Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển HTX vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

An Yên - CTV - 08:29, 27/12/2022

Nhiều HTX ở vùng miền núi Nghệ An do người DTTS làm chủ, không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa cho nông sản của vùng. Tuy nhiên, thực tế là quy mô của các HTX còn nhỏ, số lượng vẫn còn ít. Đây là vấn đề cần có giải pháp để các HTX thực sự là “bà đỡ” cho người dân, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.

HTX trồng rau an toàn ở xã Hữu Kiệm huyện Kỳ Sơn
HTX trồng rau an toàn ở xã Hữu Kiệm huyện Kỳ Sơn

“Trụ đỡ” của người dân miền núi

Lâu nay, vai trò, hoạt động của HTX là không thể phủ nhận. Ngoài việc làm cầu nối quy tụ, tập hợp những người sản xuất vào HTX, đưa ra mô hình sản xuất và tạo ra sản phẩm có quy mô lớn hơn; đồng thời làm cầu nối đưa sản phẩm ra thị trường và cung ứng các dịch vụ đầu vào cho người sản xuất. Thông qua việc thành lập và hoạt động của HTX góp phần khai thác, phát huy lợi thế kinh tế của từng vùng miền, địa phương; đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi hình thức sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.

Ngay như huyện Quế Phong, nhiều HTX đã khẳng định được vai trò của mình. HTX nông nghiệp, dịch vụ Hủa Na là một ví dụ như thế. Theo chia sẻ của Giám đốc HTX người Thái là Lang Văn Mão, từ sản xuất đơn lẻ và quy mô nhỏ, mỗi hộ chỉ có rất ít lồng cá, sau khi thành lập HTX vào năm 2019, các hộ dân tham gia vào HTX được hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn để thụ hưởng chính sách từ Nhà nước, đặc biệt là tìm đầu ra cho con cá; các hộ dân là thành viên HTX đã đầu tư thêm lồng nuôi, hộ ít nhất là 10 lồng, hộ nhiều nhất là 70 lồng và từ 20 thành viên nay phát triển lên 32 thành viên.

“Từ chỗ chỉ biết làm nương rẫy và đánh bắt cá trên các dòng suối và lòng hồ thuỷ điện Hủa Na, nhiều hộ dân đang chuyển sang nuôi cá hàng hoá (gồm cá leo, cá lăng đen, cá lăng đuôi đỏ, cá trắm, cá bọp, cá vược…), đem lại thu nhập ổn định và giải quyết việc làm thường xuyên cho các gia đình. Thị trường tiêu thụ cá của HTX không chỉ trong nội huyện mà còn có mặt ở huyện Nghĩa Đàn, thành phố Vinh”- anh Mão chia sẻ.

Còn ở HTX Sản xuất và cung ứng các sản phẩm tiêu biểu Quế Phong, thì khi chưa có HTX, các sản phẩm lá, rễ cây rừng, dược liệu được đồng bào khai thác cũng chỉ phục vụ cho các thương lái thu mua phục vụ cho hoạt động đông y gia truyền hoặc tự tiêu thụ tại địa phương.

Bà Sầm Thị Yến – Giám đốc HTX cho biết: Khi HTX thành lập và được huyện tạo điều kiện mở quầy hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tiêu biểu của huyện, thì nhiều dược liệu vùng đất Quế Phong như chè hoa vàng, rễ cây mú từn, nấm lim xanh, cà gai leo, cỏ máu, chuối hột rừng…, đã vượt không gian, vươn tới các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mô hình nuôi cá lăng của HTX nông nghiệp, dịch vụ Hủa Na (Quế Phong)
Mô hình nuôi cá lăng của HTX nông nghiệp, dịch vụ Hủa Na (Quế Phong)

Ở huyện Con Cuông, qua trao đổi với ông Vi Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện, được biết trên địa bàn hiện có 37 HTX, trong đó có 17 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong số đó có một số HTX đã xây dựng được các kênh kết nối tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên là người DTTS. Tiêu biểu trong số đó là HTX cây con xã Chi Khê, HTX dịch vụ ăn uống du lịch cộng đồng, bản khe Rạn, HTX mây tre đan Bản Diềm xã Châu Khê...

Đặc biệt, ở HTX Dược liệu Pù Mát của ông Phan Xuân Diện, sản xuất theo chuỗi giá trị, từ sản xuất giống, trồng cây nguyên liệu đến sơ chế, chế biến thành các sản phẩm và đưa ra thị trường tiêu thụ, gồm trà dược liệu túi lọc và cao cà gai leo, giảo dây thìa canh; trà hoà tan dây thìa canh, cà gai leo; trà dược liệu giảo cổ lam. HTX này hiện thu hút 89 thành viên là các hộ dân người DTTS tham gia vào chuỗi sản xuất với diện tích hơn 15 ha nguyên liệu và mục tiêu trong năm 2022 này tiếp tục mở rộng lên 32 ha với 120 thành viên tại 7 xã trên địa bàn huyện.

Qua thống kê, vùng DTTS&MN Nghệ An trải dài trên 11 huyện, thị xã đang có 279 HTX hoạt động. Ông Nguyễn Bá Châu - Chủ tịch Liên minh HTX Nghệ An chia sẻ: Hoạt động của HTX đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi trình độ sản xuất của người dân, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển. Thông qua thành lập và hoạt động của HTX đã góp phần khai thác tốt hơn những tiềm năng, lợi thế ở từng địa phương, lan toả sản phẩm đến với thị trường trong tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài.

Giải pháp để phát triển các HTX khu vực miền núi

Thực tế hiện nay, HTX ở vùng DTTS&MN Nghệ An quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít. Hoạt động của HTX chủ yếu mới làm được khâu dịch vụ đầu vào, chưa làm tốt khâu đầu ra, tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân theo đại diện huyện Quế Phong là, do các HTX đang thiếu người đứng đầu năng động, có tư duy kinh tế thị trường và chịu khó để tìm kiếm bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm của HTX cũng đang ở quy mô nhỏ, đặc biệt mô hình sản xuất và sản phẩm chưa có yếu tố nổi trội.

Cán bộ HTX Mường Nọc, Quế Phong hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cây dưa chuột
Cán bộ HTX Mường Nọc, Quế Phong hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cây dưa chuột

Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Vi Văn Quý cho rằng, sản phẩm của HTX làm ra muốn bán được thì phải kết nối để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Thời gian qua, huyện đã có những hỗ trợ cho các HTX tham gia các hội chợ, tuy nhiên điều cần đối với HTX là phải xây dựng được chuỗi cửa hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm gắn với tiêu thụ thì chưa làm được. Bên cạnh đó chưa có những mô hình HTX thật sự điển hình và mẫu để có thể nhân rộng và lan toả.

Ngoài các vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Bá Châu - Chủ tịch Liên minh HTX Nghệ An cũng nói rằng: Trình độ quản trị của nhiều HTX còn yếu, phần lớn quản trị theo kinh nghiệm; khả năng tiếp cận các chính sách còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025. Theo đó có nhiều dự án thành phần của chương trình sẽ được hỗ trợ triển khai, trong đó có dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền núi để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.

Tại kỳ họp chuyên đề diễn ra vào ngày 24/6/2022, HĐND tỉnh khoá XVIII đã thông qua 2 nghị quyết liên quan kế hoạch phân bổ, cơ cấu huy động, lồng ghép các nguồn lực và quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Hai nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương được thụ hưởng chương trình triển khai.

Việc triển khai các nghị quyết, quyết định của Trung ương, của tỉnh sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện các dự án, trong đó có dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền núi để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị. Trong đó, vai trò thực hiện sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị của hợp tác xã sẽ có đất sống. Trong điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp khu vực miền núi đang còn khó khăn, thì giải pháp trước mắt là tập trung nâng cao năng lực hoạt động của của HTX hiện có và thành lập thêm các HTX mới để thực hiện vai trò “bà đỡ” cho đồng bào và thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị ở vùng này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 1 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 8 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 9 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 9 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 9 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 9 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 9 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.