Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người lật đá tìm đất sống

PV - 21:51, 30/01/2018

Thôn 3 của xã vùng 3 Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) có 430 hộ, phần lớn không phải dân gốc. Từ nhiều năm nay, vì thiếu đất canh tác nên nhiều hộ trong thôn phải làm nhiều nghề để sinh sống, nhưng chẳng nghề nào đem lại thu nhập đáng kể.

Nghề “mót” đất!

Ngày xưa, có lẽ vào cái thời hợp tác xã đang thịnh, mới có cái việc, vào mùa gặt, xã viên gặt đến đâu thì theo sau là một số người đi nhặt những bông lúa còn sót lại, còn gọi là “mót” lúa. Bây giờ chẳng thấy còn ai mót lúa nữa chứ đừng nói là “mót” đất.

Người dân sản xuất trên đất “mót” được trên bãi đá chăn thả gia súc của Nông trường Đồng Giao (Ảnh chụp ngày 18/3/2017). Người dân sản xuất trên đất “mót” được trên bãi đá chăn thả gia súc của Nông trường Đồng Giao (Ảnh chụp ngày 18/3/2017).

 

Nhưng ở thôn 3 của xã vùng 3 Phú Long lại đang tồn tại cái nghề này. Từ nhiều năm nay, nó tồn tại hiển nhiên và là nguồn thu quan trọng cho nhiều gia đình nghèo. Đa phần họ là dân “ngụ cư”, nhưng đã ở thôn 3 hàng chục năm nay. Họ đến từ những huyện gần, huyện xa trong tỉnh. Rồi cả những người trong Hà Tĩnh, Quảng Bình,… cũng có.

“Ngụ cư” nên họ không có đất canh tác. Dù Phú Long là một trong 4 xã có diện tích lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nhưng đất canh tác của xã một phần thuộc sự quản lý của Nông trường Đồng Giao (toàn đất bazan màu mỡ), một phần thì nằm trong quy hoạch xây dựng Công viên bảo tồn động vật hoang dã Quốc gia, phần ít còn lại đã giao cho các hộ dân có hộ khẩu địa phương.

Không có đất nên họ phải đi “mót” những khoảnh đất thừa của nông trường để trồng ngô, trồng sắn. Nơi họ “mót” đất là bãi chăn thả gia súc của nông trường, nay bỏ hoang. Bãi chăn thả nằm sát chân núi, đá nhiều hơn đất.

Trong những người phải đi “mót” đất, có lẽ cực nhất là gia đình anh Trương Văn Thành, sinh năm 1972, quê gốc huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Đã qua gần chục mùa ngô, vợ chồng anh Thành sống tạm nhờ thu nhập từ 2.000m2 đất mà anh “mót” được trên bãi đá của nông trường. Cũng chừng ấy năm, gia đình Thành vẫn chưa thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã.

Thành bảo, lúc đầu khai hoang được chừng đấy đất khổ lắm, toàn đá hộc to tướng. Giờ thì số lượng đất gần ngang bằng số lượng đá rồi, cũng được chừng dăm sào Bắc bộ để trồng ngô, trồng sắn.

“Một năm trồng 1 vụ ngô, 2 vụ sắn. Chưa trừ chi phí thì thu về được tất cả khoảng 9 triệu đồng, trừ hết thì cũng chỉ còn 6 triệu đồng thôi”, anh Thành nhẩm tính.

Nhưng cực cho Thành và gia đình là anh bị liệt hai chân. Bố anh bị phơi nhiễm chất độc da cam khi tham gia thanh niên xung phong ở chiến trường Quảng Trị. Thành sinh ra với đôi chân teo liệt, phải dùng 2 tay thay chân để di chuyển.

“Trồng ngô, trồng sắn thì còn có thể bò trên đất, trên đá. Còn kiếm việc khác thì rất khó. Cũng mấy lần xin đi trồng dứa cho nông trường nhưng chẳng ai nhận. Bình thường, nếu vợ không ai thuê việc gì để kiếm vài chục nghìn một ngày thì cả nhà treo niêu”, anh Thành nói.

Muốn thoát nghèo nhưng khó vay vốn

Lo ăn chẳng đủ nên vợ chồng Thành chẳng thể lo nổi chỗ ở. Vợ chồng anh cùng hai đứa con nhỏ chui đụt trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ mà bố mẹ cho thừa kế. Tài sản đáng giá nhất của gia đình là con Đực, chú trâu gắn bó với Thành từ năm 2005 đến nay.

Bị liệt 2 chân nhưng anh Thành vẫn phải đi “mót” đất để trồng ngô, trồng sắn. Bị liệt 2 chân nhưng anh Thành vẫn phải đi “mót” đất để trồng ngô, trồng sắn.

 

Cũng nhờ con Đực mà chàng thanh niên tàn tật có thêm cái nghề chở xe trâu thuê. Nhưng nghề xe trâu cũng chẳng giúp gì nhiều cho gia đình anh. Mỗi chuyến hàng, anh cũng chỉ kiếm thêm được khoảng 70 nghìn đồng. Thế nên thu nhập của vợ chồng Thành chỉ vài triệu một tháng, luôn trong cảnh giật gấu, vá vai.

Nhắc đến cảnh nghèo, anh Thành ức lắm. Anh bảo, nhiều năm rồi gia đình đều nằm trong danh sách hộ nghèo của xã. Được thụ hưởng một số chính sách của Nhà nước đấy, nhưng mình cứ nghèo mãi thì cũng cảm thấy chẳng sung sướng gì.

“Muốn thoát nghèo lắm nhưng thân mình thì tàn tật, sức khỏe của vợ lại yếu. Bố mẹ cũng già cả rồi. Vốn liếng lại không có nên đành cắn răng chịu”, Thành ngậm ngùi nói.

Khát khao thoát nghèo nên đã nhiều lần anh Thành muốn làm hồ sơ vay vốn ngân hàng theo diện hộ nghèo. Oái ăm, khi chỉ mới hỏi dò Trưởng thôn cũng như cán bộ tín dụng, ý tưởng của anh bị dội ngay gáo nước lạnh.

“Họ bảo, nhà mình chẳng có tài sản gì để làm đảm bảo nên không vay được. Làm hồ sơ chỉ mất công thôi”, anh Thành ấm ức.

Đúng là nhà anh chẳng có gì. Cũng như nhiều hộ nghèo khác “ngụ cư” ở thôn 3, không đất sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định nên dù hộ nghèo, ngân hàng cũng chẳng dám cho vay.

Vậy chẳng lẽ, họ vẫn nghèo mãi như vậy hay sao?

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Bộ Dân tộc và Tôn giáo: Rà soát kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương

Bộ Dân tộc và Tôn giáo: Rà soát kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tại Thông báo số 158/TB-VPCP, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức cuộc họp trao đổi, thảo luận đề xuất điều chỉnh kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương từ nguồn kinh phí huy động tại Chương trình phát động và kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 phù hợp với nhu cầu rà soát. Ông Phí Mạnh Thắng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì cuộc họp.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng bào công giáo xứ Thanh chung nhịp sống, chung niềm tin

Đồng bào công giáo xứ Thanh chung nhịp sống, chung niềm tin

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Những năm qua, cùng với các thành phần dân tộc, giáo dân ở các xứ đạo, họ đạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang lan tỏa lối sống “tốt đời, đẹp đạo” , thực hành những phần việc cụ thể, thiết thực vun đắp đời sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương, bản làng ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương. Danh lam cổ tự ở Bắc Giang. Làm giàu nhờ nuôi cá. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối tinh hoa của núi rừng

Kết nối tinh hoa của núi rừng

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Kết nối tinh hoa của núi rừng. Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Âm vang hồ Thác Bà. Cây Chia - Hướng phát triển kinh tế mới. Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lễ hội - Tiếng gọi quê hương. Tinh xảo chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Nghệ An. Người lưu giữ hồn cốt văn hóa Dao giữa đại ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối tinh hoa của núi rừng

Kết nối tinh hoa của núi rừng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Kết nối tinh hoa của núi rừng. Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra diện mạo tươi mới cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp đã phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 17/4, trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9, tại Tp. Lạng Sơn (Việt Nam) đã diễn ra Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đồng chủ trì Hội đàm.
Pơ Thi – Khúc tiễn biệt giữa đại ngàn

Pơ Thi – Khúc tiễn biệt giữa đại ngàn

Sắc màu 54 - Ngô Xuân Hiền - 4 giờ trước
Người Gia Rai có câu: “Bơ lan ninh nông thông atâu” – nghĩa là “tháng nghỉ đi chơi lễ bỏ mả”. Từ cuối tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, sau khi thu hoạch xong mùa vụ, đồng bào Gia Rai ở khu vực Bắc Tây Nguyên lại tổ chức Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) - một nghi lễ tiễn biệt người đã khuất, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức hoạt động về nguồn

Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức hoạt động về nguồn

Xã hội - Tiến Vinh - Thu Oanh - 4 giờ trước
Ngày 17/4, Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức các hoạt động về nguồn, dâng hương, dâng hoa tri ân các Anh hùng Liệt sĩ; thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng tại các địa phương thuộc huyện Giồng Riềng, tỉnh kiên Giang. Đây là chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang (6/10/1975 - 6/10/2025).
Sức hút của du lịch nội địa dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Sức hút của du lịch nội địa dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang đến gần. Đây là thời điểm lý tưởng để du khách thực hiện những chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè. Năm nay, thị trường du lịch nội địa trong dịp nghỉ lễ trở nên sôi động hơn với các chùm tour mang màu sắc lịch sử và hành trình về nguồn trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.