Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những người mãi không về

PV - 12:16, 21/07/2021

Tôi quay trở lại Hà Giang cùng với vài đồng nghiệp từ các báo khác. Tuyên Quang, Hà Giang, 40 năm trước - khi chiến tranh biên giới nổ ra - là một tỉnh, với tên gọi Hà Tuyên. Không ai ngờ rằng cuộc chiến đấu ấy đã kéo dài suốt 10 năm trời, cho dù chỉ 1 tháng sau tiếng súng đầu tiên, phía bên kia đã tuyên bố rút quân. Họ tuyên bố rút quân và ta đồng ý. Nhưng sau tuyên bố ấy, tiếng súng vẫn nổ ra, liên miên, suốt 10 năm trời. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vẫn còn biết bao người mãi không về.

1. Lúc ấy là năm 1979, tôi mới 4 tuổi. Cả làng tôi đi sơ tán. Sơ tán về Tuyên Quang, vì ở đấy có ông anh trai của bố tôi sinh sống. Thị xã Tuyên Quang cách biên giới Hà Tuyên gần 200km.

Sơ tán ít ngày, tiếng súng vẫn còn đì đùng, nhưng chúng tôi vẫn quay về. Không thể biết được khi nào thì kết thúc chiến tranh , nên vẫn phải quay về để còn làm lụng, ruộng vườn đồi nương chờ chúng tôi về.

Đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang, trong hang tìm được hài cốt, địa phận huyện Thanh Thủy (Hà Giang)
Đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang, trong hang tìm được hài cốt, địa phận huyện Thanh Thủy (Hà Giang)

Mọi mặt của đời sống vẫn cứ diễn ra, cho dù là tiếng súng hầu như chả ngưng ngày nào. Cái thung lũng nơi chúng tôi ở toàn là người Kinh, sát với một ngôi làng người Tày, chỉ cách biên giới Thanh Thủy chưa đầy 30km đường ôtô, chim bay chắc chưa kịp mỏi cánh. Khi tiếng súng nổ ra, tôi chưa vào lớp vỡ lòng, và khi chiến tranh chấm dứt tôi đã là học sinh cấp III. 10 năm ấy, chúng tôi lớn lên trong những tiếng đạn pháo suốt ngày đêm. Trẻ con, chẳng nghĩ ngợi nhiều, quen dần, thích nghi với cái cuộc sống “ồn ào” ấy. Mà không quen cũng không được.

Làng tôi yên tĩnh, nằm sát sông, bà con người Nam Định, Thái Bình lên khai hoang, làm công nhân lâm trường, bộ đội phục viên… đủ cả. Suốt dải đất bồi ven sông là những khu vườn trồng đầy bắp cải. Bắp cải cần được tưới mỗi ngày, nên người làng trồng bắp cải sát sông để gánh nước cho tiện. Cũng không ai ngờ rằng, những luống bắp cải chạy dài hàng cây số ấy, lại có lúc dùng để cung ứng cho bộ đội.

Làng là điểm trung chuyển. Bộ đội dưới xuôi được tăng cường lên chốt, dừng chân vài ngày chờ sắp xếp đội ngũ, bố trí vị trí, cũng là để bồi bổ sức khỏe, và được chia về các gia đình. Mỗi nhà 1 - 2 tiểu đội. Và nữa, trong làng có một Trạm quân y được xây dựng, rất nhanh chóng. Thương bệnh binh được đưa từ trên chốt về, tập trung tại đấy.

Tôi còn nhỏ, không hiểu cảm xúc của những người lính trước khi lên chốt, khi biết rằng những người lính đi trước mình giờ đang nằm kín các giường bệnh trong trạm xá, thì thế nào. Họ đều trẻ lắm, 19, 20 tuổi. Chỉ có mấy ngày ở trọ nhà tôi mà việc gì cũng xắn tay lên làm. Có lẽ toàn con nhà lao động, quen chân quen tay rồi.

Lại nói Trạm quân y. Có mấy anh bác sĩ, lúc đỡ việc thì hay đi quanh làng, dân cần giúp gì thì giúp. Đau đầu, đau bụng, đau khớp… có Trạm quân y tại làng lại hay. Vì để lên bệnh viện tỉnh hay xuống bệnh viện huyện, chúng tôi đều phải đạp xe chừng chục km. Nhất là bọn trẻ con, thay răng sữa không dám nhổ, cũng đợi bác sĩ đến nhổ giúp, cả mớ. Nhà tôi có một anh bác sĩ tên Ninh hay vào chơi. Anh Ninh cao lớn, da trắng hồng, miệng cười rất tươi.

Anh ngồi bóc lạc với mẹ tôi bên hiên nhà, vừa bóc vừa nói chuyện. Chuyện bố mẹ, anh chị em, quê hương, rồi đến chuyện thương binh. Đang ngồi, pháo nổ đoàng đoàng vọng về từ biên giới. Anh lẩm bẩm nói: Đêm nay lại nhiều thương binh về cho mà xem. Đêm qua, xe chở liệt sĩ chạy suốt đêm đấy cô. Mẹ tôi thở dài, “thế à” rất khẽ.

Bọn học sinh cấp I chúng tôi những năm ấy, thi thoảng theo thầy cô đến các Trạm quân y thăm thương bệnh binh. Đâu đâu cũng thấy bông băng, dây nhợ, chai lọ và không gian sực mùi cồn đến ngạt thở. Chúng tôi không biết chiến tranh là gì, quá bé để có thể cất câu hỏi tại sao nó lại diễn ra. Chúng tôi lớn lên trong tiếng đạn pháo, rất gần và suốt ngày đêm. Lúc thưa lúc mau, lúc to lúc nhỏ, chẳng có quy luật gì cả. Có lẽ cả người lớn cũng quen tai, mặc kệ, vẫn cứ làm lụng, sinh hoạt như thường.

Mốc rà phá vật cản. Sau mốc là vùng cấm đi lại
Mốc rà phá vật cản. Sau mốc là vùng cấm đi lại

2. Cái ký ức về những năm tháng lớn lên trong tiếng súng ấy cứ trở đi trở lại mãi trong suốt chặng đường quay về quê. Chúng tôi dừng ở dọc Quốc lộ 2 - Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang rồi mới lên Hà Giang. Suốt dọc tuyến đường này, rất nhiều cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc đang sinh sống.

Anh Trần Triệu Tuấn, sinh năm 1961, lính đặc công, hiện đã nghỉ hưu tiếp chúng tôi trước hiên ngôi nhà yên tĩnh, trong khuôn viên của Nhà máy Z113, thuộc Tổng cục Công nghiệp, Bộ Quốc phòng. Bố mẹ anh Tuấn đều là quân nhân trong nhà máy, sửa chữa, sản xuất vũ khí, đạn dược. Anh Tuấn kể, lúc mới đi bộ đội, anh em hay đùa: Đây là súng đạn bố mẹ cậu sản xuất, nên cậu phải đeo là đúng rồi. Và mọi người treo hết mọi thứ lên người anh. Hết chiến tranh, anh quay về nhà máy. Có vài năm đi Tiệp Khắc (cũ), tham gia sản xuất trong nhà máy sản xuất vũ khí của họ theo cơ chế hợp tác giữa hai nước, hai Bộ Quốc phòng. Quay về nhà máy, làm việc đến lúc nghỉ hưu.

Anh Tuấn kể cho chúng tôi nghe về nhiều trường hợp đồng đội bị thương, hy sinh. Có người bị đạn xuyên từ trước ra sau, đúng 4 cái lỗ tròn. Anh phải lấy bông băng quấn lại như điếu thuốc lá, nhét vào trước ngực, sau lưng, đúng 8 “điếu thuốc”, máu ngấm ra lại thay. Rồi cõng đồng đội về tuyến sau. Kỳ lạ là bị đến 4 viên đạn xuyên thủng mà anh ấy vẫn sống được. Trong khi đó, một câu chuyện khác khiến chúng tôi bị ám ảnh ghê gớm.

Tôi muốn nhắc đến liệt sĩ Nguyễn Thanh Bình, một người bạn thân của anh Tuấn, cùng lớn lên, đi học, nhập ngũ. Sở dĩ anh Tuấn nói kỹ đến anh Bình trong vô số đồng đội, đó là vì khi chúng tôi hỏi anh còn tấm ảnh nào từ thời tham gia chiến đấu không, anh nói: Thời ấy khó khăn lắm, mấy ai có ảnh đâu. Tôi có một bức ảnh duy nhất, nhưng không phải của tôi, mà là ảnh của một người bạn đã… hy sinh.

Anh Nguyễn Thanh Bình bị thương, mất một chân trong một lần đi làm nhiệm vụ. Người Đại đội trưởng đã cõng anh về tuyến sau. Không ngờ, trong lúc rút lui lại đạp phải mìn do đối phương gài lại. Anh Đại đội trưởng bị mất 1 chân, anh Bình cũng mất… nốt chân còn lại. Máu chảy quá nhiều. Điều kiện biên giới khó khăn. Đến lúc gặp được y tá, y tá tiêm thuốc thì cơ thể anh Bình đã không nhận thuốc nữa.

Anh Tuấn dẫn chúng tôi ra thăm mộ anh Bình, cũng ngay trong khuôn viên nhà máy. Đứng lặng trước ngôi mộ giản dị, nhỏ bé, bên những bụi hoa hồng um tùm tỏa hương ngào ngạt, tôi quặn lòng nghĩ về những người như anh Bình, mãi mãi không về.

6 thành viên Đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ, thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang, do Thiếu tá Nguyễn Đức Hiệp, trợ lý chính sách dẫn đầu, đưa chúng tôi ngược dốc lên núi. Khắp những triền núi dựng đứng, trong những hang sâu, có nhiều hang đã sập, trong những khe núi hẹp… rải rác đâu đó, còn hàng ngàn hài cốt liệt sĩ chưa được tìm thấy. Đã 40 năm trôi qua, 40 mùa Xuân, họ vắng mặt trong hàng ngàn gia đình, dòng họ.

Đạn pháo vẫn còn la liệt khắp núi rừng. Rừng đã phần nào hồi sinh, phần nào phủ xanh, trừ những khoảng trắng lỗ chỗ do đá vôi bị phá tan nát, cây cối không thể mọc được. Chúng tôi được dặn kỹ, các anh đặt chân vào đâu thì đặt chân theo đúng chỗ đó, tuyệt đối không đi ra ngoài các cột mốc sơn nửa trắng nửa xanh Bộ đội công binh cắm lại. Trên đó ghi “Mốc RPVC” (rà phá vật cản).

Rất nhiều đạn pháo vẫn còn sót lại
Rất nhiều đạn pháo vẫn còn sót lại

Sở dĩ chưa tìm được các anh về, trên một khoảng diện tích không phải là quá mênh mông, bạt ngàn như thời chống Mỹ, là bởi chính vô số mìn và đạn pháo còn sót lại đây. Công binh làm sạch rừng núi đến đâu thì mới có thể lần tìm dấu vết đồng đội hy sinh đến đấy. Mà công việc làm sạch với vô thiên lủng mìn và đạn pháo còn sót lại, thật không dễ dàng gì.

Và 4 thập kỷ đã qua, nắng mưa, giá rét, đến đá cũng hao mòn, sắt thép cũng hoai mục, nói gì cơ thể con người. Chưa kể là những cơ thể ấy còn không được lành lặn…

Tôi thực sự không thể hình dung được sự khốc liệt của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, vào 3 - 4 thập kỷ trước, cho đến lần quay về này. Trong những hang đá, phải dùng đèn pin để chiếu sáng, vẫn còn đấy vô số di vật. Mảnh áo, mảnh chăn, vỏ đồ hộp, cả những dòng chữ viết trên vách đá… Dường như mới hôm qua, hôm kia, năm ngoái… họ vẫn còn nằm, ngồi ở đây, trò chuyện, mơ ước, mong đợi, kỳ vọng và… ra đi, trong lặng lẽ.

Nhiều hài cốt đã được tìm thấy trong suốt những năm qua, nhưng cũng còn rất nhiều, hàng nghìn, chưa tìm thấy được. Họ đang nằm đâu đó, trên cao, trong đất đá, cỏ cây, nghe gió thổi và nhìn mây bay.

Chúng tôi xuống núi trong khi chiều cũng đang xuống, lòng trĩu nặng. Còn các anh thì vẫn nằm lại sau lưng./.

(Tít bài do Báo Dân tộc và Phát triển đặt)


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 10 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.