Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phụ nữ Pa Pốm thích sinh con ở nhà

PV - 15:23, 10/12/2018

Cách trạm y tế khoảng 5km, Pa Pốm là bản duy nhất của xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên có đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm gần đây, cuộc sống người dân đã có sự đổi thay, giao thương đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, thực trạng phụ nữ “thích” sinh con ở nhà, ngại đến cơ sở y tế từ lâu vẫn ăn sâu bám rễ vào nhiều người, rất khó thay đổi ở bản Pa Pốm.

Pa Pôm Bà mẹ trẻ Giàng Thị Bia may nắm được cấp cứu kịp thời sau sự cố tai biến băng huyết và sót rau tử cung khi sinh con tại nhà.

Thào Thị Sùng, cô gái trẻ sinh năm 1999 nhưng đã có 3 con, lần sinh nở nào Sùng cũng “vượt cạn” ở nhà, không đến trạm y tế. Em cho biết, mình lấy chồng khi mới 15 tuổi, do cuộc sống gia đình khó khăn nên khi mang thai không được nghỉ ngơi mà ngày ngày vẫn “đầu tắt mặt tối” vượt suối, leo đồi đi làm nương, kiếm củi, làm những công việc nặng nhọc… Bởi vậy, đến kỳ sinh nở, em chuyển dạ và sinh con rất nhanh. Lần may mắn sinh ở nhà thì có mẹ chồng và chồng hỗ trợ. Có lần không may sinh con ngay trên nương, tối không kịp về, chồng đi tìm mới biết vợ đã vượt cạn xong và đưa hai mẹ con về.

Sùng cho biết: “Phụ nữ bản này sinh con ở nhà là bình thường, chị em nào cũng thế, cứ đẻ lần đầu ở nhà thấy không sao thì lần sau lại vậy. Còn đi trạm y tế xã hay bệnh viện thì không có tiền, người nhà phải đi theo chăm sóc nữa rất tốn kém. Ở nhà sinh con, nghỉ ngơi vài hôm khỏe lại đi làm được ngay”.

Hay như trường hợp Giàng Thị Bia cũng vừa sinh con lần 3 được hơn 2 tháng. Bia kể, 2 lần đầu em có dấu hiệu sinh nhưng cả nhà nhất quyết bảo không phải đi bệnh viện, để sinh ở nhà. Đến khi em đau bụng quá lâu, mất sức thì chồng mới tức tốc lấy xe máy trở xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên. Đến lần thứ 3, Bia chuyển dạ nhanh quá, không có dấu hiệu đau nên sinh con luôn tại nhà. Nhưng lần này không may mắn, sinh xong được gần 1 tuần thì em bị mất máu quá nhiều và đau bụng dữ dội. Chỉ khi y tế bản đến vận động, người nhà mới đưa em lên Trung tâm Y tế TP. Điện Biên Phủ khám và siêu âm. Tại đây, bác sĩ chuẩn đoán Bia bị băng huyết và sót rau trong tử cung, phải nằm điều trị 1 tuần. Rất may là em đã kịp đến bệnh viện, không thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Không riêng trường hợp của Sùng và Bia, ở bản Pa Pốm, đa phần chị em đến thời kỳ sinh nở đều có tư tưởng sẽ đẻ con ở nhà, tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường. Thống kê của Trạm Y tế xã Thanh Minh, từ năm 2016 đến nay, bản Pa Pốm có 14/19 ca sinh tại nhà, chiếm trên 73%. Đa số các ca sinh này đều do người thân trong gia đình, là mẹ đẻ, mẹ chồng hoặc chồng và cá biệt có những trường hợp tự vượt cạn một mình.

Y tá bản Pa Pốm Vàng A Phía cho biết, bản thân Phía làm công tác y tá bản đã hơn 10 năm, được đào tạo, tập huấn quản lý và chăm sóc phụ nữ mang thai thường xuyên, nhưng hầu như chị em khi sinh ở nhà rất hiếm nhờ Phía đến hỗ trợ. Bởi theo anh, phụ nữ Mông họ rất hay xấu hổ, ngại để người lạ nhìn thấy hay động vào cơ thể. Ngoài ra, còn do tư tưởng cổ hủ từ lâu đã ăn sâu vào suy nghĩ nên dù được cán bộ y tế đến tuyên truyền, vận động thế nào họ vẫn bỏ ngoài tai. Chỉ đến khi tính mạng của thai phụ bị đe dọa, người nhà mới đưa đến cơ sở y tế. Mặt khác, do điều kiện kinh tế của các hộ dân trong bản rất khó khăn nên không đủ chi phí thuốc men, viện phí, không có người đi theo chăm sóc…

Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Điện Biên Phủ cho biết: Pa Pốm là bản có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, nhận thức còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là những thói quen cổ hủ trong sinh nở. Nhiều trường hợp cán bộ y tế chỉ được biết sau khi chị em đã đẻ xong, nên chỉ thực hiện được công tác thăm khám sau đẻ.

Theo bác sĩ Thủy, thời gian qua, ngành Y tế thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp nhằn hạn chế tình trạng phụ nữ Pa Pốm sinh con tại nhà. Tuy nhiên, giải pháp khả thi trong thời gian tới sẽ tập trung phối hợp đẩy mạnh quản lý thai sản, theo dõi các giai đoạn trước sinh và kịp thời cử cán bộ y tế đến tận nhà hỗ trợ trong quá trình sinh và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em sau sinh. Về lâu dài, y tế thành phố tiếp tục duy trì các hình thức truyền thông “mưa dầm thấm lâu” để làm thay đổi nhận thức và thói quen cho người dân.

Pa Pốm là bản có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, nhận thức còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là những thói quen cổ hủ trong sinh nở. Nhiều trường hợp cán bộ y tế chỉ được biết sau khi chị em đã đẻ xong, nên chỉ thực hiện được công tác thăm khám sau đẻ. (Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Điện Biên Phủ)

NAM HƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 11:51, 15/05/2024
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.
Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Xã hội - Minh Thu - 10:38, 15/05/2024
Sau gần 6 năm chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia), ông Huỳnh Tấn Hùng (SN 1962) trở về quê hương ở thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lập nghiệp. Trong hành trang trở về, ông Hùng luôn tâm niệm rằng, là bộ đội Cụ Hồ thì phải biết vượt qua khó khăn, giúp đời, giúp người.
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Xã hội - Hoàng Thùy - 10:20, 15/05/2024
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 10:16, 15/05/2024
Chạm trán nhau trong trận đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, cả Man City và Tottenham đều có những mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Thế nhưng, chỉ có Man City hoàn thành mục tiêu của mình với 3 điểm giành được và tiến sát tới chức vô địch mùa giải năm nay.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.