Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Nương treo” trên đỉnh Mã Pì Lèng

PV - 13:13, 19/01/2018

Ai đã từng vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ có chung cảm giác rờn rợn bởi độ sâu khoảng 800m của vực Tu Sản. Có người qua đây còn không dám nhìn xuống, thế nhưng, giữa lưng chừng đỉnh đèo, người dân vẫn phải từng ngày, từng giờ “bám đá” mưu sinh.

Đoạn đường 20km vắt qua Mã Pì Lèng từng là đoạn thi công khó khăn nhất trên tuyến đường Hạnh Phúc huyền thoại xuyên Cao nguyên đá, dài 180km, được làm từ giữa thế kỷ XX. Đèo cao, vực sâu, khó khăn là vậy, nhưng biết bao thế hệ người Mông đã và đang kiên cường canh tác ở nơi “hiểm địa” nhất Việt Nam. Một số người cho rằng, đây có thể là nơi canh tác “hiểm địa” nhất thế giới!

Những người nông dân cần mẫn, bám mình nơi hẻm đèo. Những người nông dân cần mẫn, bám mình nơi hẻm đèo.

 

Quả thực khi nhìn 2 bên sườn hẻm vực vào mùa trồng ngô, có thể thấy sức sống mãnh liệt trên những sườn núi như dựng đứng. Ở nơi đây, người dân bám vực, bập vào đá để tra từng hạt ngô. Nó như một cuộc gieo mầm sống trên “đất chết”, một đỉnh cao về tinh thần chinh phục thiên nhiên của đồng bào Mông.

Chẳng biết tự bao giờ trên mảnh đất cằn và hoang lạnh này đã hình thành những vạt nương “treo” bên vực thẳm. Nhưng giờ nó đã trở thành một phương thức canh tác đặc biệt trên Cao nguyên đá. Ở đây, người dân vừa canh tác trên đất dốc, vừa “thổ canh hốc đá” với hẻm vực chỗ sâu nhất khoảng 800m và những chỗ bình thường cũng sâu hàng trăm mét. Địa hình núi đá ở đây được phủ một lớp đất bì không quá dày, có những nương nằm trên mặt trượt dốc đến rợn người.

Những cây ngô dù bám rễ ở một nơi khó nhất Việt Nam, nhưng vẫn vươn lên xanh đến kỳ lạ. Bà con cho biết, phải là giống ngô địa phương, thân nhỏ, lá nhỏ, cao độ 60-70cm là đã có bắp thì mới sống được ở địa hình đặc biệt này. Vì thế, không chỉ con người mà cây ngô cũng thật kiên cường khi nảy mầm sinh sôi trên mảnh đất nghèo, khô cằn bên hẻm vực.

Xóm Mã Pì Lèng treo bên sườn hẻm vực Tu Sản. Xóm Mã Pì Lèng treo bên sườn hẻm vực Tu Sản.

 

Trao đổi với các ngành chức năng của huyện Mèo Vạc và một số xã, được biết, bám quanh hẻm vực Tu Sản và đèo Mã Pì Lèng gồm có các thôn: Mã Pì Lèng, Há Súng của xã Pả Vi và xóm Mã Pì Lèng của xã Pải Lủng; xóm Lủng Chư của xã Thượng Phùng và xóm Bờ Sông của xã Xín Cái. Diện tích canh tác bám quanh hẻm vực ước chừng 100ha. Cây trồng hầu hết là ngô và một ít diện tích trồng cỏ chăn nuôi. Cây ngô nơi đây canh tác duy nhất một vụ trong năm. Trên 90% diện tích quanh hẻm vực này đều có độ dốc cực lớn, với hình ảnh rất cụ thể là khi làm nương, đầu người dưới chạm chân người trên, những vạt nương ấy cho ta cảm giác đầy trắc trở. Khi qua đây, nhìn hình ảnh bà con bám mình trên nương ngô trước miệng vực, có cảm tưởng như họ đang cùng với vạt nương của mình bay lơ lửng giữa không trung vậy.

Bên hẻm vực, tôi gặp chị Giàng Mí Hờ, 37 tuổi, ở thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi đang mải miết làm nương. Chị Hờ cho biết: Mã Pì Lèng có 2 xóm là Mã Pì Lèng A và Mã Pì Lèng B với 80 hộ dân, hầu như nhà nào cũng có nương bên hẻm vực. Riêng nhà tôi mỗi năm nhà trồng từ 4 – 5kg ngô giống. Cái miệng ăn ngày càng tăng lên, đất ngày càng ít đi, vì thế đất “treo” miệng vực cũng phải làm. Xưa nay, con gái ai chẳng muốn chọn về nhà chồng có ít đất để trồng cây lanh, nhà nào không có nương thì con trai khó lấy vợ lắm!.

Vượt qua thôn Mã Pì Lèng của xã Pả Vi, sang đến thôn cùng tên Mã Pì Lèng của xã Pải Lủng, chúng tôi gặp Giàng Mí Súa. Súa nói, nhà mình cùng nhiều hộ không chỉ làm nương ở hẻm đèo Mã Pì Lèng mà hàng ngày còn chăn dê, cắt cây cỏ bên vực về nuôi bò. Nhà có 6 khẩu, không làm không có cái cho vào bụng. Sống ở đây trẻ con thấy vực cũng sợ lắm, nhưng lâu thành quen thôi.

Sau vụ, bán được hạt ngô, con dê mới có tiền mua quần áo cho 3 đứa trẻ đến trường được. Súa cũng cho biết, khu vực canh tác nguy hiểm, những năm về trước từng có vài phụ nữ và đàn ông trong lúc làm nương, lấy cỏ cho bò, sơ sẩy trượt chân xuống vực hoặc bị “đá mồ côi” rơi, lăn trúng người. Nghe đến đây mới thấy bắp ngô, con bò ở đây trở thành những sản phẩm nông nghiệp thật trân quý, được đánh đổi từ sự kiên cường, bất chấp hiểm nguy của người nông dân.

Ông Hầu Minh Lợi, Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc chia sẻ, Mèo Vạc với 3/4 diện tích là đá, rất thiếu đất canh tác. Vì thế, người dân phải tận dụng tất cả các diện tích đất có thể để mưu sinh. Khu vực Mã Pì Lèng cực sâu, hiệu quả canh tác không cao, nguy hiểm, việc đi bộ đã khó chứ chưa nói gì làm nương. Thực tế ở 2 bên hẻm vực, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao và gần như rất khó tìm được hộ khá nhờ canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, với sự cần cù, chịu khó, người dân không để đất trống 2 bên hẻm vực. Trồng trọt trên đất cực dốc nên người dân phải sử dụng bằng chính sức của mình cùng với những dụng cụ đơn giản như cái cuốc, cái gùi và đôi vai. Vì thế, canh tác của đồng bào Mông ở đèo Mã Pì Lèng là một kỳ công chinh phục thiên nhiên và phương thức mưu sinh đặc biệt trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

HUY TOÁN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thời sự - BDT - 31 phút trước
Những ngày tới, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.