Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phòng chống bệnh nghề nghiệp: Vấn đề cần quan tâm

PV - 09:15, 27/09/2018

Nếu như tai nạn lao động được đo đếm bằng những vụ việc cụ thể thì bệnh nghề nghiệp (BNN) lại là một nguy cơ tiềm tàng. Do đó, để phòng chống BNN cho lao động là một vấn đề cần được quan tâm từ nhiều phía.

phòng chống bệnh nghề nghiệp Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là quy định bắt buộc.

Sau hơn 15 năm làm công nhân khai thác đá ở một mỏ đá tư nhân thuộc huyện Lý Nhân (Hà Nam), thời gian gần đây, anh Lê Văn Th. thấy mình hay ho khan, thậm chí ho ra máu, tức ngực. Anh thường xuyên phải sử dụng kháng sinh, tuy nhiên, những cơn ho khó thở ngày càng kéo dài.

Đầu năm 2018, anh Th. phải ra Bệnh viện Phổi Trung ương tại Hà Nội để khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán anh bị mắc bệnh bụi phổi silic-một dạng bệnh phổ biến ở ngành khai thác đá liên quan tới mài, cắt, chế tạo vật liệu xây dựng. Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc với vật liệu có tính phân tán thành những hạt rất nhỏ, có khả năng xâm nhập vào phổi. Bệnh bụi phổi có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản mãn tính, suy hô hấp hoặc nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi.

Tương tự, trường hợp anh Nông Văn T. quê ở Thái Nguyên, làm công nhân khai thác đá từ nhiều năm nay. Thời gian gần đây, anh xuất hiện các cơn ho, ho nhiều và thậm chí ho ra máu. Anh đã điều trị ở bệnh viện tỉnh nhưng không đỡ. Khi đi khám tại Bệnh viện Lao phổi Trung ương, anh T. được bác sĩ cho biết anh bị bệnh bụi phổi nghề nghiệp.

Anh Th., anh T. chỉ là hai trong hàng nghìn lao động bị mắc bệnh phổi nghề nghiệp, chỉ được phát hiện khi sức khỏe đã có vấn đề, phải đến các cơ sở y tế đầu ngành để thăm khám, điều trị. Cùng với bệnh bụi phổi, nhiều BNN khác đang làm hao mòn sức khỏe cũng như nguồn thu nhập ít ỏi của người lao động.

Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế), chỉ tính riêng tại cơ sở lao động được quản lý, hiện nay có gần 1,2 triệu lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy hại, nguy hiểm. Trong số gần1,2 triệu trường hợp người lao động đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế cho thấy, các bệnh thường mắc như: Bệnh về đường hô hấp chiếm 25,6%; bệnh về đường tiêu hóa 16%; bệnh về mắt 6,7%; bệnh cơ xương khớp 8,3%; bệnh về tai 2,32%; bệnh về da 3,45% và bệnh tim mạch 4,23%...

Còn theo khảo sát của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), công nhân khai thác đá quặng, sản xuất thủy tinh-đồ gốm và công nhân dệt may là đối tượng dễ gặp phải các bệnh về bụi phổi. Cùng với đó, công nhân làm việc trong ngành hóa dầu, luyện than, cơ khí, nhựa, da giày, chế biến thủy sản lại có nguy cơ cao mắc các bệnh về da như sạm da, bệnh nốt dầu, viêm loét, viêm móng...

Đã từ lâu, BNN được xác định là những “sát thủ giấu mặt” đối với người lao động. Để bảo vệ sức khỏe cho người lao động, nhiều quy định đã được “luật hóa”, tuy nhiên, việc chấp hành các quy định này vẫn còn mang tính hình thức; không ít doanh nghiệp cố tình “né” quy định, cố tình “quên” quyền lợi của người lao động.

Một trong những quy định hiện hành là các cơ quan, doanh nghiệp phải có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một lần/năm; sáu tháng/lần đối với các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, số lao động được khám BNN chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Theo số liệu của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), trong tổng số hơn 10 triệu người lao động đang làm việc có đóng BHXH, mỗi năm chỉ có khoảng 100 nghìn lượt lao động được khám BNN, chiếm tỷ lệ chưa đến 10%. Trong số hơn 6.000 trường hợp được phát hiện BNN mỗi năm, chỉ có hơn 500 trường hợp được giám định để hưởng chế độ bảo hiểm, chiếm chưa đến 10% tổng số người phát hiện bệnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia về an toàn lao động, để tiến tới giảm dần tỷ lệ người lao động mắc BNN, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động biết những tiềm ẩn nguy hại do BNN gây ra, các cơ quan quản lý cần siết chặt hơn nữa việc đăng ký khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Điều quan trọng là phải có chế tài đủ sức răn đe để xử lý các doanh nghiệp cố tình trốn tránh, không quan tâm đến sức khỏe, quyền lợi của người lao động.

CAM DIỆP

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Tin nổi bật trang chủ
Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 3 phút trước
Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi đã và đang khoác lên diện mạo mới. Tiến độ triển khai Chương trình tiếp tục được đẩy nhanh khi các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, từ đó khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng DTTS và miền núi.
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Người có uy tín - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…