Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình dự Lễ tưởng niệm 50 năm đồng bào Sơn Mỹ bị sát hại

PV - 09:37, 19/03/2018

Sáng 16/3, tại Khu Chứng tích Mỹ Lai (Quảng Ngãi), Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi và đông đảo nhân dân đã dự Lễ tưởng niệm 50 năm đồng bào Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) bị lính Mỹ sát hại.

Các đại biểu mặc niệm 504 đồng bào Sơn Mỹ bị sát hại. Ảnh: VGP/Lê Sơn Các đại biểu mặc niệm 504 đồng bào Sơn Mỹ bị sát hại. Ảnh: VGP/Lê Sơn

 

Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng nhấn mạnh: “Đúng ngày này, tại làng quê Sơn Mỹ, 50 năm về trước, ngày 16/3/1968, chỉ trong một buổi sáng, 504 đồng bào Sơn Mỹ, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em đã vĩnh viễn lìa giã cõi đời một cách bi thương, thảm khốc. Từ ấy, Sơn Mỹ trở thành nỗi đau khôn nguôi của toàn thể nhân dân Việt Nam và những người có lương tri trên Trái đất”.

Sơn Mỹ không phải là vụ việc duy nhất, nhưng là một vụ việc điển hình cho những tội ác dã man mà các thế lực hiếu chiến đã gây ra cho nhân dân Quảng Ngãi, nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, tiêu biểu cho nỗi đau thương tột cùng mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu. Nhìn trên bình diện rộng lớn hơn, thì ngay từ thời ấy, báo chí quốc tế đã ví Sơn Mỹ với Auradour, Guernica, Hiroshima, những vụ thảm sát kinh hoàng trên thế giới.

“Sự thật ở Sơn Mỹ - Mỹ Lai cũng đã được phanh phui và phơi bày qua các nhà báo, những cựu chiến binh như Ronand Ridenhour, Seymour Hersh, Henry Kamm, và hàng nghìn, hàng vạn những người yêu chuộng công lý trên khắp thế giới, trong đó có nhiều người Mỹ, bằng những cách thức khác nhau, đã bày tỏ sự phẫn nộ của lương tri chân chính. Vì thế, giờ đây “Vấn đề Sơn Mỹ” không còn là sự tranh cãi về những gì đã diễn ra, những gì đã được phơi bày, mà là làm thế nào để bóng đen ở Sơn Mỹ, nỗi kinh hoàng ở Mỹ Lai 50 năm trước đây vĩnh viễn không bao giờ lặp lại bất cứ nơi đâu trên trái đất này”, ông Đặng Ngọc Dũng nói.

Sau ngày đất nước hòa bình, người dân Sơn Mỹ đã vượt qua nỗi đau để mở vòng tay bao dung tha thứ, đã chân tình đón tiếp những cựu binh Mỹ tìm về nơi đây như một chốn hành hương, để họ đối diện với sự thật, đối diện với chính mình và tìm thấy sự thanh tẩy tâm hồn ở một miền đất đang hồi sinh. Khép lại quá khứ để cùng hướng đến tương lai, kết thân bè bạn với các quốc gia, các dân tộc trong cùng khát vọng hoà bình, tiến bộ không chỉ là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, mà còn là lẽ sống, là đạo lý thấm đậm trong cách ứng xử của mỗi người dân Việt, trong đó có những người dân Sơn Mỹ còn mang trên da thịt và cả tâm hồn mình những vết thương chiến tranh.

50 năm trôi qua, từ sâu thẳm lòng mình, chúng ta không một phút nguôi quên những người thân bị sát hại trong ngày 16/3/1968. Nhưng điều đáng quý, đáng trân trọng là đồng bào Sơn Mỹ và nhân dân Việt Nam đã nén nỗi đau thương tột cùng để có thể đứng vững, đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm nhà lưu niệm tại Khu chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh:VGP/Lê Sơn Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm nhà lưu niệm tại Khu chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh:VGP/Lê Sơn

 

Sau ngày 30/4/1975, từ một mảnh đất bị tàn phá, cày xới tơi bời trong chiến tranh, ngay sau khi được hít thở bầu không khí hòa bình, được sống trong độc lập, thống nhất, nhân dân Sơn Mỹ đã bắt tay hàn gắn những vết thương chiến tranh, không ngơi nghỉ, chăm chút tạo dựng lại cuộc sống trong vô vàn gian nan vất vả. Được sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước, sự góp sức quý báu của đồng bào cả nước, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là sự cần cù, chăm chỉ chịu thương chịu khó của đồng bào nơi đây, Sơn Mỹ đã dần dần hồi sinh. Trên mảnh đất yêu thương Tịnh Khê - Sơn Mỹ ngày nay, những trường học, bệnh xá, những công trình phúc lợi dân sinh được xây dựng khang trang; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Sơn Mỹ ngày một cải thiện, nâng cao.

Tại mảnh đất này, nơi vụ thảm sát diễn ra đẫm máu năm xưa, Nhà nước đã cho xây dựng Khu Chứng tích và tượng đài Sơn Mỹ, các địa điểm xảy ra thảm sát, các khu mộ tập thể, các di vật còn lại của các nạn nhân cũng được xây dựng, bảo quản tốt, đáp ứng nguyện vọng của bà con Sơn Mỹ - Tịnh Khê cũng như nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Người đến thăm viếng, thắp hương tưởng niệm nạn nhân Sơn Mỹ ngày càng nhiều, năm sau đông hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ niềm thương mến, sự cảm thông, chia sẻ với Sơn Mỹ không hề phôi phai theo thời gian, năm tháng.

Tham dự Lễ tưởng niệm hôm nay có đông đảo phóng viên trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế như Tổ chức Madison Quakers Inc. (Mỹ) tại Việt Nam. Đặc biệt là sự tham dự của ông Ronald Haeberle, phóng viên chiến trường của quân đội Mỹ - tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai gây chấn động thế giới cùng một số cựu binh, giáo viên nghỉ hưu, thợ máy (quốc tịch Mỹ) yêu chuộng hòa bình đến dự lễ tưởng niệm.

50 năm trước, một trung đội lính Mỹ với sự hộ tống và yểm trợ của máy bay đã tràn vào làng Sơn Mỹ. Trong sáng 16/3/1968, họ đã sát hại 504 thường dân vô tội, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Đến tháng 11/1969, vụ thảm sát mới được đăng tải trên các tạp chí nổi tiếng là Time, Life và Newsweek. Tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam.

THEO CHÍNH PHỦ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 1 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 5 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 6 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 6 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 6 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 6 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.