Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy hiệu quả vốn đầu tư từ Chương trình 135

PV - 08:35, 20/04/2018

Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện việc đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 một cách có trọng tâm, trọng điểm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về vấn đề này.

Bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình. Bà Đinh Thị Thảo,Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.

 

Xin bà cho biết việc đầu tư Chương trình 135 có trọng điểm của tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua?

Tỉnh Hòa Bình là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm trên 73% dân số toàn tỉnh, có 6 dân tộc chủ yếu là Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông (dân tộc Mường chiếm trên 63%). Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND cùng các sở, ban, ngành, đến nay việc đầu tư có trọng điểm mà đặc biệt là cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS tiếp tục được cải thiện, cơ bản các xã có đủ trường tiểu học và trung học cơ sở, điện sinh hoạt, đường ô tô đến trung tâm xã, 100% xã có điểm bưu diện văn hoá xã, 100% xã có trạm y tế, đảm bảo thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch, khám chữa bệnh ban đầu.

Cụ thể, tổng số vốn đầu tư 2 năm (2016-2017) là 228 tỷ đồng đầu tư xây dựng 239 công trình, bao gồm: 125 công trình giao thông; 01 công trình điện; 53 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; 22 công trình trường học và hạng mục phụ trợ; 31 công trình thủy lợi; 03 công trình nước sinh hoạt; 04 công trình khác ở những xã, thôn ĐBKK, tiêu biểu như ở các huyện Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Yên Thuỷ, Tân Lạc...

Các hợp phần khác của Chương trình 135 được triển khai như thế nào, thưa bà?

Bên cạnh việc đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ bản, tỉnh Hoà Bình triển khai có hiệu quả các hợp phần khác của Chương trình 135. Cụ thể trong 2 năm 2016-2017, toàn tỉnh triển khai gần 80 tỷ đồng để phát triển sản xuất, duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. Hiện nay, UBND các huyện đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định danh mục các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai thực hiện. Về công tác duy tu bảo dưỡng các công trình, UBND các huyện đã phê duyệt kinh phí và kế hoạch chi tiết giao UBND xã tổ chức thực hiện. Nội dung nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở, Ban Dân tộc đang xây dựng kế hoạch chi tiết báo cáo UBND tỉnh phê duyệt tổ chức thực hiện. Các nội dung hỗ trợ nguồn vốn sự nghiệp ước thực hiện hết năm 2017 đạt 100% kế hoạch giao.

Mô hình kinh tế đem lại hiệu quả ở xã ĐBKK. Mô hình kinh tế đem lại hiệu quả ở xã ĐBKK.

 

Quá trình triển khai Chương trình 135, tỉnh Hoà Bình gặp những thuận lợi, khó khăn nào, thưa bà?

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đã từng bước được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh năm 2016 còn khoảng 20,38% (giảm 4% so với năm 2015).

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135 theo Luật Đầu tư công còn gặp nhiều lúng túng do các Nghị định ban hành sau Luật chưa đồng bộ; Trung ương giao vốn chậm, chưa đủ theo hướng dẫn (tháng 5/2017 Ủy ban Dân tộc mới thông báo mức vốn cho từng dự án thuộc Chương trình 135 kế hoạch năm 2017), ngày 20/6/2017 Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt danh sách xã vào diện đầu tư của Chương trình 135 đã ảnh hưởng chậm tiến độ thực hiện các nguồn vốn được giao.

Ngoài ra, ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đội ngũ lãnh đạo của một số xã năng lực còn hạn chế, đã ảnh hưởng trong tổ chức thực hiện Chương trình.

Thưa bà, giải pháp nào được áp dụng trong thời gian tới để Chương trình 135 phát huy hiệu quả thiết thực hơn?

Kết quả thực hiện mục tiêu Chương trình giai đoạn 2011-2015, tỉnh Hòa Bình có 3 xã và 2 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Để thực hiện tốt việc triển khai Chương trình 135 trong thời gian tới Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình cần thực hiện tốt công tác tham mưu đề xuất, cơ chế, chính sách, hỗ trợ đầu tư cho vùng đồng bào DTTS, vùng ĐBKK. Bổ sung hoàn thiện, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những phát sinh, vướng mắc từ cơ sở.

Bên cạnh đó, tăng cường, khuyến khích, huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế, người dân và cộng đồng xã hội để thực hiện Chương trình. Các cơ quan, đơn vị được phân công, bằng nhiều hình thức giúp xã, thôn bản đặc biệt khó khăn xoá đói giảm nghèo. Vận động người dân các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn tự chủ vươn lên thoát nghèo, có cơ chế phù hợp đối với hộ thoát nghèo, hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã, bản về kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quản lý dự án thực hiện các nội dung của Chương trình. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thực hiện có hiệu quả nguồn hỗ trợ đầu tư cho sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình, đảm bảo Chương trình thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, tránh thất thoát, lãng phí.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

DOÃN KIÊN

Tin cùng chuyên mục
Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Trong 4 chỉ tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) được UBND tỉnh Lai Châu nhân định là khó đạt kế hoạch đề ra, thì có 3 chỉ tiêu về lĩnh vực y tế.
Tin nổi bật trang chủ
Triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Căn cứ quy định của pháp luật, trên cơ sở ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, khai mạc vào ngày 5/5/2025 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 28/6/2025. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.
Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Du lịch - PV - 2 giờ trước
Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc, với hơn 378 ngàn người đồng bào DTTS - chiếm tỷ lệ 24,54% dân số toàn tỉnh; bao gồm có các dân tộc gốc Tây Nguyên (Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Mnông...), các DTTS từ các tỉnh di cư vào sinh sống (Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông...). Mỗi dân tộc đều lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo, làm phong phú và góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu, đa bản sắc văn hóa truyền thống của Lâm Đồng, là nguồn tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ông Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, chiều 5/4, trên địa bàn xã có mưa to và gió lốc đã gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân và các công trình công cộng trên địa bàn xã.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Chính sách Dân tộc - Khánh Thi - 2 giờ trước
Trong 4 chỉ tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) được UBND tỉnh Lai Châu nhân định là khó đạt kế hoạch đề ra, thì có 3 chỉ tiêu về lĩnh vực y tế.
Quảng Nam: Tạm giam người phụ nữ nghi sát hại con ruột nhằm trục lợi bảo hiểm

Quảng Nam: Tạm giam người phụ nữ nghi sát hại con ruột nhằm trục lợi bảo hiểm

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Tối 5/4, thông tin từ Công an Quảng Nam cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam bà Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) để điều tra về tội giết người.
Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc mưa dông cả ngày

Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc mưa dông cả ngày

Tin tức - H. Phúc - 3 giờ trước
Ngày và đêm 6/4, ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 60mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng sau hai ngày ra rạp

Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng sau hai ngày ra rạp

Tin tức - H. Phúc - 3 giờ trước
Bộ phim chiến tranh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã thu về hơn 32 tỷ đồng chỉ sau hai ngày chiếu sớm, dẫn đầu doanh thu phòng vé.
Hoàn toàn miễn phí chuyển đổi cùng quà tặng hấp dẫn cho chủ thẻ Chip Contactless của BAC A BANK

Hoàn toàn miễn phí chuyển đổi cùng quà tặng hấp dẫn cho chủ thẻ Chip Contactless của BAC A BANK

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip ngay hôm nay để được trải nghiệm phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn từ BAC A BANK.