Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người phụ nữ Ê-đê với sự sống còn của thổ cẩm

PV - 14:01, 10/12/2017

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào các DTTS Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ mai một. Bằng tâm huyết và niềm đam mê, một số phụ nữ Ê-đê đã dày công lưu giữ tinh hoa truyền thống, khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm.

Sáng tạo họa tiết độc đáo    

Gần 40 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm, bà H’Đă Êya ở buôn Nui, xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút, tỉnh Đăk Nông không thể nào nhớ nổi mình đã dệt bao nhiêu cái váy, áo, khăn, khố, nhưng có một điều bà luôn đau đáu trong lòng là phải lưu giữ và truyền lại cái nghề truyền thống cho thế hệ mai sau.

truyen nghe Truyền nghề cho thế hệ trẻ.

 

Bà H’Đă cho biết: năm 16 tuổi, tôi theo mẹ học nghề dệt thổ cẩm truyền thống, học 4 năm tôi mới làm ra được sản phẩm đầu tiên là một chiếc khăn. Mẹ tôi tiếp tục dạy tôi làm những sản phẩm khó hơn như váy, áo, chăn, khố… truyền cho tôi cảm hứng và tâm huyết nghề dệt. Được mẹ và gia đình động viên, theo thời gian công việc xếp sợi, dệt vải trở thành niềm đam mê của tôi.

Để tồn tại được trên thị trường, bà H’Đă tìm tòi tạo ra sự độc đáo riêng. Kết hợp truyền thống và hiện đại, bà vừa lưu giữ những kỹ thuật dệt thổ cẩm xưa và “cách tân” hoa văn cho phù hợp với cuộc sống ngày nay. Đặc trưng của thổ cẩm các DTTS Tây Nguyên lấy màu đen làm chủ đạo. Từ những họa tiết, hoa văn thổ cẩm xưa, tùy vào loại sản phẩm là khăn, áo, váy, túi, chăn hay khố và phần trang trí họa tiết cầu kỳ hay đơn giản để thiết kế, bố cục ngay từ đầu để sản phẩm hoàn thành mang nét đặc trưng riêng.

Nhờ sự sáng tạo độc đáo mà sản phẩm thổ cẩm của bà H’Đă luôn tạo dấu ấn riêng đối với khách hàng và đạt giải cao trong các hội thi do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Ngoài những sáng tạo trong sản xuất sản phẩm để đầu ra ổn định, bà H’Đă trực tiếp đứng lớp truyền nghề dệt thổ cẩm cho chị em phụ nữ. Bình quân mỗi năm, bà mở 3 lớp, mỗi lớp khoảng 30-40 học viên là chị em ở trong tỉnh. Sau mỗi khóa học, bà lại chủ động vận động hội viên thành lập tổ sản xuất, nhóm nghề truyền thống để hoạt động, tạo ra các sản phẩm cho riêng mình, phục vụ gia đình, buôn làng và khách du lịch. “Mặc dù đa số đồ dùng, đồ may mặc chủ yếu bà con mua từ các sản phẩm công nghiệp, nhưng vẫn còn không ít người thích hàng thổ cẩm để dùng hằng ngày, nhất là trong dịp lễ hội. Sản phẩm của các học viên làm ra đã được tôi hỗ trợ tiêu thụ hết”.

Người cán bộ phụ nữ say mê nghề dệt

Đôi tay nhanh nhẹn xếp sợi bên khung cửi, bà H’Yam Bkrông 60 tuổi, ở buôn Tơ Jú, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột say sưa dệt chiếc váy thổ cẩm truyền thống của người Ê-đê.

Bà H’Yam kể: Năm 2001, được bà con tín nhiệm bầu làm Hội trưởng Hội Phụ nữ của buôn, tôi đứng ra vận động chị em thành lập một tổ dệt, vừa để lưu giữ nghề truyền thống, vừa tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho phụ nữ trong buôn. Tổ dệt huy động được 10 phụ nữ tham gia, mỗi người đóng góp 100.000 đồng để mua khung xếp sợi, mời hai nghệ nhân về dạy nghề. Năm 2003, tổ dệt Tơ Jú hợp nhất với tổ dệt buôn Bông thành lập HTX dệt thổ cẩm Towng Bông với 30 thành viên.

hyam

 

Lúc mới vào nghề, sản phẩm làm ra họa tiết rất đơn giản, chất lượng chưa cao, mẫu mã cũ không thể tiêu thụ được. Bà H’Yam vừa động viên chị em vừa lặn lội từ Nam ra Bắc học hỏi kinh nghiệm các làng nghề, tìm hiểu thị hiếu khách hàng và tự làm ra các sản phẩm biến tấu hoa văn lạ mắt kết hợp giữa các dân tộc khác nhau như Ê-đê, Ba Na, Jrai, Cơ-ho… Bà hướng dẫn các xã viên không ngừng đổi mới, đa dạng loại hình sản phẩm, để đưa vào du lịch giới thiệu cho du khách. “Ở đâu có triển lãm, hội chợ, tôi lại đưa sản phẩm đến giới thiệu quảng bá, chào hàng. Nhiều cửa hàng cảm thông sự vất vả, khó khăn, nhẫn nại của bà nên họ cho “gửi” tại quầy”, bà H’Yam chia sẻ.

Dần dần khách hàng thích sản phẩm của HTX, có những bạn hàng thân thiết ở các tỉnh Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Sản phẩm có chỗ đứng ổn định trên thị trường, bà H’Yam mở lớp dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho hội viên. Hiện nay, HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông có 42 thành viên và 60 lao động thời vụ. Năm 2012, bà H’Yam Bkrông được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì những cống hiến trong việc duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm.

Hiện nay, toàn tỉnh Đăk Lăk có 236 HTX trong đó có 22 HTX do nữ làm chủ nhiệm. Các doanh nghiệp này hoạt động ở mọi ngành nghề, nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.

Lê Hường

Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 18:50, 07/04/2025
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 15:45, 07/04/2025
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 15:42, 07/04/2025
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 15:05, 07/04/2025
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 14:58, 07/04/2025
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 14:53, 07/04/2025
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 14:39, 07/04/2025
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 14:30, 07/04/2025
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 14:14, 07/04/2025
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 13:54, 07/04/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.