Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy vai trò hợp tác xã ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Thúc đẩy phát triển kinh tế (Bài 1)

Thúy Hồng - 11:01, 23/12/2020

Những năm qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) phát triển rộng khắp, góp phần mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò kinh tế tập thể ở những địa bàn này vẫn cần nhiều việc phải làm.

3. Việc phát triển kinh tế theo mô hình hợp tác xã không chỉ góp phần tạo dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
3. Việc phát triển kinh tế theo mô hình hợp tác xã không chỉ góp phần tạo dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Với diện tích chiếm tới 3/4 lãnh thổ trên cả nước, vùng dân tộc, miền núi Việt Nam là nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp và đóng vai trò chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Vì thế, việc đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, hội nhập miền núi với sự phát triển của cả nước.

Gắn kết, tổ chức phát triển sản xuất

Là tỉnh miền núi, nhưng những năm qua, lĩnh vực kinh tế hợp tác, HTX ở Sơn La đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Sự phát triển của mô hình HTX tại Sơn La đã khắc phục những tồn tại trong sản xuất nông nghiệp hiện nay như: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng nông sản.

Anh Bùi Văn Tế, ở bản C5, xã Chiềng Khoong (huyện Sông Mã) cho biết: Khi chưa có HTX, nhà anh cũng như nhiều hộ nông dân ở đây, chỉ trồng cây ăn quả theo hướng tự phát, năng suất, sản lượng thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, đầu ra sản phẩm rất bấp bênh, thường bị thương lái ép giá. Từ năm 2017, gia đình anh cùng 9 hộ gia đình đã liên kết thành lập HTX Bảo Minh; tập trung áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, tạo ra các sản phẩm cây ăn quả có múi đạt năng xuất, chất lượng tốt và an toàn, có sức cạnh tranh cao.

Theo số liệu thống kê của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hiện nay, vùng DTTS và miền núi có 11.558 HTX, chiếm 42,4% tổng số HTX của cả nước, 35 liên hiệp HTX, 61.471 THT; số HTX hoạt động hiệu quả đạt 53%. Các HTX vùng DTTS và MN đã tích tụ, tập trung được hơn 1 triệu hecta đất để sản xuất quy mô lớn, hiệu quả hơn.

Theo ông Lê Doanh Phúc, Phó Giám đốc HTX Bảo Minh, mô hình hoạt động HTX đã thay đổi tập quán trồng trọt của hộ cá nhân phân tán trước đây, sang trồng tập trung có đầu tư thâm canh, tạo được chuỗi sản xuất liên kết. Nhờ đó, HTX Bảo Minh đã có 36 ha đất nông nghiệp tập trung trồng nhãn ghép, cùng các loại cây ăn quả như bưởi diễn, bưởi da xanh, cam Vinh... Mỗi năm Hợp tác xã đã thu trên 300 tấn quả các loại, trừ chi phí hợp tác xã có tổng thu nhập gần 4 tỷ đồng, hàng năm tạo công ăn việc làm cho các thành viên của HTX và nhiều lao động địa phương.

Còn tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên),, vài năm gần đây liên tục có các HTX nông nghiệp thành lập mới. Các HTX này hoạt động ở khu vực nông thôn, miền núi, với lĩnh vực phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương. 

Anh Nông Văn Tiệp, Giám đốc HTX Nông nghiệp Trâu Vàng (xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai) chia sẻ: Trên địa bàn có khá nhiều hộ có truyền thống và kinh nghiệm chăn nuôi trâu, bò nhằm tận dụng diện tích chăn thả rộng rãi. Tuy nhiên, kỹ thuật chăn nuôi và khâu tiêu thụ còn nhiều hạn chế, thiếu vốn, thiếu chủ động và định hướng lâu dài. Chúng tôi thành lập HTX, nhằm hỗ trợ nhau mọi vấn đề trong chăn nuôi, nhất là liên kết tìm đầu ra và xuất khẩu sản phẩm.

Nhìn từ thực tế, có thể nhận thấy, các HTX đã thay đổi tập quán trồng trọt của hộ cá nhân phân tán trước đây, sang trồng tập trung có đầu tư thâm canh, tạo được chuỗi sản xuất liên, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, và tận dụng được đất đai và lao động địa phương, các HTX đã phát huy vai trò kinh tế tập thể, liên kết người dân phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Các thành viên HTX Nặm La, TP. Sơn la đang dệt các sản phẩm truyền thống
Các thành viên HTX Nặm La, TP. Sơn la đang dệt các sản phẩm truyền thống

Tạo dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm

Vai trò của khu vực kinh tế tập thể, ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX phát triển khá nhanh, cả về số lượng và chất lượng, với nhiều mô hình mới, phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị được nhân rộng. Các HTX, không chỉ chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ, sang liên kết phát triển sản xuất mà còn góp phần tạo dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm.

Cụ thể như, tại HTX Sản xuất và dịch vụ Quảng Hồng (xã Quảng Lạc, TP. Lạng Sơn), được xem là một ví dụ điển hình của nhóm HTX nông nghiệp hàng đầu, trong việc tạo dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương này. Theo ông Hoàng Văn Cương, Phó Giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Quảng Hồng, với mô hình nuôi ong lấy mật, trước đây, việc sản xuất của các hộ thành viên HTX mang tính riêng lẻ, sản phẩm chưa có thương hiệu trên thị trường.

Để nâng cao giá trị sản phẩm, năm 2018, HTX đã đăng ký và xây dựng thương hiệu “Mật ong hương rừng Xứ Lạng”, mỗi sản phẩm đều có tem, mã vạch riêng truy xuất nguồn gốc, được cơ quan chức năng chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay sản phẩm của HTX đạt hạng 3 sao cấp tỉnh, được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng. 

Nhờ đó, mô hình nuôi ong lấy mật của HTX Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Quảng Hồng được đẩy mạnh phát triển với khoảng 400 đàn ong (tăng 150 đàn so với năm 2017), sản lượng mật mỗi năm đạt khoảng hơn 2.000 lít. Với giá bán mật ong trên thị trường hiện là 250 – 300.000 đồng/ lít, doanh thu của HTX đạt khoảng 500 đến 600 triệu đồng/năm.

HTX Sản xuất và dịch vụ Quảng Hồng, chỉ là một trong rất nhiều HTX trong cả nước đã phát huy vai trò kinh tế tập thể, tạo dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm của địa phương. Các HTX thành lập từ năm 2013 đến nay, đều mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển biến tích cực về quy mô, năng lực quản trị; có 601 HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị, thu hút 3,7 triệu thành viên, tạo 1,1 triệu việc làm, giảm nghèo. Thu nhập bình quân của thành viên đạt từ 1,8 - 3 triệu đồng/người/tháng. Việc phát triển kinh tế theo mô hình HTX không chỉ góp phần tạo dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vai trò của HTX trong việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Tin nổi bật trang chủ
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Người có uy tín - Thanh Nguyên - 21 phút trước
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.