dân tộc chứa đựng trong các bộ sử thi. Chỉ khi hiểu được giá trị di sản thì mọi người mới có trách nhiệm và ý thức bảo tồn, gìn giữ văn hóa của cha ông. Mới đây, ông Ka Sô Liễng vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, trong những năm qua, ngành Văn hóa thực hiện nhiều đề án, kế hoạch, chương trình của UBND tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa miền núi như: Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2030; Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 -2023.

Định kỳ 3 năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đây là dịp để cộng đồng DTTS tái hiện lại cuộc sống hằng ngày như: Lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa và các hoạt động văn hoá ý nghĩa khác.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái chia sẻ thêm, tháng 7/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2023-2025. Đây là Dự án 6 - một trong những dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Thực hiện Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030, ngành Văn hóa tỉnh Phú Yên sẽ phối hợp với các địa phương phục dựng Lễ hội Xuống đồng của người Tày, Nùng tại huyện Sông Hinh; tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng tại huyện Sơn Hòa; xây dựng mô hình tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa đặc thù dân tộc thiểu số tại huyện Sơn Hòa; xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Đồng Xuân; tổ chức lớp tập huấn dệt thổ cẩm tại huyện Đồng Xuân, huyện Sông Hinh…

Các hoạt động này đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, từng bước thu hẹp khoảng cách về thụ hưởng văn hóa giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi với vùng đồng bằng, đô thị.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 19:16, 12/05/2024
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19:14, 12/05/2024
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 19:08, 12/05/2024
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 19:03, 12/05/2024
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.