Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phân bổ Chi tiêu công cho mục tiêu giảm nghèo: Càng về cơ sở càng... teo

PV - 10:06, 04/04/2018

Trong những năm qua, mặc dù ngân sách nhà nước đã dành phần khá lớn cho công tác giảm nghèo, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.

Dù tổng chi sự nghiệp y tế rất lớn nhưng chi y tế xã hiện rất thấp (trong ảnh, đồng bào DTTS được chăm sóc sức khỏe). (Ảnh minh họa) Dù tổng chi sự  nghiệp y tế rất lớn nhưng chi y tế xã hiện rất thấp (trong ảnh, đồng bào DTTS được chăm sóc sức khỏe).(Ảnh minh họa)

Ngoài nguyên nhân có quá nhiều văn bản hướng dẫn, gây nên sự chồng chéo, phân tán, xé lẻ nguồn lực thì việc phân bổ định mức chi tiêu công cho các lĩnh vực, các chương trình, dự án không đồng đều cũng là một bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi.

Chồng chéo chính sách

Chi tiêu công là một công cụ quan trọng của Chính phủ nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong chi tiêu công có một nội dung chi riêng biệt tập trung vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo-đó là chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Chi tiêu công nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn được thực hiện thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với người nghèo.

Theo số liệu của Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp-Bộ Tài chính, năm 2017, kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 7.231 tỷ đồng (trong đó vốn sự nghiệp là 2.231 tỷ đồng; vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng). Ngân sách Trung ương đã bố trí trong chi cân đối ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng đồng bào DTTS.

Ngoài ra, trong quá trình điều hành dự toán năm 2017, ngân sách Trung ương đã bổ sung cho các địa phương để thực hiện chính sách này là 13.004 tỷ đồng. Cũng trong năm 2017, ngân sách nhà nước đã bố trí 2.010 tỷ đồng cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp, hiện nay, số lượng chính sách giảm nghèo lớn (có khoảng 150 chính sách) quy định ở nhiều văn bản, trong khi nguồn lực hạn chế dẫn đến tình trạng nguồn lực bị xé lẻ, phân tán, hiệu quả thực hiện chính sách thấp, gây lãng phí nguồn lực.

Nhiều chính sách còn chồng chéo, trùng lắp về đối tượng hoặc địa bàn; một số chính sách có phương thức hỗ trợ chưa phù hợp. Các chính sách chủ yếu tập trung dưới dạng hỗ trợ, cấp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, ít chính sách hỗ trợ gián tiếp (như cho vay) nên chưa tạo động lực cho người nghèo thoát nghèo và giảm nghèo bền vững.

Cùng quan điểm với ông Trường, bà Nguyễn Thị Lê Thu, Phó Trưởng ban Chính sách Tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính-Bộ Tài chính cho rằng, có quá nhiều chính sách hỗ trợ không điều kiện (chính sách cho không) đối với người nghèo, gây tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo của một bộ phận người nghèo. Ngoài ra, một số chính sách được ban hành mà không tính toán đến nguồn lực đảm bảo, không có nguồn để thực hiện, dẫn đến hiện tượng nợ chính sách…

Chênh lệch định mức phân bổ

Một vấn đề cũng khiến các chuyên gia kinh tế quan tâm là lâu nay định mức phân bổ chi tiêu công giữa các tuyến (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) chưa phù hợp; phần lớn tập trung ở tuyến Trung ương, tuyến tỉnh; còn tuyến huyện/xã lại rất nhỏ. Điều này dẫn tới thực trạng, không phải toàn bộ nguồn lực của các chương trình xoá đói giảm nghèo đến được với người nghèo, một số khoản chi có hiệu quả không cao.

Lấy lĩnh vực y tế làm dẫn chứng, lâu nay tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp cho y tế tại tuyến Trung ương là 36,8%, tuyến tỉnh là 44,7%, tuyến huyện là 16,2% và tuyến xã là 2,3%. Điều đáng lưu ý nữa là tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hầu hết tập trung tại tuyến Trung ương và tuyến tỉnh (chiếm đến 97%), như vậy mạng lưới y tế cơ sở hầu như không có kinh phí cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách.

Trong mạng lưới y tế cơ sở thì các trạm y tế xã được xác định giữ vị trí “gác cổng” của ngành Y tế, là địa chỉ khám chữa bệnh chủ yếu của người nghèo, hộ đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa. Theo tính toán của Bộ Y tế, hiện nay chi lương và hành chính của trạm y tế tuyến xã dù chiếm khoảng 30% tổng chi sự nghiệp y tế được phân bổ theo đầu dân nhưng trạm y tế xã vẫn bố trí được rất ít kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Chính bởi vậy, dù tổng chi sự nghiệp y tế hằng năm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng nếu quy thành tiền thì thực tế người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo được thụ hưởng các dịch vụ y tế công là rất khiêm tốn. Theo tính toán của Bộ Y tế, chi y tế xã thuộc vùng núi cao hiện chỉ khoảng 130.000-200.000 nghìn đồng/người dân/năm; vùng núi thấp khoảng 95.000-130.000 nghìn đồng/người dân/năm; đồng bằng khoảng 60.000-80.000 đồng/người dân/năm.

Vì sao có sự chênh lệch này? Điều này xuất phát từ quy định của Luật Ngân sách nhà nước đã trao cho các tỉnh thẩm quyền tương đối rộng trong phân bổ ngân sách cho các cấp thấp hơn. Nếu không chú trọng tính công bằng trong phân bổ nguồn lực thì rất khó khắc phục được tình trạng phân bổ không đồng đều giữa các cấp tỉnh, huyện và xã nếu cấp tỉnh không chú trọng đến tính công bằng trong phân bổ nguồn lực. Vì vậy, ngay tại từng tỉnh cũng cần có cơ chế phân cấp hợp lý giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, sao cho các cấp cơ sở có điều kiện đáp ứng tốt nhất dịch vụ công cho các đối tượng dân cư trên địa bàn và chú trọng đến người nghèo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.