Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển dược liệu tạo sinh kế cho đồng bào DTTS: Hỗ trợ khai thác hiệu quả dược liệu thế mạnh (Bài 2)

Khánh Ngân - Lê Hường - 17:16, 07/12/2023

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về cây dược liệu, những năm gần đây, tỉnh Đắk Nông đã chú trọng việc phát triển dược liệu bằng những chủ trương, chính sách cụ thể, thúc đẩy sản xuất dược liệu quy mô lớn theo chuỗi giá trị gắn với bảo tồn.

Sản phẩm chế biến từ cây dược liệu của Hợp tác xã Dược liệu An Phúc Khang xã Đắk Ha
Sản phẩm chế biến từ cây dược liệu của Hợp tác xã Dược liệu An Phúc Khang, xã Đắk Ha

Từ cơ chế, chính sách

Đắk Nông được đánh giá là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng dược liệu và được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 20230 theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/10/2013, với vai trò là một trong những tỉnh trọng điểm về phát triển dược liệu.

Năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Chỉ thị 22 về Phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Chỉ thị 22, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển dược liệu tại địa phương. Tháng 12/2021, tỉnh Đắk Nông triển khai Đề án bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Đắk Nông đến năm 2030. Đề án đã phân loại có 26 loại dược liệu có khả năng khai thác, 71 loại thuộc diện bảo tồn, 12 loại định hướng trồng và phát triển.

Bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách phát triển dược liệu, tỉnh Đắk Nông còn có nhiều chính sách quan tâm thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học góp phần phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển dược liệu, phát triển sản xuất, chế biến dược liệu thành hàng hóa, nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đến nay, các cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông đã lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, huy động vốn Trung ương, địa phương ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển dược liệu. 

Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách và chương trình, đề án xúc tiến thương mại kết nối cung cầu, phát triển nguồn dược liệu; nghiên cứu, sưu tầm những bài thuốc hay hay từ dược liệu gắn với tăng cường tuyên truyền bảo tồn, phát huy giá trị dược liệu.

Nhân viên Công ty Đầu tư và Phát triển Đại Thành sản xuất rượu dược liệu (ảnh: Phan Tuấn)
Nhân viên Công ty Đầu tư và Phát triển Đại Thành sản xuất rượu dược liệu (ảnh: Phan Tuấn)

Những năm qua, Hội Đông y tỉnh Đắk Nông đã có nghiên cứu, sưu tầm nhiều bài thuốc hay từ dược liệu; xây dựng mô hình bảo tồn guồn gen cây sâm cau gắn với phát triển sâm cau dưới tán rừng, tán cây công nghiệp, tạo sinh kế cho người dân. Ngoài ra, Hội Đông y tỉnh, còn thử nghiệm và trồng thành công 116 loài cây thuốc được đưa từ rừng về, và ứng dụng một số bài thuốc bằng dược liệu.

Những kết quả bước đầu

Từ chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp chính quyền cơ sở đã chú trọng chỉ đạo, định hướng thực hiện, các ngành, các tổ chức, đơn vị, cá nhân đã quan tâm phát triển dược liệu. Đến nay, nhiều đơn vị đã mở rộng phát triển các loại dược liệu có thế mạnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, chế biến sản phẩm dược liệu nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu.

Hợp tác xã Dược liệu An Phúc Khang là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chế biến sản phẩm từ dược liệu ở xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong. Đến nay, hợp tác xã cho ra thị trường nhiều sản phẩm chế biến từ dược liệu.

Bà Nguyễn Thị Băng, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Dược liệu An Phúc Khang cho biết: Nắm bắt chủ trương, chính sách về phát triển dược liệu và thấy được tiềm năng dược liệu trên địa bàn, Hợp tác xã đã chuyển hướng từ kinh doanh nội thất sang dược liệu. Thời gian đầu, bà chỉ làm đại lý thu mua các loại dược liệu trên địa bàn về sơ chế, bảo quản các loại dược liệu để cung cấp cho các nhà máy, nhà thuốc nam y, đông y. Nhận thấy nguồn dược liệu trên địa bàn rất lớn và sản xuất, kinh doanh dược liệu là hướng phát triển kinh tế mới nên bà đã vận động những hộ hàng xóm cùng làm.

Hợp tác xã Dược liệu An Phúc Khang được thành lập vào tháng 3/2020, với 14 thành viên chính thức. Hiện nay, hợp tác xã (HTX) trồng các loại dược liệu trên diện tích 50ha. Bên cạnh diện tích dược liệu của thành viên, hợp tác xã liên kết với người dân mở rộng vùng trồng dược liệu lên đến hàng trăm ha.

Hợp tác xã Dược liệu An Phúc Khang đầu tư công nghệ hiện đại chế biến dược liệu
Hợp tác xã Dược liệu An Phúc Khang đầu tư công nghệ hiện đại chế biến dược liệu

Từ khi thành lập, HTX nhận được nhiều hỗ trợ về chính sách, kinh phí, máy móc của các cấp chính quyền để chế biến dược liệu. Hiện nay, HTX đã chế biến hơn 20 sản phẩm cao dược liệu, tinh dầu.

Ngoài ra, HTX còn liên kết hàng trăm hộ nông dân, thu mua các loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên từ rừng, một số thì sơ chế xuất cho các nhà thuốc nam y, đông y, một số thì nghiên cứu chế biến thành các loại sản phẩm. 

“Vùng nguyên liệu của huyện Đắk Glong nhiều vô kể, tôi liên kết với nhiều hộ dân, chủ yếu đồng bào DTTS để thu gom nguyên liệu từ rừng. Tuy nhiên, đầu ra còn hạn chế chưa xuất được số lượng lớn. Tôi đi rất nhiều từ Bắc đến Nam để kêu gọi hợp tác, mong xuất được nguồn nguyên liệu để thu mua cho bà con nhiều hơn, giúp bà con xóa đói giảm nghèo từ dược liệu”, bà Băng chia sẻ.

Ông Trần Nam Thuần, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong chia sẻ: Thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, huyện Đắk Glong quan tâm đến việc phát triển dược liệu. Một số doanh nghiệp, địa phương đã đưa vào trồng, kinh doanh cây dược liệu và đạt được kết quả bước đầu. Trong đó, có dự án đầu tư trồng cây dược liệu và rừng sản xuất tại xã Đắk Ha (huyện Đắk Glong) của Công ty Cổ phần Sản xuất chế biến Nông lâm sản - Dược liệu sạch Đắk Nông, trồng 10 loại cây dược liệu. Nhiều nông dân tại một số địa phương cũng bước đầu phát triển thử nghiệm ở quy mô nhỏ dưới 1.000 m2 đối với một số cây dược liệu.

Hiện nay, huyện Đắk Glong đã đưa vào quy hoạch 5ha đất xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu trên địa bàn xã Quảng Sơn nhằm đảm bảo n định, bền vững, hài hòa, vừa tăng thu nhập cho người dân, vừa không ảnh hướng đến cây trồng lợi thế của địa phương, diện tích trồng cây dược liệu.

Các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng dần quan tâm, mở rộng phát triển dược liệu như huyện Đắk Mil đã lồng ghép phát triển dược liệu trong kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, một số loại dược liệu được bà con nông dân trồng xen trong diện tích cây cà phê, dưới tán rừng cao su với diện tích khoảng 20 ha; một số đơn vị chủ rừng đã và đang xây dựng kế hoạch trồng, phát triển, khai thác dược liệu thông qua các phương án quản lý rừng bền vững.

Ngoài ra, công tác khám, chữa bệnh bằng Y Dược cổ truyền được triển khai từ tỉnh đến cơ sở, 71/71 Trạm Y tế có các vườn thuốc nam để hướng dẫn Nhân dân bảo tồn và sử dụng các nguồn dược liệu sẵn có ở địa phương đế chữa các bệnh thông thường tại nhà.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lung linh “phố núi” A Nôr

Lung linh “phố núi” A Nôr

Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành giờ đây được trang hoàng lung linh như một khu phố nhỏ trên miền núi rừng hoang sơ.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.
Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 21:20, 14/05/2024
Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vừa tổ chức thành công Ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện năm 2024.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thời sự - Minh Nhật - 21:18, 14/05/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 21:16, 14/05/2024
Với sự động viên, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và hiệu quả thực tiễn từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhiều nông dân ở các xã miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tìm tòi, học hỏi, triển khai các mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đồng đất quê hương...
Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Thể thao - Hoàng Minh - 21:13, 14/05/2024
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, Aston Villa tiếp đón Liverpool trên sân nhà với mục tiêu củng cố vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trong trận đấu này, hai đội đã có màn thể hiện tuyệt vời, với màn rượt đuổi tỷ số kịch tính.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 21:08, 14/05/2024
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 21:07, 14/05/2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.