Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗ lực dạy chữ cho học sinh vùng khó khăn

Thùy Dung - Lê Hường - 10:48, 02/03/2020

Dốc quanh co, heo hút, địa hình hiểm trở là con đường đến điểm trường làng Đê Kôn, xã Hà Ra, huyện Mang Yang (Gia Lai) mà các giáo viên của Trường Tiểu học Hà Ra số 2 phải vượt qua để mang được con chữ đến với con em đồng bào Ba Na làng Đê Kôn.

Con dốc quanh co đầy bùn lầy mà giáo viên tại điểm trường làng Đê Kôn phải vượt qua hằng ngày để gieo chữ cho các em
Con dốc quanh co đầy bùn lầy mà giáo viên tại điểm trường làng Đê Kôn phải vượt qua hằng ngày để gieo chữ cho các em

Ông Lưnh, Trưởng thôn làng Đê Kôn cho biết: “Làng Đê Kôn nằm xa trung tâm xã Hà Ra. Làng hiện có 54 hộ, 238 khẩu, 100% người Ba Na. Cuộc sống của người dân tuy còn nhiều khó khăn, nhưng thấu hiểu được cái đói, cái nghèo nên họ vẫn muốn cho con đến trường để học cái chữ”. 

Điểm trường Tiểu học Hà Ra số 2 cách điểm trường chính chỉ 10km. Tuy nhiên, trước khi xuất phát, các thầy, cô giáo đã đề nghị “được chở” chúng tôi, vì địa hình vô cùng phức tạp, hiểm trở. 

Di chuyển được khoảng 5km thì xe bắt đầu leo dốc. Con đường phía trước bùn lầy nhão nhoẹt, trơn trượt, dốc cao hun hút, khuất tầm nhìn, nếu không phải là người bản địa có lẽ sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Không ít lần, chúng tôi phải xuống đẩy xe vì đường trơn và dốc cao. 

Vừa đẩy xe lên con dốc cao, cô Hà Thị Linh, giáo viên điểm trường làng Đê Kôn cho biết: Lớp học một buổi, nên các giáo viên thường sáng đi chiều về. Để cho kịp giờ lên lớp, chúng tôi thường phải dậy từ 5h sáng. Những ngày trời mưa, giáo viên phải gọi điện nhờ Trưởng thôn thông báo cho các em đến trường muộn hơn, vì giáo viên sẽ mất nhiều thời gian di chuyển. Nếu lớp thiếu học sinh, giáo viên sẽ đến từng nhà chở các em đến trường, đủ học sinh mới bắt đầu dạy học. 

Điểm trường làng Đê Kôn có 2 lớp ghép với 28 em theo học, do cô Lê Thị Diệu (55 tuổi) và cô Hà Thị Linh (49 tuổi) chủ nhiệm. Trước kia, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là các thầy. Nhưng năm học 2018 vừa qua, người dân làng mong muốn được thêm giáo viên nữ lên dạy học. Vì vậy, 2 giáo viên đứng lớp hiện nay đều mới nhận công tác đầu năm học vừa qua. 

 Vượt qua quãng đường gian nan, xe chúng tôi cũng di chuyển được tới điểm trường. Cô Lê Thị Diệu cho biết: “Học sinh ở điểm trường này ngoan lắm. Nhìn mấy đứa mà thương, nên mình dốc toàn bộ tâm huyết không chỉ trên vai trò trồng người, mà tôi muốn các em xem mình như người mẹ thứ hai”. 

Thầy Nguyễn Huy Ba, giáo viên hơn 10 năm đứng lớp ở điểm trường Đê Kôn kể lại: “Những năm đầu nhận công tác tại điểm trường, vì đường sá xa xôi nên buộc phải ở lại điểm trường. Thấy những khó khăn của thầy giáo bám làng, người dân lúc bấy giờ có gạo góp gạo, có rau góp rau, có miếng thịt rừng góp miếng thịt để nuôi thầy giáo. Lúc đấy mình thấy như một người con của làng. Đến bây giờ về điểm trường mới, tôi vẫn trân quý cái tình của người Ba Na ở làng Đê Kôn”.

Tiếp câu chuyện của thầy Ba, cô Diệu bộc bạch: Mỗi lần đến chở học sinh đến lớp, bà con vẫn hỏi cô giáo đã ăn cơm chưa, mình nói chưa, là bà con liền gửi cho nắm cơm. Con trẻ thì thích đến trường học cái chữ, ngoan ngoãn. Cha mẹ học sinh thì luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên, cũng như động viên các em chăm chỉ đi học. Đây cũng chính là động lực để các thầy cô giáo gắn bó với người dân và nỗ lực để dạy chữ cho học sinh.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Hành trình tìm con chữ nơi rẻo cao

Hành trình tìm con chữ nơi rẻo cao

Điểm trường Hoàng Trù Văn thuộc Trường Mầm non Sin Suối Hồ ở bản Chảng Phàng (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu) - nằm cách trung tâm xã 20km. Nơi đây chưa có điện, chưa có chợ và chưa có đường giao thông thuận lợi. Dẫu gian nan, nhưng những học trò người DTTS vẫn kiên trì vượt qua quãng đường gập ghềnh để đến lớp.
Tin nổi bật trang chủ
Tinh thần đổi mới, sức sáng tạo bền bỉ của đội ngũ người lao động dầu khí

Tinh thần đổi mới, sức sáng tạo bền bỉ của đội ngũ người lao động dầu khí

Chiều 17/4, đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt 140 cá nhân được tuyên dương “Gương điển hình tiêu biểu” ngành Dầu khí, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng quốc gia Việt Nam nghiên cứu một cách sâu sắc, thực hiện hiệu quả Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035; phát huy hơn nữa tinh thần thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”, phát triển bền vững và đột phá.
Kết nối tinh hoa của núi rừng

Kết nối tinh hoa của núi rừng

Media - BDT - 3 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Kết nối tinh hoa của núi rừng. Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Media - BDT - 12 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Âm vang hồ Thác Bà. Cây Chia - Hướng phát triển kinh tế mới. Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Media - BDT - 20 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lễ hội - Tiếng gọi quê hương. Tinh xảo chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Nghệ An. Người lưu giữ hồn cốt văn hóa Dao giữa đại ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạng Sơn: Chính sách dân tộc tạo động lực để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Lạng Sơn: Chính sách dân tộc tạo động lực để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 29 phút trước
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số trên 812 nghìn người, đồng bào DTTS chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông sinh sống. Thời gian qua, Lạng Sơn luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao đời sống người dân và thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân ở vùng DTTS.
Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 30 phút trước
Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra diện mạo tươi mới cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp đã phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát động Cuộc thi sáng tác văn học đề tài dân tộc thiểu số

Phát động Cuộc thi sáng tác văn học đề tài dân tộc thiểu số

Tin tức - Hồ Kiên Giang - 1 giờ trước
Chi hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP Cần Thơ vừa phát động Cuộc thi sáng tác văn học đề tài DTTS năm 2025 - 2026, nhằm khơi gợi cảm hứng sáng tác, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa các dân tộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 17/4, trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9, tại Tp. Lạng Sơn (Việt Nam) đã diễn ra Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đồng chủ trì Hội đàm.
Pơ Thi – Khúc tiễn biệt giữa đại ngàn

Pơ Thi – Khúc tiễn biệt giữa đại ngàn

Sắc màu 54 - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Người Gia Rai có câu: “Bơ lan ninh nông thông atâu” – nghĩa là “tháng nghỉ đi chơi lễ bỏ mả”. Từ cuối tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, sau khi thu hoạch xong mùa vụ, đồng bào Gia Rai ở khu vực Bắc Tây Nguyên lại tổ chức Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) - một nghi lễ tiễn biệt người đã khuất, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức hoạt động về nguồn

Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức hoạt động về nguồn

Xã hội - Tiến Vinh - Thu Oanh - 1 giờ trước
Ngày 17/4, Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức các hoạt động về nguồn, dâng hương, dâng hoa tri ân các Anh hùng Liệt sĩ; thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng tại các địa phương thuộc huyện Giồng Riềng, tỉnh kiên Giang. Đây là chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang (6/10/1975 - 6/10/2025).
Sức hút của du lịch nội địa dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Sức hút của du lịch nội địa dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang đến gần. Đây là thời điểm lý tưởng để du khách thực hiện những chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè. Năm nay, thị trường du lịch nội địa trong dịp nghỉ lễ trở nên sôi động hơn với các chùm tour mang màu sắc lịch sử và hành trình về nguồn trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.