Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những vòng xe cuộc đời

Tiêu Dao - 18:58, 03/07/2022

Dưới cơn mưa tầm tã của miền đất Cố đô vào những ngày đầu hạ, lẫn trong dòng người đông đúc đến chợ Đông Ba, có những dáng người gầy nhỏ, đứng lặng lẽ bên chiếc xe đạp, chiếc mũ cũ kỹ không che nổi khuôn mặt già nua và khắc khổ. Họ là những người làm nghề xe đạp thồ,đạp xích lô.

“Nghề cổ” nơi Cố đô

Đã gần một trăm năm tồn tại, sau khi những chiếc xe kéo tay bị thất sủng, thì xe đạp thồ đã trở thành phương tiện đi lại vào hàng phong lưu của người dân nơi đây suốt gần nửa thế kỷ, đến khoảng giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi nhiều phương tiện giao thông hiện đại khác phát triển và dần thay thế thì xe đạp thồ mới dần bị quên lãng. Nhưng vẫn có không ít người cố bám víu để tìm  những đồng tiền ít ỏi trong cuộc mưu sinh đầy khốc liệt. Thỉnh thoảng giữa dòng người tập nập chúng ta có thể bắt gặp được một vài chiếc xe đạp thồ như thế.

Sau khoảng 40 phút dắt xe vòng quanh chợ thì cuối cùng ông Trần Đình Dương (85 tuổi, ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) cũng có người thuê chở hàng. Lần này là một thùng trái cây nhỏ được chủ của hàng bán sỉ (buôn) trong chợ thuê ông chở đến cho một chủ quán ở đường Lê Lợi. Quãng đường gần 4km, tuy số tiền mà khách hàng thuê ông chỉ vỏn vẹn có 5 ngàn đồng nhưng ông vẫn vui vẻ với công việc chở hàng.

Ông Dương là người cao tuổi nhất trong giới xe đạp thồ ở Huế hiện nay. Ông là người kiếm sống bằng nghề xe đạp thồ già nhất chợ Đông Ba và có lẽ cũng là người già nhất đạp xe thồ trên mảnh đất Cố đô. Gần nửa nửa thế kỷ làm bạn với “con ngựa sắt” cũ kỹ tuềnh toàng để rong ruổi chở hàng, chở người khiến ông có nét gì đó hao hao những ngư dân vùng biển quanh năm hứng chịu sự khắc nghiệt của nắng gió, mưa dầm.

Những chiếc xe đạp thồ như thế này là nguồn sống nuôi gia đình của một thời
Những chiếc xe đạp thồ như thế này là nguồn sống nuôi gia đình của không ít người

Ông Dương kể với vẻ đầy tự hào, rằng chỉ cách đây hơn hai mươi năm thôi, có được một chiếc xe phượng hoàng, hay tệ thì chiếc xe thống nhất là cả một gia tài. Thủa ấy xe đẹp thì để chở khách, xe cũ để chở hàng. Có nhiều khách đi xe là những “người đẹp”, mặc áo dài, thuê xe chở đi dạo phố, chụp ảnh. Có nhiều đám cưới không có xe đạp cũng thuê xe đi. Hồi “thịnh vượng” của nghề, có ngày ông chở toàn khách là người đẹp đi chụp ảnh tại các điểm du lịch, hay chở khách đám rước dâu, thu nhập cũng khá. Chính nhờ nghề này mà ông có thể nuôi gia đình và con cái qua những thời khắc khó khăn nhất.

Cũng như ông Dương, những người còn gắn bó với nghề đặc biệt này đa phần là những người đã ở cái tuổi “thật thập cổ lại hy”, là những người kỳ cựu trong nghề. Người ít nhất cũng đã có 10 năm chạy xe đạp thồ. Trước đây, làm nghề xe đạp thồ có đầy đủ mọi lứa tuổi khác nhau, từ những thanh niên cho tới những ông già tóc bạc phơ vẫn cặm cụi theo những vòng xe nhọc nhằn. Khi cảm thấy sự lỗi thời của hình thức vận tải này mà nhiều người đã bỏ nghề để tìm cho mình những công việc khác thu nhập cao hơn.

Phía chợ An Cựu cũng còn một nhóm những người hành nghề xe đạp thồ. Ông Nguyễn Nghĩa, cũng đã hơn 70 là trưởng nhóm cho biết: “Bây giờ người dân và cả những người buôn bán cũng ít thuê cánh xe đạp như chúng tôi đi. Nếu có nhiều hàng hóa thì họ thuê xích lô còn muốn nhanh hơn thì có xe máy. Nhiều người vì cuộc sống mưu sinh mà họ không còn gắn bó với nghề này nữa. Mấy người khác còn sức lực thì họ có thể kiếm được việc khác, còn như tôi đây ai còn dám thuê làm gì nữa. Chỉ còn có cái nghề này kiếm cơm thôi!”.

Trên những vòng xe không mỏi

So với những nghề khác thì nghề xe đạp thồ có thu nhập khá thấp. Mỗi ngày nhiều nhất họ cũng chỉ có thể kiếm được 20.000 đến 40.000 ngàn đồng. Còn nếu như những ngày mưa gió thì có khi còn không có hàng để chạy, vậy là phải lủi thủi ra về. Những lúc ngồi buồn không có khách, những lão phu xe lại lau chùi, “nói chuyện” với chiếc xe, như một người bạn tâm giao.

Ông Minh 75 tuổi ở Vỹ Dạ, Huế bên chiếc xe đạp thồ vắng người đi
Ông Minh 75 tuổi ở Vỹ Dạ, Huế bên chiếc xe đạp thồ vắng người đi

Ông Nghĩa chia sẻ: “Nhà tôi ở cách chợ An Cựu này không xa, nắng mưa gì cũng thế, cứ 3 rưỡi sáng là tôi lại bắt đầu đạp xe từ nhà lên đây. Tôi làm cái nghề này tính ra cũng đã gần 30 năm rồi. Những năm trước đây thì hàng hóa còn nhiều chứ bữa nay khan hiếm lắm chú à. Mà kể ra thì thu nhập chẳng đáng là bao, đạp xe gần 5-7 cây số mà cũng chỉ kiếm được có 5 ngàn thôi. Đa số bây giờ chúng tôi ở đây chỉ chở hoàng hóa là chính chứ hy hữu lắm mới có người thuê chở đi. Có chăng chỉ có một số người già cả hay những người khách du lịch thấy lạ mắt thì họ mới thuê đi cho vui thế thôi. Vì làm lâu năm nên ở đây cũng có nhiều khách hàng quen, họ thấy thương tình nên khi thì thuê chở bao gạo, thùng hoa quả hay một số hàng hóa linh tinh đến các chợ lẻ trong thành phố!”.

Lau vội giọt mồ hôi đang lăn dài trên má sau chuyến hàng, ông Thanh (69 tuổi, ở Phường Phú Hiệp, Tp. Huế) tiếp lời: “Bây giờ người dân ít đi xe đạp thồ nên chúng tôi cũng chỉ làm hết buổi trưa rồi về nghỉ. Nếu chở đi một quãng đường xa thì cũng chỉ được 1 đến 2 chuyến là cùng. Có khi chúng tôi còn đạp xe đến hàng chục cây số cả đi và về chở hàng từ chợ Đông Ba xuống các chợ quanh thành phố An Cựu, Tây Lộc, Kim Long. Dù mệt nhưng vẫn phải cố gắng mà làm. Ai thuê gì thì chở nấy miễn sao không bỏ phí một ngày là được”.

Nhiều người, khi nhìn những lão phu xe này đều trăn trở, bảo ở cái tuổi gần đất xa trời này đáng lẽ họ phải nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già, nhưng vì một phần là yêu nghề mà cho đến giờ những phu xe vẫn chọn theo đuổi nó. Với những người phu xe như ông Dương, ông Thanh, ông Nghĩa thì đây một phần là công việc thường ngày, nhưng đó cũng như là một thói quen. Ngày nào mà không đi là các ông lại cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó. Sáng đạp xe thong dong lên chợ, được gặp nhiều bạn bè. Những lúc không có hàng thì ngồi lại với nhau tâm sự cũng vui. Mà chắc có lẽ  cũng vì cái nghề này mà đến giờ sức khỏe của ông Dương, ông Thanh và những người phu xe vẫn còn tốt lắm, rất ít khi đau ốm.

Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn hành nghề đạp xích lô chở hàng. (Ảnh Huế ơi)
Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn hành nghề đạp xích lô chở hàng. (Ảnh Huế ơi)


Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn hành nghề đạp xích lô chở hàng. Với họ, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng được ngày ngày làm việc, có nguồn thu nhập ít ỏi vẫn là một điều gì đó may mắn.

Cố Đô có một nghề đặc biệt, những người hành nghề cũng rất đặc biệt, họ muốn giữ một chút gì rất Huế cho mai sau. Nhưng trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện gia thông hiện nay, có lẽ sẽ chẳng bao lâu nữa, những lão phu xe nơi Cố đô cũng dừng nghề. Dẫu biết một đời người, một đời xe còn lắm nhớ thương, nhưng âu đó cũng là một lẽ thường tình của cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 4 phút trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 1 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Media - BDT - 1 giờ trước
Hút để cai thuốc lá, hút vì bạn bè rủ rê, hay thậm chí hút vì cảm thấy sành điệu... Với những lý do ấy, ngày càng có nhiều người trẻ bị cuốn vào làn khói của thuốc lá điện tử. Rất nhiều trường hợp được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám, khi phát hiện con em mình bắt đầu có tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện thuốc lá điện tử. Vậy rối loạn tâm thần, hay loạn thần, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng cuộc sống con người? Cùng đi tìm câu trả lời qua phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế qua nội dung của chuyên mục Sống khỏe hôm nay.
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 1 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Sáng 8/5, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là Đại hội được lựa chọn làm điểm cấp huyện.
Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Xã hội - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Nhận được phản ánh của người dân về việc lo ngại chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc cùng chính quyền địa phương và Ban Giám hiệu nhà trường.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 9/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về đề cương Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sẽ diễn chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 1 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 1 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.