Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nữ trưởng bản dân tộc Chứt dưới chân núi Ka Day

Khánh Ngân - 10:52, 08/03/2021

“Trưởng bản Hồ Thị Kiên còn trẻ lắm nhưng cô ấy rất quyết đoán và làm được việc”…nhận xét của Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ Biên phòng Rào Tre, Đồn Biên phòng Bản Giàng, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), khiến chúng tôi tò mò ngược núi để tìm gặp người phụ nữ dân tộc Chứt này.

Trưởng bản Hồ Thị Kiên (bên phải) trò chuyện cùng bà con về cách làm ăn
Trưởng bản Hồ Thị Kiên (bên phải) trò chuyện cùng bà con về cách làm ăn

Làm cho dân tin…

Tôi trở lại bản Rào Tre sau nhiều năm lỗi hẹn. Vẫn là tổ công tác Biên phòng Rào Tre bên trái, vẫn là bản Rào Tre, tựa lưng vào dãy Ka Day hùng vĩ bên phải. Nhưng con đường vào bản không còn như “sợi chỉ vàng” vắt vẻo lưng chừng mây. Thay vào đó là con đường nhựa bạt núi nối đường mòn Hồ Chí Minh vào bản. Giữa những ngôi nhà của đồng bào Chứt đã không còn trống hơ trống hoác, mà đã được ngăn cách bởi những hàng rào, lấp ló những thửa rau xanh mướt, những đàn gà, đàn vịt… Kể từ thời điểm khoảng 20 người Chứt được bộ đội biên phòng, phát hiện sinh sống trong hang đá nơi rừng sâu, núi thẳm sát biên giới Việt -Lào và đưa ra định cư hòa nhập với cộng đồng, nay người Chứt ở Rào Tre đã có những đổi thay to lớn.

Hồ Thị Kiên (sinh năm 1988), là một trong những đứa trẻ hiếm hoi đầu tiên ở đây được tiếp cận con chữ, biết đọc, biết viết. Kiên còn được ra ngoài giao lưu, tiếp cận được với đời sống, văn hóa mà người Chứt từng xem là “khác lạ”. Chính điều này, đã hình thành và tạo ra một thủ lĩnh “ được việc”, được dân tin, yêu và nghe theo như bây giờ.

Trong khi, người Chứt nói riêng và nhiều đồng bào DTTS khác nói chung còn tồn tại hủ tục lập gia đình sớm, thì 19 tuổi Kiên mới lập gia đình với chàng trai cùng bản. Cuộc sống khó nhiều bề, Kiên nghĩ “không thể cứ trông chờ vào chính sách của Nhà nước mãi được”. Sau nhiều trăn trở, lại nhờ có kinh nghiệm sống và vốn kiến thức từ trường, cũng như ngoài xã hội, vợ chồng Kiên đã lao vào làm ăn để ổn định kinh tế.

Từ khai hoang thêm đất trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà. Từ chỗ vươn lên sản xuất đủ dùng, đến có dư giả để bán. Rồi đến cách chăm các con ăn, sinh hoạt, học tập đều có sự đổi mới theo hướng tích cực. Gia đình Kiên trở thành một tấm gương cho cả bản người Chứt lúc nào không hay. Chỉ biết sau này, gia đình Kiên trồng gì, nuôi gì cả bản cùng làm theo.

 Người dân ở Rào Tre đang hối hả vào vụ sản xuất
Người dân ở Rào Tre đang hối hả vào vụ sản xuất

Theo tục lệ người Chứt, Trưởng bản phải là những người nhiều tuổi. Nhưng giữa năm 2015, người Chứt đã “phá lệ”, chọn Hồ Thị Kiên làm Trưởng bản. Chị trở thành nữ Trưởng bản đầu tiên của người Chứt khi vừa tròn 27 tuổi. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cán bộ biên phòng, Hồ Thị Kiên đã tổ chức họp được dân, chỉ cho dân cách trồng lúa nước… Đây là những việc làm nổi bật mà các vị trưởng bản của người Chứt trước đó chưa làm được. Nhắc đến tên Trưởng bản Hồ Thị Kiên từ già đến trẻ, ai cũng khen “nó còn ít tuổi mà rất được việc”.

Kiên chia sẻ: thời gian đầu nhận nhiệm vụ gặp không ít khó khăn, áp lực. Bởi người Chứt vẫn còn giữ nhiều hủ tục… Chính vì nhận thức của người Chứt chưa thay đổi, nên khi tuyên truyền về những cái mới, cái hay thì họ không ưng bụng.

Nhưng rồi, khi được hỏi: còn bây giờ thì sao? Đôi mắt Kiên lấp lánh: “Bây giờ thì khác rồi, công việc của mình được chồng ủng hộ, bà con tin tưởng, nghe và làm theo. mọi việc thuận lắm, bây giờ mình còn là đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện đấy”

Đưa bản làng vượt ra khỏi hủ tục

Nói về Trưởng bản Hồ Thị Kiên, Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ biên phòng Rào Tre, Đồn biên phòng Bản Giàng cho biết: “Từ trước tới nay, ở bản Rào Tre, tôi chưa thấy trưởng bản nào làm được nhiều việc như cô Kiên; cũng là người tiêu biểu giúp bộ đội tuyên truyền cho bà con làm kinh tế, xóa bỏ hủ tục lạc hậu tại địa phương”.

Trải qua thời gian dài, người Chứt vẫn giữ nhiều hủ tục như: sinh con ngoài bờ suối, trọng thầy cúng hơn thầy thuốc…; đặc biệt là tập tục hôn nhân cận huyết thống. Người Chứt cũng chưa quen với việc trồng trọt và chăn nuôi. Với tâm niệm “làm để dân tin” cô gái trẻ đã không biết bao nhiêu lần, tự mình đưa phụ nữ ra các cơ sở y tế để sinh nở, kể cả là lúc nửa đêm. Không biết bao nhiều lần tự đèo xe, đưa các em trong bản đến trường...

Bằng sự bền bỉ làm, bền bỉ tuyên truyền, Hồ Thị Kiên đã làm cho “người Chứt giờ đã hiểu, cứ quanh quẩn trong cái xó nhà sàn này thì cái nghèo sẽ đuổi bám mãi. Thế nên trai, gái trong bản đến tuổi học xong thì đi làm xa. Ở đây, trẻ đến tuổi là vào lớp, ai cũng biết cái chữ”, Kiên bộc bạch: Điều khiến Kiên lo lắng nhất là việc dựng vợ, gả chồng cho các em trong bản. Nguy cơ hôn nhân cận huyết có thể tái diễn nếu như không tìm được hướng mới.

Những mầm non ở Rào Tre
Những mầm non ở Rào Tre

Khi nói về bản Rào Tre, nói về Trưởng bản Hồ Thị Kiên, ông Ngô Xuân Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết: Được sự quan tâm của các cấp, các ngành; đặc biệt là khi triển khai Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt giai đoạn I Rào Tre đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào Chứt đã không còn tình trạng du canh du cư, một số hộ gia đình đã biết xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt. "Nhiều hủ tục lạc hậu đã được xóa bỏ hoàn toàn, các cháu đã được đến trường đúng độ tuổi. Rào Tre có được thay đổi như ngày hôm nay, phải kể để vai trò đóng góp quan trọng của Trưởng bản Hồ Thị Kiên”.

 Ông Minh cũng cho biết thêm, địa phương cũng còn nhiều điều trăn trở, làm sao nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên, làm sao xây dựng được hệ thống giao thông để Rào Tre kết nối được với các bản khác trong tỉnh Quảng Bình….

Chia tay Rào Tre, chia tay nữ trưởng bản khi trời đã về chiều. Bóng của dãy Ka Day hùng vĩ đã đổ về phía con sông Rào Tre hiền hòa chảy, mà lòng thấy vui. Vui vì Rào Tre đã đổi mới sau nhiều năm trở lại, vui hơn khi cộng đồng người Chứt có những người con tiên tiến, biết cống hiến, biết làm nhiều việc để cuộc sống của đồng bào mình thay đổi.

 Và tin chắc, khi đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt giai đoạn II đi vào đời sống, Rào Tre sẽ kết nối giao thương mạnh hơn, cơ sở vật chất, đời sống Nhân dân sẽ tốt hơn. Những vấn đề “đang trăn trở” như hôn nhân cận huyết, đất sản xuất…sẽ được giải quyết dứt điểm.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 6 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 6 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 7 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 7 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 7 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 8 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 8 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 8 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.