Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nông dân vùng cao Nậm Mòn thu nhập cao từ trồng quế

Tráng Xuân Cường - 16:28, 30/05/2021

Trong những ngày thực hiện mục tiêu “kép” vừa phát triển kinh tế, vừa bảo đảm phòng chống dịch Covid-19, bà con nông dân ở xã vùng cao Nậm Mòn (huyện Bắc Hà, Lào Cai) đang tích cực thu gom lá, cành quế, vỏ quế chờ tư thương đến thu mua. Năm nay, nhờ chất lượng quế tốt, có hàm lượng tinh dầu cao nên tư thương trong tỉnh đến tận nơi thu mua với giá cao, đem lại niềm vui cho nông dân.


Hầu hết các nương đồi hoang hóa trước được phủ xanh bởi cây quế
Hầu hết các nương đồi hoang hóa ở Nậm Mòn trước đây được phủ xanh bởi cây quế

Đến thăm thôn Nậm Mòn, thôn trồng nhiều quế nhất xã Nậm Mòn, với diện tích hơn 150 ha, chúng tôi ấn tượng với những nương đồi phủ xanh cây quế, với những con đường bê tông về tận thôn, và ở đó có nhiều ngôi nhà xây còn mới bên những ngôi nhà sàn truyền thống...

Thời điểm này, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trong nước. Ở vùng cao Nậm Mòn này, dù chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm bệnh, tuy nhiên, bà con nơi đây rất ý thức phòng dịch. Bà con không tụ tập đông người mà ở nhà tranh thủ dọn dẹp vườn tược, phơi lá quế, cành quế cho khô để đợi tư thương đến thu mua. Quế Nậm Mòn trồng ở vùng đất có khí hậu lạnh nên chậm lớn, song bù lại có hàm lượng tinh dầu cao, được đánh giá ngang với quế hữu cơ Nậm Đét (cùng huyện Bắc Hà) nên tư thương trong tỉnh rất ưa chuộng.

Chị Nguyễn Thị Lan, tư thương xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng cho biết: “Mấy ngày nay, xe mình vẫn đi thu mua quế, mình và thợ bốc vác đều đeo khẩu trang cẩn thận. Mình đến từng đồi thu gom để bảo đảm phòng dịch đúng quy định. Quế Nậm Mòn chất lượng tốt, có hàm lượng tinh dầu cao nên năm nay, giá thành vẫn ổn định như năm trước”

Được biết, vỏ quế tươi tại xã Nậm Mòn, đang được thu mua ở mức giá từ 27.000 – 30.000 đồng/kg; lá, cành quế khô trung bình 1.700/kg. Mức giá này đã đem lại thu nhập cao, khiến cho nông dân xã Nậm Mòn rất phấn khởi.

Gia đình chị Thèn Thị Lợt trồng hơn 1 vạn cây quế từ 2-8 năm tuổi, năm nay bắt đầu tiến hành thu hoạch tỉa. Chị Lợt cho biết: Đợt này, nhà đang bận thu hoạch lúa xuân, dọn dẹp ruộng nương, làm đất chuẩn bị làm vụ lúa mùa nên chưa thu hoạch cây quế. "Hai vợ chồng chỉ tranh thủ tỉa lá, tỉa cành nhỏ ở 5 cây quế 8 năm tuổi, phơi khô cũng bán được tới 1,5 triệu đồng. Sắp tới, nhà mình sẽ tỉa cành nhỏ những cây còn lại, dự tính thu về trên 20 triệu đồng”.

Dọc 2 bên đường các tuyến đường vào các thôn bản xã nông thôn mới Nậm Mòn đã rợp bóng nhờ trồng cây quế
Dọc các tuyến đường vào các thôn bản xã nông thôn mới Nậm Mòn rợp bóng mát của những cây quế

Thời gian qua, Nậm Mòn xác định, cây quế là cây mũi nhọn giảm nghèo bền vững của địa phương nên đã chú trọng mở rộng diện tích, phát triển cây quế hữu cơ gắn với giao đất, giao rừng cho nông dân. Trong giai đoạn từ 2015- 2020, nông dân xã Nậm Mòn đã trồng mới gần 300 ha quế. Riêng quý 1 năm 2021, trồng mới 20 ha, nâng tổng diện tích quế toàn xã lên trên 520 ha.

Ông Hoàng Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Nậm Mòn cho biết: "Cây quế đã và đang đem lại nguồn thu ổn định, giảm nghèo bền vững cho bà con Nậm Mòn. Năm 2021, huyện giao cho xã Nậm Mòn trồng mới 110 ha rừng, người dân trong xã đang phấn đấu trồng đạt và vượt mục tiêu, trong đó chủ yếu là rừng kinh tế, rừng quế”.

Gia đình ông Lừu Văn Chẩn, 49 tuổi, dân tộc Nùng, thôn Nậm Mòn là 1 trong những hộ đầu tiên tham gia chương trình, dự án hỗ trợ nông dân trồng quế của xã Nậm Mòn. Từ năm 2015 tới nay, gia đình ông Chẩn đã trồng mới trên 3 ha quế từ 2-7 năm tuổi. Đất không phụ công người, đây là năm thứ 2, gia đình ông Chẩn thu hoạch tỉa quế.

Ông Chẩn cho biết, năm nay gia đình ông mới thu tỉa ít cành lá bán lấy tiền trang trải sinh hoạt và đầu tư mua phân bón, giống sản xuất vụ mùa. Trồng quế cho thu nhập cao, xe đến tận nhà thu mua, giá ổn định kể cả trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. "Năm ngoái, những diện tích quế trồng đợt đầu tiên từ năm 2015- 2016 đã cho thu hoạch. Chủ yếu nhà mình tỉa cây to, khu trồng dày, tỉa cành lá phơi khô đem bán được trên 30 triệu đồng. Trồng quế hơn hẳn trồng ngô lúa, sắp tới nhà mình sẽ trồng nốt diện tích gần 1 ha đất vốn trồng ngô chuyển sang trồng quế”, ông Chẩn thông tin.

Nhờ trồng quế, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Nậm Mòn khấm khá lên, tạo động lực giúp xã về đích nông thôn mới và đón bằng công nhận cuối tháng 3/2021
Nhờ trồng quế, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Nậm Mòn khấm khá lên, tạo động lực giúp xã về đích nông thôn mới và đón bằng công nhận cuối tháng 3/2021

Theo lời của ông Hoàng Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Nậm Mòn, cây quế trên đồng đất vùng cao Nậm Mòn đã và đang góp phần giúp đồng bào Mông, Dao, Tày, Nùng, Phù Lá nơi đây nâng cao đời sống, có điều kiện đóng góp công sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện các tiêu chí về giao thông, nhà, thu nhập, hộ nghèo... giúp xã Nậm Mòn giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2020) và hướng tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu nâng cao ở vùng cao Bắc Hà. 

(Nội dung thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 1 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 2 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.