Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ - Nhìn từ hoạt động của CLB Nắng

Thuỳ Giang - 16:11, 28/05/2023

Sau gần 2 năm triển khai, toàn tỉnh Lai Châu đã thành lập được 45 Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc trong các trường phổ thông. CLB Nắng của Trường THCS Sùng Phài, Tp. Lai Châu, là một trong những mô hình tiêu biểu trên hành trình nuôi dưỡng tình yêu văn hóa cho các em học sinh.

Du khách tham quan, trải nghiệm các sản phẩm của CLB thêu tay tại Trường THCS Sùng Phài
Du khách tham quan, trải nghiệm các sản phẩm của CLB thêu tay tại Trường THCS Sùng Phài

Điểm hẹn văn hóa

Cô giáo Trần Lệ Quyên - Hiệu trưởng Trường THCS Sùng Phài chia sẻ: Từ ý tưởng xây dựng, triển khai mô hình bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc cho học sinh, nhà trường lựa chọn hình thức CLB, với sản phẩm chính là thêu tay trên sản phẩm thổ cẩm. Đây là nơi tập hợp những học sinh có chung niềm yêu thích với nghề thêu để tham gia giao lưu, chia sẻ kỹ năng, nâng cao tay nghề, tạo ra các sản phẩm thêu sáng tạo, độc đáo.

Theo cô giáo Trần Lệ Quyên, thời gian đầu thành lập, CLB thêu tay còn nhiều khó khăn, nhưng nhà trường vẫn quan tâm chỉ đạo để phát triển và duy trì tốt hoạt động của CLB. Dần dần, CLB đi vào nề nếp, thu hút nhiều học sinh tham gia, sản xuất được nhiều sản phẩm thổ cẩm đẹp, được nhiều người chọn lựa.

Cô trò cùng khách tham quan tìm hiểu nét văn hóa trong các sản phẩm của CLB thêu tay
Cô trò cùng khách tham quan tìm hiểu nét văn hóa trong các sản phẩm của CLB thêu tay

Đến nay, CLB Nắng đã trở thành một “địa chỉ đỏ” trong các trường phổ thông tại Lai Châu, với hoạt động thêu tay trên các sản phẩm thổ cẩm. Các thầy cô giáo Nhà trường khá bất ngờ khi được chiêm ngưỡng những sản phẩm do chính các em học sinh tham gia CLB thực hiện. Các sản phẩm váy, áo, ví, túi xách, khăn, phù điêu… đa dạng về hình thức, màu sắc, mẫu mã, được thêu thủ công với nhiều chi tiết, giàu tính thẩm mĩ.

"Phấn khởi nhất là CLB đã góp phần vào giáo dục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc có nguy cơ bị mai một trước tác động của thời đại công nghệ”, cô giáo Trần Lệ Quyên chia sẻ.

Cô Bùi Hà Vân - Chủ nhiệm CLB Nắng, Trường THCS Sùng Phài  chia sẻ, các bạn học sinh nữ người Mông, người Dao trong CLB đều khéo tay, chăm chỉ, chịu khó học hỏi nên sản phẩm ngày càng tinh tế, bền, đẹp. Sản phẩm thêu tay của các em đã được đưa đi tham gia các cuộc thi và đã đạt được nhiều giải thưởng như: Giải Ba Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm 2021 do Tỉnh đoàn Lai Châu tổ chức; Giải Khuyến khích Cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021 do Trung ương Đoàn tổ chức, Giải Tư Cuộc thi sáng tạo khoa học - kĩ thuật cấp tỉnh năm học 2022 - 2023… Kết quả từ các cuộc thi đã khẳng định chất lượng sản phẩm và lan tỏa hoạt động của CLB đến với cộng đồng.

Tự hào về giá trị truyền thống

Sản phẩm của CLB Thêu tay trường THCS Sùng Phài tại Gian hàng trưng bày sản phẩm thanh niên của Đại hội đại biểu TNCS HCM tỉnh Lai Châu
Sản phẩm của CLB Thêu tay trường THCS Sùng Phài tại Gian hàng trưng bày sản phẩm thanh niên của Đại hội đại biểu TNCS HCM tỉnh Lai Châu

Năm học 2022 - 2023, Trường THCS Sùng Phài có tổng số 7 lớp, gồm 192 học sinh, nhưng đã có 40 em tham gia CLB thêu tay, tăng gấp đôi so với năm học 2021 - 2022. CLB đã giúp các em học sinh hiểu biết và nuôi dưỡng, phát triển lòng tự hào về các di sản truyền thống và tình yêu quê hương đất nước. Các em thường tham gia CLB vào ngày thứ Bảy, Chủ Nhật hoặc ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, có thể thêu tại nhà, dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của các bà, các mẹ, các chị. Bằng cách đó, cả ở gia đình và ở trường, vẻ đẹp của nghề thêu, nghề thổ cẩm được lan tỏa rộng khắp.

Để nâng cao chất lượng CLB và tạo sự gắn bó với Nhân dân, Trường THCS Sùng Phài cũng đã mời một số nghệ nhân, cha mẹ học sinh có kinh nghiệm thêu tay tới giao lưu, truyền dạy về kĩ thuật thêu tay, dẫn thêu những họa tiết truyền thống và những họa tiết mới sáng tạo cho các thành viên trong CLB.

Từ việc học hỏi chăm chỉ, giữ gìn nền nếp, được sự quan tâm ủng hộ của nhà trường, địa phương, CLB đã ngày càng phát triển. Trong khuôn viên CLB trưng bày các mẫu sản phẩm được sắp xếp gọn gàng, thẩm mĩ. Tại CLB, các em học sinh được thỏa sức sáng tạo với niềm đam mê, yêu thích thêu tay. Từ đó, CLB Nắng tại Trường THCS Sùng Phài đã trở thành chiếc nôi ươm mầm năng khiếu, nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp trong tương lai, cho các em học sinh trên nền bản sắc văn hóa dân tộc.

Em Chang Thị Gập Nung (bên phải) lớp 6A2, thành viên CLB thêu tay
Em Chang Thị Gập Nung (bên phải) lớp 6A2, thành viên CLB thêu tay

Em Chang Thị Gập Nung, học sinh lớp 6A2, Trường THCS Sùng Phài chia sẻ: “Em rất thích tham gia CLB thêu. Mỗi khi hoàn thành một sản phẩm, em rất vui, nhất là khi sản phẩm được du khách mua về, mang theo văn hoá của chúng em đến nhiều vùng của Tổ quốc. Càng thêu, chúng em càng cảm thấy yêu nghề truyền thống của dân tộc mình, càng nhận ra vẻ đẹp riêng có của thổ cẩm thêu tay Sùng Phài”

Để sản phẩm làm ra được khai thác có hiệu quả, phục vụ phát triển du lịch địa phương, sản phẩm của CLB Nắng đã thường xuyên được trưng bày và tiêu thụ tại Nhà điều hành khu du lịch cộng đồng bản Gia Khâu I xã Sùng Phài, của Sở Văn hóa, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu…

Bên cạnh đó, CLB cũng được tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm tại các gian trưng bày trong các ngày tổ chức sự kiện của ngành, của tỉnh như: Trưng bày sản phẩm tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc; Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam của UBND Tp. Lai Châu, tham gia Tuần lễ Văn hóa, Du lịch Lai Châu tại TP. Hồ Chí Minh...

Du khách tham quan, trải nghiệm các sản phẩm của CLB thêu tay tại Trường THCS Sùng Phài
Du khách tham quan, trải nghiệm các sản phẩm của CLB thêu tay tại Trường THCS Sùng Phài

Trò chuyện với chúng tôi, cô Trần Lệ Quyên, Hiệu trưởng Trường THCS Sùng Phài trao đổi về ý tưởng, mở rộng mô hình và liên kết với các trường trên địa bàn TP. Lai Châu; xa hơn là các trường THCS tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 

Hiện tại, ngoài 40 thành viên CLB Nắng của nhà trường còn có thêm 11 học sinh của Trường THCS Đoàn Kết và Trường TH&THCS Nậm Loỏng (Tp. Lai Châu) làm cộng tác viên. Nhà trường cũng nỗ lực hỗ trợ để trong thời gian tới, liên kết được với nhiều đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm có doanh số cao hơn trên thị trường.

Có thể nói, CLB Nắng với các sản phẩm thêu tay trên thổ cẩm không chỉ tạo nên sân chơi lành mạnh, hữu ích cho các em học sinh, mà còn giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong nhà trường.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 phút trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 3 phút trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 1 giờ trước
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.
Triển lãm ảnh Online

Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên"

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên".