Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nới Visa, nút mở đầu tiên để ngành Du lịch phục hồi và phát triển

PV - 09:56, 11/03/2023

Tại Hội thảo "Mở Visa, phục hồi du lịch" do báo Thanh Niên tổ chức ngày 10/3, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng chính sách Visa, số lượng đường bay thẳng đến các nước… đang là những điểm nghẽn kìm hãm sự phục hồi và phát triển của du lịch Việt Nam.

Nới visa, nút mở đầu tiên để ngành du lịch phục hồi và phát triển - Ảnh 1.

Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới coi chính sách visa thông thoáng, thuận lợi là giải pháp để thu hút khách quốc tế.

Khách du lịch chưa như kỳ vọng

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Toàn - Tổng Biên tập báo Thanh Niên nhắc lại câu hỏi mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng đặt ra tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy thu hút khách du lịch vào Việt Nam, tháng 12/2022: "Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?". Vì sao Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19, nhưng tốc độc phục hồi ngành du lịch thấp nhất so với các nước trong khu vực?

Bà Trần Nguyện - Phó Tổng Giám đốc khối Sun World, Tập đoàn Sun Group cho biết, gần 1 năm sau khi mở cửa du lịch trở lại, đến nay lượng du khách tăng chưa như kỳ vọng, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Cụ thể, lượng khách đến Sun World Ba Na Hills tại Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán 2023 chỉ đạt khoảng 55% so với Tết Nguyên đán 2019. Tương tự, ở các trung tâm du lịch khác như Phú Quốc, Hạ Long…, những tháng cuối năm 2022 kéo dài đến quý I năm nay là mùa cao điểm đón khách quốc tế nhưng lượng khách thực tế không nhiều.

Ông Trịnh Ngọc Thành - Phó Tổng Giám đốc thương mại Vietnam Airlines cho hay, năm 2022, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng 28% so với năm 2019 và 2 tháng đầu năm nay tăng khá hơn những cũng chỉ đạt 65% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi thị trường khách quốc tế đến Việt Nam hồi phục rất chậm thì các điểm đến khác lại đang có nhiều chính sách hấp dẫn để hút khách. Chẳng hạn, Đài Loan (Trung Quốc) tặng 165 USD cho 500.000 du khách cá nhân đầu tiên trong năm 2023, Hong Kong (Trung Quốc) cũng tặng 500.000 vé máy bay cho khách quốc tế, Philippines lên kế hoạch hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch nước ngoài…

Với kinh nghiệm trong ngành hàng không, ông Trịnh Ngọc Thành cho rằng, những nước làm tốt chính sách miễn visa, có đường bay thẳng nhiều thì chỉ trong vòng 3 năm, lượng hành khách có thể tăng lên gấp đôi.

Nói về mục tiêu đặt ra của ngành du lịch Việt Nam đón 8 triệu khách quốc tế trong 2023 so với mục tiêu đón 20 triệu khách và vừa điều chỉnh lên 30 triệu khách của Thái Lan, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Corporation đặt câu hỏi mục tiêu như vậy có quá thấp? Chúng ta đã đánh giá hết thị trường khách chưa? đã rà soát lại cơ hội, tiềm năng hay chưa?

Trong khi đó, Tổ chức Du lịch thế giới dự báo năm 2023, tốc độ hồi phục du lịch sẽ đạt 8,5% dù tốc độ phục hồi chung của nền kinh tế chỉ đạt 2,5%. Phải chăng, chúng ta đang tự hạn chế mình. Nếu chúng ta đặt chỉ tiêu như vậy thì du lịch sẽ khó cất cánh.

Chính sách visa, đường bay thẳng là những điểm nghẽn

Theo bà Trần Nguyện, có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan khiến Việt Nam chưa hút được nhiều khách quốc tế. Trong đó, rào cản lớn hiện nay là chính sách visa. Việt Nam chỉ miễn thị thực cho 24 quốc gia theo hình thức đơn phương và song phương. Thị thực điện tử (eVisa) cấp cho 80 quốc gia nhưng bị giới hạn số cửa khẩu nhập cảnh. Thời gian lưu trú thông thường khoảng 15 ngày và nhập cảnh 1 lần. Trong khi đó Malaysia miễn thị thực cho 162 quốc gia, Singapore cho 162 quốc gia, Philippines cho 157 quốc gia, Nhật Bản cho 68 quốc gia, Hàn Quốc miễn 66 quốc gia, Thái Lan miễn 64 quốc gia…

Để tạo ra lợi thế cạnh tranh sau dịch COVID-19, Thái Lan kéo dài thời gian lưu trú lên đến 45 ngày. Đài Loan (Trung Quốc) khôi phục chính sách eVisa Quan Hồng hướng đến khách đi Tour, đi theo đoàn qua các công ty lữ hành với thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Hàn Quốc nối lại loại hình thị thực cho phép khách ra vào nhiều lần, thời hạn lưu trú 30 ngày, không giới hạn số lần xuất nhập cảnh trong 5 năm…

Do đó, bà Trần Nguyện đề xuất cần cởi mở chính sách Visa và cùng với đó, nghiên cứu quy trình, áp dụng công nghệ để cải cách quá trình cấp Visa giúp đẩy nhanh thời gian, đơn giản hóa thủ tục, đa dạng hình thức cấp Visa nhằm hỗ trợ tối đa cho du khách quốc tế.

Dẫn câu chuyện nước Nga yêu cầu xét duyệt Visa rất khó khăn, nhưng khi tổ chức World Cup, họ sẵn sàng coi tấm vé xem bóng đá như thị thực, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho hay các nước sử dụng Visa linh hoạt theo từng chủ đề, từng thời điểm với mục tiêu phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh du lịch, hình ảnh quốc gia, không cứng nhắc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trong khi đó, Việt Nam dù quyết tâm mở cửa du lịch rất sớm, từ ngày 15/3/2022 nhưng đến nay vẫn duy trì chính sách Visa khắt khe, số lượng quốc gia được miễn Visa quá ít và số ngày lưu trú chỉ 15 ngày.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ đề xuất cần nhanh chóng sửa luật, ban hành các chính sách đột phá, cởi mở về Visa. Đơn cử, quy định duyệt visa cho khách ở 15 ngày đầu tiên, 15 ngày sau đó sẽ tự động gia hạn Visa; chấp nhận các kiểu Visa Quan Hồng như ở Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Visa đoàn như Nhật Bản; thí điểm miễn Visa tới 6 tháng cho một số thị trường trọng điểm...

Phó Tổng giám đốc Vietjet Đỗ Xuân Quang cho biết, trước đây, mỗi ngày Vietjet có đến 85 chuyến bay đến Trung Quốc, trong 2 năm đại dịch đã ngưng toàn bộ, chuyển hướng qua thị trường Ấn Độ nhưng công suất cao nhất cũng chỉ đạt 17 chuyến mỗi ngày.

Về nguyên nhân du khách Ấn Độ vẫn chưa bù đắp được khách Trung Quốc, ông Đỗ Xuân Quang cho rằng, khách Ấn Độ ít đến Việt Nam vì trước đây họ thường phải trung chuyển qua Bangkok (Thái Lan) mất thêm 3 - 4 tiếng đồng hồ. Đường bay thẳng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Vietjet hiện cũng mới có 3 đường bay thẳng đến Ấn Độ. Tới đây, ngoài Ấn Độ chúng tôi sẽ mở thêm nhiều đường bay thẳng đến các nước như Kazakhstan, Uzbekistan… và các nước thuộc khối Liên Xô cũ để thu hút thêm du khách quốc tế.

Tại Hội thảo, đại diện ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Nguyễn Thị Ánh Hoa cũng nhấn mạnh việc cần xem xét tháo gỡ về chính sách Visa, tăng thời gian lưu trú cho du khách. "Vấn đề Visa chỉ là một phần trong phát triển du lịch bền vững. Nhưng khi mở được nút thắt đầu tiên này, sẽ tạo động lực cho toàn ngành phục hồi và phát triển", bà Nguyễn Thị Ánh Hoa nói.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho rằng, Visa là một trong những khâu cần phải tháo gỡ để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan mở rộng đối tượng được cấp Visa, nâng thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên ít nhất 30 ngày nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày của du khách.

Liên quan đến giá Tour, giá dịch vụ, ông Dương Anh Đức cho rằng, liên kết và chia sẻ các khâu trong chuỗi dịch vụ du lịch của Việt Nam đang thua xa Thái Lan, chưa nói thị trường cao cấp hơn. Bởi chúng ta đang hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy làm, thiếu chia sẻ. Nếu có chính sách chia sẻ rõ ràng trong các dịch vụ vận chuyển, lưu trú... giá Tour du lịch thấp xuống nhưng tổng chi phí của họ trên khắp Việt Nam tăng lên, đó mới là quan trọng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Từ những ý tưởng sáng tạo độc đáo, lạ lùng đầy táo bạo, những “kiến trúc sư” cũng chính là chủ nhân những “công trình nghệ thuật” độc nhất vô nhị này này đã tạo ra những ngôi nhà độc lạ, ấn tượng, thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.